“Anh theo Tàu? I don’t care!”. “Anh theo Mỹ? I don’t care!”. “Tự do hàng hải, tự do tiếp cận thị trường và trật tự quốc tế”

17 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 15603)
“Anh theo Tàu? I don’t care!”. “Anh theo Mỹ? I don’t care!”. “Tự do hàng hải, tự do tiếp cận thị trường và trật tự quốc tế”
bien-dong-august-18-2014-1 Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.

++++++++++++++++++++

VnEpress Thứ bảy, 16/8/2014 | 23:13 GMT+7

Đại tướng Martin Dempsey: 'Chúng tôi cam kết thành đối tác tin cậy của Việt Nam'

Nếu lệnh cấm vũ khí sát thương được gỡ bỏ, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho hay, Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ năng lực hải quân Việt Nam.

Trong buổi tiếp xúc với báo chí trong nước và quốc tế ngày 16/8 tại TP HCM, Đại tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chia sẻ, Chính phủ Mỹ ngày càng đồng thuận về việc Việt Nam đang có những tiến bộ và từ đó có thể dẫn đến việc gỡ bỏ lệnh cấm từ Washington.

"Tôi cho rằng nếu lệnh cấm được gỡ bỏ thì động thái này sẽ góp phần tăng cường khả năng hỗ trợ từ phía Mỹ để nâng cao năng lực hải quân cho phía Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải - một lĩnh vực đang trở thành mối quan tâm chung của hai nước. Vũ khí mà Mỹ sẽ cung cấp bao gồm tất cả loại khí tài phục vụ cho tiêu chí này, bao gồm cả những loại mà hải quân Việt Nam chưa được trang bị", ông nói.

Đại tướng Martin Dempsey đánh giá trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ là nước có vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của ông là tập trung tăng cường hợp tác với Việt Nam trong 5 lĩnh vực: an ninh hàng hải, cứu trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, gìn giữ hòa bình, tìm kiếm và cứu nạn.

"Chúng tôi cam kết sẽ trở thành đối tác đáng tin cậy của một nước Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng", đại tướng nhấn mạnh.

bien-dong-august-18-2014-2
Đại tướng Martin Dempsey tiếp xúc báo chí trong nước và quốc tế ngày 16/8 tại Lãnh sự quán Mỹ.

Đề cập đến việc Trung Quốc mới đây từ chối đề nghị của Mỹ kêu gọi các bên có tranh chấp tại biển Đông tự nguyện ngừng các hành động gây hấn, Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho rằng, đây là dấu hiệu không may mắn cho khu vực và thế giới.

Theo ông, trước những hành động gây hấn của Trung Quốc, ASEAN cần có những phản ứng mạnh mẽ hơn về vấn đề tranh chấp biển Đông, chứ không nên quan tâm Mỹ phản ứng như thế nào. Trong trường hợp có cuộc đụng độ quân sự xảy ra ở biển Đông là vấn đề ở tầm khu vực và thế giới vì nó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế toàn cầu, Mỹ sẽ có những đối sách cho từng tình huống khác nhau, sẽ làm việc với các tổ chức quốc tế như: Liên Hiệp Quốc, khối ASEAN và nhiều tổ chức khác để giải quyết vấn đề.

Tướng Demsey chia sẻ, trong các cuộc hội đàm với người đồng cấp phía Trung Quốc, Mỹ đã nhấn mạnh quan điểm tái lập cân bằng không có nghĩa là đối chọi lại với Trung Quốc. "Cá nhân tôi tin rằng nếu Mỹ vắng mặt thì sẽ làm giảm đi sự ổn định của khu vực. Do đó Mỹ sẽ bảo vệ lợi ích chung bằng cách hiện diện một cách chủ động, hợp tác với các đối tác", ông giải thích.

Ông Demsey khẳng định, Mỹ đang cố gắng trở thành đối tác trung gian, không đứng về bất cứ bên nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông; đồng thời cũng không yêu cầu Việt Nam phải chọn lựa giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Đại tướng Mỹ khuyến khích sự hợp tác tốt hơn giữa các tổ chức đa quốc gia cho mục đích bảo vệ và phát triển 3 nguyên tắc: tự do hàng hải, tự do tiếp cận thị trường và trật tự quốc tế. "Theo quan điểm của tôi, nếu các bạn làm được như vậy, một Việt Nam mạnh mẽ và độc lập sẽ trở thành một mảnh ghép quan trọng đối với vấn đề biển Đông", ông nói.

Đại tướng Martin Dempsey là sĩ quan cao cấp nhất của Quân đội Mỹ chính thức thăm Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua. Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày (13-16/8), ông cùng đoàn đại biểu cấp cao quân đội Mỹ đã có cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tới thăm hệ thống xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng.

Hà Thanh

++++++++++++++++++++

Hội nghị đa phương: “Biển Đông không phải của riêng một quốc gia nào”

 “Văn Hóa Magazine-California” - Thứ Ba 19/8/14

Tướng Vịnh: 'Không thể có hòa bình bằng sự áp đặt'

VnEpress Thứ sáu, 15/8/2014 | 18:34 GMT+7

“Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận hòa bình thỏa hiệp, mọi quốc gia dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm đều sẽ phải trả giá", Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng trả lời VnExpress bên lề Hội nghị Đối ngoại đa phương.

Đối ngoại đa phương có những tác động như thế nào đối với lĩnh vực an ninh Quốc phòng thưa ông?

- Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị về việc Việt Nam tham gia vào các cấu trúc hợp tác đa phương của khu vực và thế giới, do Bộ Ngoại giao chủ trì. Nhiều học giả, chính khách nổi tiếng thế giới được mời tham dự cho thấy độ mở trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Chúng ta công khai minh bạch, hoạch định chính sách có sự tham gia của cộng đồng quốc tế. Về mặt quốc phòng, tác dụng của diễn đàn đa phương là phòng ngừa xung đột, chiến tranh.

Trước hội nghị này, chúng ta đã tham gia nhiều diễn đàn quốc tế. Thực tế cho thấy, tiếng nói của chúng ta có giá trị vì Việt Nam không chỉ quan tâm đến lợi ích quốc gia mình mà còn gắn với lợi ích quốc gia khác của khu vực và thế giới.

Sự kiện Biển Đông vừa qua là một ví dụ: những quan điểm của Việt Nam đưa ra tại các diễn đàn được hầu hết các nước ủng hộ. Không ai phản đối vì chúng ta cho cả thế giới thấy chính nghĩa của chúng ta gắn với lợi ích chung của cả khu vực trên cơ sở luật pháp mà quốc tế đã thừa nhận.

bien-dong-august-18-2014-3
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Những quốc gia dùng sức mạnh áp đặt lên nước khác, sẽ phải trả giá". Ảnh: Hoàng Thùy.

- Ông có phát biểu “Một quốc gia tự khu biệt, tự áp đặt ý chí của mình lên các vấn đề chung của thế giới thì thế giới sẽ hỗn loạn”, nhưng thực tế, sự hỗn loạn vẫn đang diễn ra, ông phân tích thế nào về thực tế này?

- Trong thế giới phẳng, lợi ích của mỗi quốc gia còn phụ thuộc vào sự phát triển chung của cộng đồng. Nếu một quốc gia tự áp đặt lên chính quốc gia mình và các quốc gia khác vì những lợi ích cục bộ thì sớm hay muộn họ sẽ phải trả giá và chuốc lấy thất bại.

Nhiều người cho rằng, quy luật chung hiện nay là lớn thắng bé, nhưng tôi cho rằng quy luật phát triển này sẽ không đạt được nền hoà bình bền vững cho đất nước. Một quốc gia có thể dùng sức mạnh cưỡng chiếm lợi ích của một quốc gia khác, nhưng nó sẽ mãi trở thành vấn đề nhức nhối mà họ sẽ phải đối mặt giải quyết. Không thể có hòa bình, ổn định và phát triển dựa trên sự áp đặt, cưỡng chiếm.

Nhìn lại lịch sử của chính Việt Nam sẽ thấy, mọi cuộc chiến tranh gây ra ở đất nước chúng ta đều bị bên ngoài áp đặt. Tuy nhiên chúng ta đều thắng. Thắng không phải vì chúng ta mạnh hơn, không chỉ vì nhân dân ta đoàn kết, mà còn bởi thế giới và chính đối thủ của chúng ta nhận ra đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Trong mối quan hệ đa phương, lợi ích các nước rất khác nhau thậm chí mâu thuẫn. Việt Nam sẽ đối mặt với những thách thức nào trong việc bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là khi ở nhiều quan hệ đa phương, Việt Nam rơi vào thế là tiếng nói của một nước nhỏ?

- Trong quan hệ quốc tế nói chung, việc cọ xát lợi ích dẫn đến mâu thuẫn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng giữa các quốc gia chắc chắn sẽ có nhiều điểm đồng, lợi ích chung có thể khai thác. Quan hệ đa phương chính là để tìm ra những điểm đồng để hợp tác, đưa những cái khác biệt ra giải quyết. Tìm điểm đồng sẽ làm giảm bất đồng, xung đột. Sau đó xác định được luật chơi, thống nhất những nguyên tắc cơ bản mà các bên phải thực hiện.

Trong hội nghị diễn đàn đa phương vừa qua, Thủ tướng đã nhấn mạnh, chúng ta sẽ chuyển từ tích cực tham gia sang chủ động đóng góp vào việc xây dựng luật chơi. Điều này là hợp xu thế. Những định chế chung sẽ giúp các nước tránh xung đột và leo thang căng thẳng.

Đứng trước những thách thức, chúng ta công khai những hành xử đúng đắn của mình. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, hành xử đúng đắn không phải chỉ nêu vấn đề chủ quyền của quốc gia mình mà còn là lợi ích của các nước khác, trong đó đặc biệt là an ninh của khu vực và thế giới. Ví dụ, Biển Đông không phải là của riêng một quốc gia nào, nếu nó bị độc chiếm bởi sức mạnh bất chấp luật pháp quốc tế thì các nước có an toàn không, hàng hải thế giới có được đảm bảo thông suốt, luật pháp quốc tế có còn được tôn trọng và thực hiện nữa hay không? Đó chính là vấn đề của cộng đồng quốc tế, không riêng Việt Nam.

Bài học lớn nhất trong kế sách bảo vệ Tổ quốc là cuộc chiến chỉ giành thắng lợi khi nó bảo vệ chính nghĩa. Chúng ta phải để thế giới nhận thức đầy đủ bài học này, ngăn chặn được những hành động thiếu kiềm chế của những quốc gia có ý định sử dụng vũ lực với Việt Nam. Chính sách trong quốc phòng Việt Nam là hoà bình và tự vệ. Nhưng hoà bình không phải là cầu hoà. Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận một thứ hòa bình thỏa hiệp và áp đặt.

bien-dong-august-18-2014-4
Tướng Vịnh:"Đây là lúc cần tổ chức, đánh giá lại các lĩnh vực quan hệ song phương". Ảnh: Hoàng Thùy.

- Trong quan hệ đa phương, một Hợp tác quân sự giữa các nước có chung mối quan ngại sẽ có những giá trị nào với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

- Trong quan hệ đối ngoại nói chung trong đó có đa phương, Việt Nam không nhắm đến một nước nào cùng mình bảo vệ chủ quyền. Chúng ta cần sự đồng thuận của các quốc gia có chung lợi ích, cùng bị ảnh hưởng nếu chủ quyền của Việt Nam bị đe doạ.

Việc tham gia một liên minh với một nhóm nước nào đó cũng có nghĩa là tự khu biệt lợi ích trong một khuôn khổ cục bộ. Thế mạnh lớn nhất của chúng ta chính là lòng dân, là độc lập, tự chủ và quan hệ quốc tế rộng rãi theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa.

- Mọi sự phát triển đều cần dựa trên lòng tin, vậy mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có thể được cải thiện như thế nào sau giai đoạn vừa qua?

- Tuy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc có một số khác biệt, mâu thuẫn cần giải quyết, nhưng bên cạnh đó Việt Nam và Trung Quốc có nhiều lợi ích rất to lớn có thể dung hoà. Đây là lúc cần tổ chức, đánh giá lại các lĩnh vực quan hệ song phương.

Trung Quốc đưa ra ý kiến: gác tranh chấp để cùng phát triển. Chúng ta chỉ có thể chấp nhận điều này khi cùng thống nhất xác định tranh chấp ở đâu, theo đúng luật pháp quốc tế, không được đơn phương, đặc biệt là không được dùng vũ lực, hoặc vũ lực trá hình.

Lòng tin chiến lược được phát triển trên cơ sở những lợi ích chiến lược. Lợi ích chiến lược càng nhiều thì lòng tin càng có cơ sở. Đúng là có nhiều khó khăn, nhưng tôi thấy có cơ sở để Việt Nam - Trung Quốc đạt được sự hài hòa lợi ích để cùng phát triển.

Nhưng hãy chọn cái "gió không cuốn đi được" để đặt niềm tin.

Hoàng Thùy

+++++++++++++++++++

 (VNTB)- Chuyến đi của Martin Dempsey: Một thỏa thuận về căn cứ quân sự?


Đăng bởi Eric hwang vào Thứ Bảy, ngày 16 tháng 8 năm 2014 | 16.8.14

Phạm Chí Dũng

Lại “sum vầy”

bien-dong-august-18-2014-5
Đại tướng Martin Dempsey

(VNTB)- Chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đến Việt Nam vào trung tuần tháng 8/2014 mang những hàm ý hay ẩn ý gì?

Gần hai chục năm sau thời điểm tái lập bang giao Việt - Mỹ vào năm 1995, Martin Dempsey là quan chức quốc phòng cao cấp nhất xuất hiện tại đất nước cựu thù với Hoa Kỳ. Mặc dù nội dung của chuyến công du này chỉ lồng trong một thông báo mang tính chung nhất, nhưng khó mà không liên tưởng sự vụ công cán của viên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ với hàng loạt sự kiện ngoại giao và công vụ Việt - Mỹ gần đây.

Hiện diện của Martin Dempsey tại Hà Nội chỉ diễn ra 3 ngày sau chuyến thăm đột ngột của Thượng nghĩ sĩ John McCain. Biểu hiện của John McCain trước toàn bộ Bộ chính trị Việt Nam lại mang dáng dấp của tiếng nói Quốc hội Hoa Kỳ và có thể cả Chính phủ xứ Cờ Hoa. An ninh, thương mại và nhân quyền là ba chủ đề chính mà Thượng nghĩ sĩ John McCain có vẻ không gặp trở ngại nào trong lịch trình bàn thảo với các cơ quan hữu quan Việt Nam.

Và cũng dường như “chẳng có John McCain nếu không có Phạm Quang Nghị”. Hành động diện kiến đầy bất ngờ của một người mà dư luận không rõ chức danh nào là chính - Ủy viên bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội hay đại biểu quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - trên phương diện đối ngoại với giới chính khách tại Hoa Kỳ, hiển nhiên đã mở màn cho chuyến thăm “đáp lễ” của Thượng nghĩ sĩ John McCain - người đóng vai trò quan trọng trong Ủy ban Quân vụ của Quốc hội Mỹ và có thể tác động đáng kể đến việc Chính phủ Mỹ bỏ từng phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Tương tự một năm trước, hàng loạt biểu hiện ngoại giao con thoi giữa hai quốc gia cựu thù đã một lần nữa sum vầy vào tháng 8/2014. Hiện tượng này còn cho thấy một chuyến công du dự kiến khác - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đến Việt Nam vào tháng 9/2014 - là có khả năng xảy ra. Nếu hiện tượng thú vị này tác hợp, Bắc Kinh sẽ âm thầm nổi đóa.

Căn cứ quân sự nào?

Thật ra, mọi chuyện bắt đầu từ tháng 4/2013 với đợt “giao lưu hải quân” giữa 3 tàu chiến Hoa Kỳ và hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Tuy nhiên vào thời điểm đó, cuộc đối thoại song phương nhân quyền Việt - Mỹ mới chỉ tái khởi động và chưa đem lại kết quả đáng kể nào. Nhân quyền mới chỉ nằm trên bàn đàm phán mà chưa có bất cứ tù nhân lương tâm nào bước qua khe cửa hoen gỉ của trại giam. Ngay cả Dan Baer - trưởng đoàn dối thoại nhân quyền của Hoa Kỳ - muốn đến thăm một vài nhân vật bất đồng chính kiến ở Hà Nội cũng gặp quá nhiều khó khăn.

Chỉ đến gần đây, sau “món quà từ trên trời rơi xuống” có tên giàn khoan HD 981, hội ngộ giao lưu hải quân Việt - Mỹ lại diễn ra và còn nồng ấm hơn cả năm 2013. Thậm chí, bộ đội hải quân Mỹ còn giao lưu với cả sinh viên Đà Nẵng và làm công tác từ thiện, kể cả “giao lưu quét sân” tại thành phố “đáng sống nhất Việt Nam” này.

Hình như chưa bao giờ từ thời điểm năm 1975, Việt Nam cần đến Mỹ như bây giờ.

Bối cảnh này cũng “trùng hợp” với sự kiện nhà nước Việt Nam trả tự do cho một số tù nhân lương tâm như Đinh Đăng Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi và gần nhất là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nghe đâu sắp tới có thể cả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và vài con người nổi bật khác có thể được phóng thích vô điều kiện.

Tất nhiên mọi việc đều có ẩn ý và những nguồn cơn của nó. Nếu Quốc hội Hoa Kỳ tỏ ra đồng thuận với chính quyền Việt Nam không chỉ về TPP mà cả vấn đề chủ quyền Biển Đông, lẽ dĩ nhiên chuyến công du của Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, mang hàm ý về khả năng người Mỹ đang đạt được một thỏa thuận ban đầu với chính quyền Việt Nam về một vị trí quân sự của Hoa Kỳ ở dải đất hình chữ S trong tương lai gần.

Cụ thể hóa, vị trí đó có thể là một căn cứ “bán quân sự” ở Đà Nẵng và có thể cả Cam Ranh.
“Vị trí quân sự” cũng là một khái niệm không hẳn trừu tượng mà Thượng nghĩ sĩ John McCain không quên nhắc tới trong buổi họp báo tại Hà Nội trước khi ông ra sân bay về nước.

Bất chấp việc một bộ phận nào đó giới đảng và trong lực lượng vũ trang Việt Nam vẫn bị trì đọng bởi cách nhìn “Mỹ là kẻ thù số một”.
Phạm Chí Dũng

30 Tháng Chín 2014(Xem: 18090)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17432)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20681)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 19893)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 20001)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22444)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18880)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19099)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19504)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17514)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16426)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16535)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 16894)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 18292)
Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17819)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 17162)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 17967)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19891)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17827)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17700)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.