Tầu khựa J-11 “Không áp chiến” P-8 Mỹ

24 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 18436)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ BA 26 2014

Máy bay Trung Quốc chặn đường máy bay Mỹ

24/08/2014 08:15 (GMT + 7)

TT - Lầu Năm Góc cáo buộc máy bay chiến đấu Trung Quốc có hành động “gây hấn”, “chặn đường” máy bay trinh sát P-8 Mỹ ở vùng không phận quốc tế trên biển Đông.

bien-dong-august-25-2014-1
Khu vực không phận biển Đông - nơi máy bay Trung Quốc chặn đường máy bay Mỹ - Nguồn: The Washington Post - Đồ họa: Nh.Khanh

Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.

Hôm 22-8, Lầu Năm Góc khẳng định vụ chạm trán mới nhất là một trong hàng loạt động thái ngăn chặn máy bay của Mỹ một cách không an toàn, thiếu chuyên nghiệp và không theo một quy chuẩn nào mà không quân Trung Quốc đã thực hiện từ cuối năm 2013.

Hung hăng và khiêu khích

Liên quan đến việc Lầu Năm Góc công bố thông tin vụ chạm trán chậm bốn ngày, giáo sư Thayer cho rằng Mỹ cần thu thập hết mọi dữ liệu kỹ thuật có giá trị, phục vụ cho việc gửi công hàm phản ứng tới chính quyền Bắc Kinh.

Reuters dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc, chuẩn đô đốc John Kirby cho biết sự việc xảy ra ngày 19-8 ở vùng không phận quốc tế trên biển Đông. Washington đã chính thức gửi công hàm ngoại giao phản đối đến chính quyền Bắc Kinh về vụ việc.

“Kiểu hành xử này rất thiếu chuyên nghiệp, không an toàn. Đây không phải là kiểu quan hệ quân đội - quân đội mà Washington đang muốn phát triển với Bắc Kinh. Hành động này gây nguy hiểm cho phi hành đoàn trên máy bay của Mỹ và trái với thông lệ của luật pháp quốc tế” - ông Kirby lên án.

Tạp chí quốc phòng Free Beacon của Mỹ dẫn lời ông Jeff Pool - một người phát ngôn của Lầu Năm Góc - xác nhận khu vực xảy ra vụ việc trên cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 217km về phía đông.

Chiếc máy bay J-11, phiên bản của loại máy bay Su-27 do Nga chế tạo, đã bay ở những cự ly rất gần với máy bay trinh sát chống ngầm P-8 Poseidon khi chiếc này đang trên đường làm nhiệm vụ thường lệ.

“Chúng tôi quan ngại các phi công từ đơn vị này đang có hành động hung hăng và chứng tỏ sự thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn đối với các phi công của chúng tôi” - ông Pool cho biết.

Ông Pool nhấn mạnh đây là lần chạm mặt nguy hiểm nhất giữa máy bay của Mỹ với máy bay Trung Quốc kể từ sự kiện chiếc EP-3 va chạm với máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc hồi tháng 4-2001.

Vụ va chạm làm phi công Trung Quốc thiệt mạng và căng thẳng giữa hai nước đã diễn ra cho đến khi chính quyền của tổng thống George W. Bush lên tiếng xin lỗi thì 11 thành viên của phi hành đoàn trên chiếc EP-3 mới được trả tự do sau 11 ngày bị phía Trung Quốc bắt giữ.

Ông Pool mô tả lần này chiếc J-11 có ba lần gây nguy hiểm cho máy bay Mỹ khi băng ngang phía dưới chiếc P-8 Poseidon, trong đó có một lần chỉ cách khoảng 15-30m. Chiếc máy bay cũng băng ngang mũi của P-8 ở góc 90 độ, “phơi bụng” khoe cả hệ thống tên lửa trên máy bay.

Với việc làm như thế, phi công Trung Quốc có thể bị hạn chế tầm nhìn, không thấy chiếc P-8 khiến nguy cơ va chạm càng lớn. Chưa chịu dừng lại, phi công Trung Quốc còn cho máy bay bay vòng bên dưới và bay song song chiếc P-8, lúc này đầu cánh máy bay Trung Quốc chỉ cách máy bay Mỹ khoảng 6-9m.

Sau đó, viên phi công này còn điều khiển chiếc J-11 bay vòng vòng trên chiếc P-8 ở khoảng cách chưa đầy 15m. Từ Vineyard, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes lên án hành động của phía Trung Quốc và cho rằng đó là một “sự khiêu khích”.

Trung Quốc hành động trái thông lệ quốc tế

Trao đổi với Tuổi Trẻ qua email ngày 23-8, giáo sư Carl Thayer - chuyên gia Đông Nam Á của Học viện Quốc phòng Úc - cho rằng nếu Trung Quốc vẫn còn những động thái “hung hăng” kiểu này thì chiến lược phát triển mối quan hệ quân đội - quân đội Mỹ - Trung sẽ trở nên căng thẳng. Đặc biệt với những động thái này cho thấy Bắc Kinh vẫn còn ý định gây căng thẳng trong khu vực.

Ông dẫn chứng giới chức hải quân Mỹ đang kêu gọi Mỹ triển khai thêm máy bay chiến đấu đến căn cứ không quân Kadena ở Okinawa (Nhật) và Philippines. Từ những nơi này, đội máy bay Mỹ có thể phản ứng nhanh nếu sự việc tương tự xảy ra.

Mỹ cũng đang xem xét cử thêm máy bay để hộ tống máy bay trinh sát Poseidon làm nhiệm vụ ở các vùng không phận quốc tế ở biển Đông và Hoa Đông.

Rick Fisher, nhà phân tích quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế, nhận định việc Mỹ tăng cường máy bay trinh sát gần Trung Quốc nằm trong khuôn khổ chiến lược nhằm phản ứng những động thái quá khích của Trung Quốc với ý đồ kiểm soát các vùng biển tranh chấp trong khu vực.

Trung Quốc đang áp dụng các chiến thuật đe dọa máy bay như họ từng sử dụng đối với máy bay trinh sát P-3 của Nhật hồi tháng 5 và 6 trên biển Hoa Đông.

“Mỹ cần xem xét phản ứng mạnh hơn và đưa ra thông điệp rõ ràng hơn với Trung Quốc rằng sự hung hăng chết người này tất yếu sẽ dẫn đến các phản ứng quân sự đồng minh trong khu vực” - ông Fisher nhấn mạnh.

Còn ông Chito Sta. Romana, chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu về Trung Quốc của Philippines, nhận định hành động của Trung Quốc trái với thông lệ luật pháp quốc tế. Khi bay ở cự ly rất gần như thế, phi công Trung Quốc đã đặt mạng sống của phi hành đoàn trên chiếc Poseidon vào nguy hiểm.

MỸ LOA

Thứ 7, 23/8/2014, 20:57

Nhật điều máy bay chiến đấu chặn 3 máy bay Trung Quốc

10/03/2014 07:21 (GMT + 7)

TT - Hôm qua, chính quyền Tokyo đã triển khai máy bay quân sự để chặn ba máy bay Trung Quốc khi chúng đang bay đến gần không phận Nhật.

bien-dong-august-25-2014-2
Điếu Ngư, Senkaku, Nhật Bản, Trung Quốc, tranh chấp, máy bay Trung Quốc, chiến đấu cơ

Theo Hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết hai máy bay ném bom H-6 và một máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đã bay trên bầu trời biển Hoa Đông, trong không phận quốc tế ở khu vực giữa các đảo miền nam Nhật để tới Thái Bình Dương. Sau đó các máy bay này quay trở lại Trung Quốc cũng theo tuyến đường trên.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật đã công bố trang web theo dõi hoạt động của máy bay quân sự Trung Quốc trên bầu trời biển Hoa Đông. Theo trang web này, thời gian qua Trung Quốc liên tục tăng cường hoạt động ở các khu vực gần không phận Nhật, bao gồm các chuyến bay của một số loại máy bay như H-6, Y-8, máy bay do thám Tu-154, máy bay tuần tra Y-12 của Tổng cục Hải dương Trung Quốc... Trang web này cho biết một số chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc như Su-27, Chengdu J-10, Xian JH-7... cũng được tăng cường.

Tân Hoa xã đưa tin mới đây Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thể hiện thái độ rất cứng rắn về các vấn đề lãnh thổ. Ông Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc “sẽ bảo vệ từng mẩu chủ quyền” và khẳng định “không có chỗ để thỏa hiệp” với Nhật. Ông Vương cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận những đòi hỏi vô lý của các nước nhỏ”. Giới quan sát nhận định đây là thông điệp ông Vương muốn gửi tới các nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.

SƠN HÀ

++++++++++++++++++++

Thứ 7, 23/8/2014, 21:01

Trung Quốc tập trận chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

19/02/2014 11:52 (GMT + 7)

TTO - Lực lượng tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vừa tiết lộ đã quan sát được cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc với tình huống giả định là chiến tranh với Nhật trên biển Hoa Đông và chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

bien-dong-august-25-2014-3
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập trận đổ bộ trong cuộc tập trận Sứ mệnh hành động 2013 - Ảnh: THX

Theo nguồn tin Học viện Hải quân Mỹ (USNI.org), thượng úy James Fannell, phó tham mưu tình báo Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ (PACFLEET) cho biết trong cuộc tập trận Sứ mệnh hành động 2013, quân đội Trung Quốc đã tập trận giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

“Chúng tôi quan sát được cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn - ông Fannell cho biết - Quân đội Trung Quốc thực hiện tình huống giả định là tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng nhằm tiêu diệt lực lượng Nhật trên biển Hoa Đông và chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, thậm chí cả phía nam quần đảo Ryukyu của Nhật”.

Các quan chức quân đội Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc liên tục có các động thái khiêu khích trên biển Đông trong năm 2013.

“Nhiều người lo ngại các hành vi của Trung Quốc trên biển Đông cho thấy nước này muốn tăng cường kiểm soát khu vực nằm trong đường chín đoạn mà Bắc Kinh vẽ ra bất chấp phản đối của các nước láng giềng và bất chấp việc đường chín đoạn không có cơ sở luật pháp quốc tế” - ông Fannell cho biết.

Trung Quốc thường biện minh cho các động thái khiêu khích trên biển Đông là “bảo vệ quyền lợi hàng hải”. Thượng úy Fannell khẳng định đối với Bắc Kinh, “bảo vệ quyền lợi hàng hải” là chiếm đoạt quyền lợi ở vùng ven biển của các nước láng giềng.

Thượng úy Fannell cũng cho rằng căng thẳng trên biển Đông và biển Hoa Đông leo thang nhanh kể từ khi lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) mới thành lập thường xuyên quấy rối tàu bè của các nước láng giềng.

NGUYỆT PHƯƠNG

09 Tháng Mười 2014(Xem: 18358)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 19091)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19889)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20460)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18220)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17592)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20831)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 20020)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 20143)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22592)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 19034)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19264)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19619)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17683)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16588)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16691)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 17044)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17963)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15678)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 17381)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.