Từ “Nóc nhà bán đảo Đông Dương” đến “Nóc nhà Biển Đông”

09 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 19089)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

image015

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

Từ “Nóc nhà bán đảo Đông Dương” đến “Nóc nhà Biển Đông”

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Magazine 

Viết từ September 29, 2010 / Nhuận sắc September, 2014

Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”

“…Năm 1974, sau khi Kissinger đã ký hiệp định Paris để rút quân, chính phủ Mỹ coi những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng không dính líu đến họ. Vào năm 1974, chính phủ Mỹ có thể đã nhìn trước thấy trước sau miền Nam sẽ bị cộng sản chiếm. Họ không thể vì bênh vực một quốc gia sắp rơi hoàn toàn vào tay một chính quyền cộng sản mà đi gây thêm rắc rối với Trung Quốc, một nước mà họ đang ve vãn để cùng hợp tác chống Nga Xô!”

“…Ai cũng phải tức giận trước thái độ làm ngơ vô tình của Hạm Đội Thứ Bẩy của Mỹ khi không cho tầu đi cứu vớt các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam. Không biết họ có lý do nào để từ chối; nhưng thái độ đó không thể nào tha thứ được đối với đồng minh của họ là VNCH”
(1)

1.

Một danh tướng Pháp trong thời dẫn đoàn quân Lê dương đi xâm lược Việt Nam nhận định một câu bất hủ: “Ai chiếm được Tây nguyên, người đó sẽ làm chủ Đông Dương”. Đấy là cái nhìn của một nhà chiến lược quân sự. Ông ta coi Tây nguyên là “Nóc nhà của Đông Dương”, là ngã ba rẽ vào đất Lào, đất Campuchia, xa hơn nữa là Miến Điện, Thái Lan. Có lẽ phải nói thêm rằng: Cái nóc nhà này che chở căn nhà hiểm yếu nhất Đông Dương.

Âu cũng chỉ là đánh giá của vị tướng dãi dầu trận mạc ở thế kỷ 20 đối với cục diện chiến tranh trên bộ.

Không chỉ có ông tướng Pháp biết giá trị chiến lược của Tây nguyên. Thời Vua Bảo Đại, ở Đà Lạt, ở Ban Mê Thuột có hai biệt điện gọi là Bạch dinh, nơi Vua Bảo Đại “trấn thủ”. Người ta nói hai dinh đó là chỗ Vua ăn chơi, nghỉ mát, săn bắn … Người ta không nói về một ông vua đã từng bí mật cho tùy tùng mua đủ loại sách từ Pháp về đọc, đọc xong sai mang ra đốt. Đốt hết. Dấu hết. Tất nhiên dấu cả Pháp. Vua dấu cả bộ óc thông minh. Bộ óc âm thầm, kiên nhẫn tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Và Vua Bảo Đại đã làm được vào ngày 11 tháng 3 năm 1945, Vua dõng dạc tuyên bố trước quốc dân “Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập”.

Nhưng thiên hạ vẫn đồn lời nhảm nhí: Vua chỉ biết ăn chơi trụy lạc! Thậm chí thiên hạ còn xuyên tạc lịch sử một cách xuẩn động. Có ai biết Bạch dinh bên ngoài ăn chơi nhẩy nhót, bên trong là bộ chỉ huy tiền phương, dòm chừng mảnh đất “Hoàng Triều Cương Thổ”. Mảnh đất biên vực trấn thủ ngã ba biên giới, mảnh đất tuyến đầu nhìn xuống miền Trung, miền Nam Việt Nam. Nhớ lại trận Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, quân Giải phóng đánh ngay vào tử huyệt “Hoàng Triều Cương Thổ”, đánh sập nóc nhà Đông Dương, kéo một mạch về Sàigon.

Đấy là chuyện “Nóc nhà Đông Dương”, thế còn “Nóc nhà Biển Đông” ra sao?

image017
Trên nóc nhà Song Tử Tây.

*
Cuối cùng không thể làm ngơ được mãi, Mỹ phải trở lại (We will come back), không phải trở lại Đông Dương mà là Đông Nam Á - Đông Bắc Á - Thái Bình Dương. Ngặt một nỗi cái khâu yết hầu đi ra đi vô biển Thái Bình lại là Biển Đông. Nhà thơ kinh tế Tố Hữu gọi “Biển Đông là của chúng ta”; từ xa xưa ca dao Việt đã có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát Bể Đông cũng cạn”.

Nói cho “oách” chứ đụng chuyện rồi thì mới thấy Biển Đông không còn là của riêng nhà thơ. Rất tiếc nhà thơ không còn sống để nghe Thủ tướng Ấn Độ nói: Biển Đông là của chung! Của chung có nghĩa là ai dòm ngó cũng được. Mạnh ai nấy chiếm! Trong số đó anh Tàu khựa dòm ngó từ khuya. Tàu khựa gọi là biển Nam Hải, sách vở địa lý quốc tế toàn in South China Sea! Bản đồ thời VNCH, VNDCCH cũng in South Chian Sea!!!

Hai quần đảo đóng chốt ở Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa, thừa cơ VNCH đang lâm vào thế bí, anh đưa hạm đội ra đánh nhau một trận với Hải quân VNCH năm 1974 rồi chiếm nốt. Trường Sa thì anh chậm chân hơn VNCH (vì nó xa Hải Nam quá), cũng chậm hơn CHXHCNVN một bước. Quen thói giở trò du côn, anh lại đưa hạm đội ra đánh nhau với tàu vận tải, lính hậu cần ở đảo Gạc Ma năm 1988, rồi xua quân đi chiếm bãi Chữ Thập, bãi Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, mới đây anh lại chiếm Scarborought. Lạ là anh không đánh nhau với Tàu Tưởng chiếm đảo Ba Bình là đảo lớn nhất Trường Sa, chắc anh nghĩ dù sao cũng là “người nhà”.

Dư luận thế giới gióng lên đổ tội cho mấy anh Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia tranh chấp biển đảo là mất an toàn con đường lưu thông quốc tế. Vào khoảng vài năm nay, thế giới nhìn thấy sự hiện diện của Trung Quốc qua một loạt thi công bồi đắp mấy hòn đảo đá san hô, mấy bãi đá ngầm, biến nó thành công sự chiến đấu, thành phi trường, cảng, đài ra đa… mới té ngửa. Cái con đường đi ra đi vô Biển Đông (lợi ích quốc gia của Mỹ) gần như nằm trong tầm nhìn, tầm kiểm soát của hạm đội biển xanh.

Người ta bèn đặt ra câu hỏi: cái hạm đội biển xanh của TQ hay cái con đường tơ lụa cái nào gây ra sóng gió? Cả hai. Thật ra thì cả hai vẫn chưa ắt có và đủ. Còn nhiều yếu tố khác nữa. Yếu tố hàng đầu hiện nay là “We will come back”, tức là Tổng Thống Thái Bình Dương phải trở lại Châu Á kể từ năm ký Hiệp định Paris 1973, tức là đã hơn 40 năm sau. Muộn còn hơn không! Ngoại Trưởng Hillary Clinton hăng hái tuyên bố tại hội nghị ARF-Hà Nội 2010, Mỹ trở lại Biển Đông với “tư thế của một cường quốc Thái Bình Dương”.

Thế nhưng, sự “chuyển trục” của Mỹ bắt đầu “đụng” phải dàn không hải lực của TQ cũng không phải vừa. Nhiều ông Tướng tỏ ra “khi dễ” hệ thống quốc hòng của TQ. Cũng y như mấy ông tướng Pháp thời chiến tranh Đông Dương “khi dễ” bộ đội cộng sản vậy.

(hết phần 1)

+++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ NĂM 11 SEP 2014

Trường Sa tuy Xa mà gần

VĂN HÓA MAGAZINE -

HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát. Tàu Trường Sa HQ-571 của Hải quân Việt Nam được hạ thuỷ vào ngày 5/10/2011 tại Nhà máy Z189, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.

Vào ngày 18 tháng Tư, 2014; từ cảng Cát Lái, HQ-571 Trường Sa đã thực hiện thành công chuyến “Hải trình 3” điểm đến là đảo Song Tử Tây tiếp dẫn qua 10 hòn đảo khác và điểm cuối là đảoTrường Sa lớn. Toàn bộ cuộc hải trình trải dài gần hai ngàn hải lý. Bộ tham mưu của HQ-571 đã chu toàn 200 khách Việt trong và ngoài nước đi tham quan, tìm hiểu thực tế 10 hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như nhìn tận mắt đời sống chiến đấu của các chiến sĩ hải quân tuổi độ trên dưới 30.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt ở nước ngoài, tổng chỉ huy chuyến hải trình nói rằng mục đích của chuyến hải trình là “Nối vòng tay lớn” – “Hòa giải Hòa hợp người Việt Nam trong ngoài” – “Xác quyết chủ quyền Trường Sa là của Việt Nam”.

Một trong những hoạt động chung của 200 khách là tham dự các buổi lễ Tưởng niệm – Vinh danh những anh hùng tử sĩ Hải quân VN đã hy sinh mạng sống trong việc bảo vệ trận Hoàng Sa năm 1974 và trận Gạc Ma năm 1988.

Ấn tượng sâu sắc cảm động nhất có lẽ là buổi Lễ Tưởng niệm diễn ra vào tối 22/4 khai mặc với bài diễn văn của Hải quân Đại tá Đỗ Minh Thái và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Trên boong sân thượng của tàu HQ-571; hàng trăm hoa đèn lung linh lửa ánh sáng phát ra từ hàng trăm con tim từ bốn phương trời tụ họp về giữa biển Trường Sa, hòa với tiếng nguyện cầu của chư tăng âm vang theo hồn sóng bạc trôi dần về Gạc Ma, về Hoàng Sa, như muốn nhắn nhủ rằng chúng tôi vẫn còn đây, bên Anh, những chiến sĩ đã hy sinh vì biển đảo tổ quốc. Các Anh hãy về đây, cùng chúng tôi, phù hộ cho chúng tôi, đến một ngày nào đó, Hoàng Sa, Gạc Ma phải trở về với đất Mẹ Việt Nam.

Sau “Hải trình 3” mới ít ngày, vào đầu tháng 5, giàn khoan HD-981 của TQ đã hùng hổ cắm sào thềm lục địa VN kéo theo hàng trăm chiến thuyền chiến hạm bảo vệ. Hành động xâm lược trắng trợn này tạo ra phản ứng dữ dội chống TQ trên cả nước và hải ngoại./ (lkt)

image018
Tưởng niệm. Ảnh Lý Kiến Trúc

image019
Đốm lửa đèn hoa và cánh hoa cúc vàng gởi về linh hồn các chiến sĩ hy sinh trong trận Hoàng Sa và Gạc Ma. Ảnh Lý Kiến Trúc

image020
Đốm lửa tình yêu tổ quốc trrên biển Trường Sa. Ảnh Lý Kiến Trúc

 

 

18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6751)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6946)