Biển Đông: Ấn Độ hiện diện, khai thác thường trực

23 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 20025)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIF.,” THỨ NĂM 25 SEP 2014
image013
image015-content

++++++++++++++++++++++++++
RFI 18-09-2014

Ấn Độ đi nước cờ Biển Đông để chiếu tướng Trung Quốc

Trọng Nghĩa

image017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đồng nhiệm Ấn Pranab Mukherjee - REUTERS /Ahmad Masood

Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».

Trong những vấn đề này, chắc chắn có quyết định của Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, vừa được chính thức hóa vào tuần trước, một quyết định được so sánh với một nước cờ dùng để cảnh cáo Trung Quốc.

Thỏa thuận hợp tác dưới dạng một ý định thư giữa hai tập đoàn dầu khí Nhà nước ONGC Videsh Limited (OVL) và Petro Việt Nam ký kết hôm 15/09/2014 nhân chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Pranab Mukherjee đã chính thức hóa việc Ấn Độ mở rộng hoạt động thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi Việt Nam, cụ thể là tại Biển Đông.

Theo báo chí Ấn Độ, vào tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã đề nghị cho Ấn Độ quyền khai thác 5 lô mới tại Biển Đông – mang ký hiệu 17, 41, 43, 10 và 11-1 và 102 & 106/10 – đều nằm ngoài các vùng bị Trung Quốc tranh chấp. Trong số năm lô này, ONGC Videsh sẽ thăm dò từ 2 đến 3 lô.

Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường hợp tác Ấn-Việt tại Biển Đông lần này đã được loan báo một cách công khai và rộng rãi, trái với thái độ tương đối kín đáo trong những lần trước đây. Tín hiệu đầu tiên chẳng hạn đã được tung ra vài ngày trước lúc Ngoại trưởng Ấn Độ ghé Việt Nam vào cuối tháng 8, khi hai nước xác nhận là hợp đồng thăm dò của ONGC tại một lô dầu tại một vùng bị Trung Quốc tranh chấp được triển hạn thêm một năm.

Theo giới quan sát, trái với chính quyền tiền nhiệm tại New Delhi, đương kim Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chính phủ của ông có một quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc không để cho Bắc Kinh lấn lướt, mặc dù vẫn cần đến Trung Quốc về mặt kinh tế.

Khi công khai hóa quyết định dấn thân sâu hơn vào Biển Đông, một khu vực mà Trung Quốc cho là vùng ảnh hưởng của họ, chính quyền Modi như muốn nhắn nhủ chế độ Bắc Kinh là tình hình đã thay đổi, và Trung Quốc không thể tự tung tự tác như họ thường làm.

Lời nhắn nhủ này lại càng rõ ràng và kiên quyết hơn nữa khi việc ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác dầu khí với Việt Nam tại vùng Biển Đông được thực hiện vài ngày trước chuyến công du Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo giới phân tích, việc New Delhi tiến sâu hơn vào Biển Đông nằm trong kế sách đối phó lại chiến lược vây hãm Ấn Độ mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh. Ngoài việc không ngần ngại củng cố sự hiện diện tại vùng biên giới đang tranh chấp với New Delhi, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã vung tiền chiêu dụ các quốc gia láng giềng của Ấn Độ như Pakistan – đối thủ trực tiếp của New Delhi - hoặc Nepal, Sri Lanka, Maldives, ba nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Ấn.

Việc dấn thân sâu hơn vào khu vực sát cạnh Trung Quốc như Biển Đông, cũng như việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam do đó mang ý nghĩa chiến lược rất quan trọng, cho phép Ấn Độ hiện diện thường xuyên hơn và một cách chính đáng trong vùng.

Bên cạnh đó, chính quyền Ấn Độ hiện nay cũng mở rộng tầm với của mình đến một nước láng giềng khác của Trung Quốc là Nhật Bản, với kết quả rõ nét nhất là mới đây, hai Thủ tướng Modi và Abe đã đồng ý nâng cao quan hệ quốc phòng và chiến lược.

Tại Nhật Bản, thông điệp của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã bộc lộ rõ ràng trong phát biểu « Một số nền dân chủ như Ấn Độ và Nhật Bản tin tưởng vào hướng phát triển theo con đường của hòa bình, của Đức Phật. Nhưng vẫn còn một số quốc gia khác vẫn đang theo đuổi các chính sách bành trướng của thế kỷ 18, lấn chiếm đất đai và vùng biển của các nước khác. »/

01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15420)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13073)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11684)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12676)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14237)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13615)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12877)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17133)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14644)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17897)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14968)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16078)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.