Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’, Bắc Kinh diễu võ dương oai ở Scarborough; Liên quân Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Philippines ‘hành quân thao dợt’ ở Biển Tây
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ BẨY 28 SEP 2024
Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’, Bắc Kinh diễu võ dương oai ở Scarborough; Liên quân Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Philippines ‘hành quân thao dợt’ ở Biển Tây
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
28/9/2024 (Kỳ 2)
Kỳ 1: South China Sea biến động vô lường. Phan Văn Giang ‘đi Mỹ về Tầu’. Chiến hạm Mỹ-Tầu lũ lượt hội quân ở Cam Ranh. Hạm đội Nga-Tầu
TÓM TẮT:
Mỹ và 4 đồng minh ''hoạt động hàng hải chung'' trong lúc Trung Quốc ‘diễu võ dương oai’ hải không quân ở bãi cạn Scarborough.
Vương Nghị ăn nói xấc xược với ngoại trưởng Anthony Blinken: “Hoa Kỳ không nên luôn gây rắc rối ở Biển South China Sea” và không nên phá hoại nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực”.
*
AP: Bắc Kinh ‘hành quân’ trên không, mặt biển ở bãi cạn Scarborough
Agence France-Presse
September 28, 2024 | 1:11pm
This April 13, 2021- Photo released by the Philippine Coast Guard shows China Coast Guard ship with bow number 5203 in the West Philippine Sea.
BẮC KINH, — Lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc đã tiến hành tuần tra quanh bãi cạn Scarborough ở Biển Tây Philippines vào thứ Bảy 28/9/2024, sau một loạt các cuộc chạm trán căng thẳng với các quốc gia bao gồm Philippines trên tuyến đường thủy đang tranh chấp trong những tháng gần đây.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển South China Sea, bác bỏ các tuyên bố đối địch của một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Philippines, và phán quyết quốc tế rằng tuyên bố của họ không có cơ sở pháp lý.
Các tuyên bố của họ bao gồm vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough - nơi Bắc Kinh chiếm giữ từ Manila vào năm 2012 - nơi Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã tổ chức các cuộc tuần tra trên không và trên biển. Các cuộc tuần tra khu vực này thường do Cảnh sát biển Trung Quốc tiến hành.
Chuỗi rạn san hô và đá hình tam giác Scarborough cách đảo Luzon chính của Philippines 240 km (150 dặm) về phía tây và cách khối đất liền lớn gần nhất của Trung Quốc là Hải Nam gần 900 km.
Bắc Kinh cho biết các hoạt động huấn luyện xung quanh bãi cạn bao gồm "trinh sát, cảnh báo sớm và tuần tra trên không-trên biển". "Một số quốc gia bên ngoài khu vực đang gây rắc rối ở Biển Đông, tạo ra sự bất ổn trong khu vực", Bộ tư lệnh Chiến khu miền Nam cho biết trong một tuyên bố. "Trung Quốc nắm giữ chủ quyền không thể tranh cãi đối với bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough) và vùng biển lân cận", tuyên bố này nói thêm và họ sử dụng tên tiếng Trung của Bãi cạn Scarborough.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines đã bùng phát trong vài tháng qua trong một loạt các cuộc đối đầu ở vùng biển xung quanh bãi cạn Second Thomas (VN gọi là bãi Cỏ Mây) và Bãi cạn Sabina đang tranh chấp.
Vào tháng 7, hai bên cho biết họ đã đạt được một thỏa thuận tạm thời về các nhiệm vụ tiếp tế cho một con tàu cũ nát của Philippines - Sierra Madre, đang cắm chốt tại bãi cạn Second Thomas với một đơn vị đồn trú trên tàu, nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của Manila đối với rạn san hô này.
Bắc Kinh cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã "giám sát" một tàu của Philippines khi tàu này giao hàng tiếp tế như một phần của nhiệm vụ tiếp tế cho con tàu cắm chốt tại bãi cạn. (AP)
**
Liên quân hải quân Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand và Philippines “hoạt động hàng hải chung''
Một thông cáo của Mỹ đưa ra giải thích về các “hoạt động hàng hải chung'' phối hợp giữa Liên quân hải quân Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand và Philippines đang diễn ra trong vùng Biển Tây Philippines, trong lúc hải không quân của Trung Quốc hôm 28/09/2024 đã thực hiện các cuộc hành quân diễu võ thách thức gần bãi cạn Scarborough.
Ảnh minh họa: Hải cảnh cảnh sát biển Trung Quốc (phải) đi ngang qua tàu của Cảnh sát biển Philippines BRP Cape Engaño (trái), trên Biển Tây Philippines ngày 26/08/2024. AFP - JAM STA ROSA
Hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về cuộc diễn tập chung của 5 nước Philippines, Mỹ, Nhật, Úc và New Zealand. Tuy nhiên, hôm 26/09/2024, báo chí Nhật và AFP đưa tin Tokyo điều Khu trục hạm Nhật Bản Sazanami băng ngang qua eo biển Đài Loan từ bắc xuống nam để ''tham gia một cuộc tập trận đa phương'' ở Biển Tây Philippines. Cùng thời điểm, 2 chiến hạm của New Zeland và Úc cũng băng qua eo biển Đài Loan, đến Biển Tây Philippines ‘tập trận hành quân chung’.
Theo AFP, Hoa Kỳ ra thông cáo giải thích rằng các cuộc thao dợt hàng hải được thực hiện với các đồng minh thể hiện «cam kết chung trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế vì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở». Về phía Úc, bộ Quốc Phòng xác nhận rằng khu trục hạm HMAS Sydney và một thám hính cơ P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc tham gia cuộc tập trận nhằm «thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không».
Theo AFP, các lực lượng hải quân và không quân của Trung Quốc hôm nay 28/09/2024 đã thực hiện nhiều cuộc tuần tra ở Biển Tây Philippines, gần bãi cạn Scarborough nằm trong EEZ của Phiippines, nhưng từ nhiều năm qua Trung Quốc tìm đủ mọi cách chiếm hữu nên đã xảy ra nhiều phản ứng quyết liệt của Philippines.
Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam Trung Quốc ra thông cáo nhấn mạnh: “Một số quốc gia bên ngoài khu vực đang gây rắc rối ở Biển Đông, tạo ra sự bất ổn trong khu vực”, đồng thời tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi của Bắc Kinh đối với đảo Hoàng Nham (tên Trung Quốc gọi bãi cạn Scarborough) và vùng biển xung quanh”.
Các cuộc tuần tra của hải quân và không quân Trung Quốc ở Biển Tây diễn ra vài giờ sau khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có cuộc gặp bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bàn về cách tránh xung đột trong khu vực này.
Đây là một trong các nhược điểm mà giới quan sát cho là điểm yếu ngoại giao (vì quá lịch sự của Hoa Thịnh Đốn) trong lúc Bắc Kinh hung hăng trong các tuyên bố xấc xược không coi thiên hạ ra gì.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng ông Vương Nghị nói với ngoại trưởng Blinken: “Hoa Kỳ không nên luôn gây rắc rối ở Biển South China Sea” và không nên phá hoại nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực”.
Ngược lại, ngoại trưởng Blinken cho biết ông đã đề cập đến “những hành động nguy hiểm và gây mất ổn định” của Bắc Kinh ở South China Sea và thảo luận về việc cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước. (theo Thùy Dương/RFI)
Tình hình ở biển South China Sea bao gồm Biển Đông (Việt Nam) và Biển Tây (Philippines) đến nước này mà chính phủ Mỹ (trong đó có cả Quốc Hội) còn nên thảo luận về việc cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước, chẳng trách gì đại bại ở chiến trường Việt Nam để lại chiến địa hơn 58 ngàn xác thanh niên ưu tú. (VHO)