Ảnh mới nhất của lãnh tụ 17 tuổi ở Hồng Kông

02 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 20275)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 04 OCT 2014

Những hình ảnh mới nhất của Joshua Wong lãnh tụ 17 tuổi ở Hồng Kông

  • Joshua Wong, đang làm rung chuyển Hong Kong
  • Bảo Mai tổng hợp

    Joshua Wong, người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn. Truyền thông nhà nước Trung quốc gọi anh là một ngươi “cực đoan”. Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe.
    image014
    image015 
    Chàng thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí của tuổi trẻ TC từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.

    image017 

    Anh muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Cộng phải chấp nhận cho Hồng Kông được bầu cử tự do.

    image019

    image021
    Phong trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ cộng sản TC trong các trường công lập ở Hồng Kông.

    image023

    image025
    Cùng với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được 120.000 người biểu tình – trong đó có 13 người tuyệt thực – chiếm trụ sở chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục thân Cộng sản.

    image027
    Đó là khi Wong nhận ra tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Hồng Kông.
    image029 

    “Năm năm trước, không ai tưởng tượng là học sinh Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị,” anh nói. “Nhưng đã có sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục quốc dân xảy ra. Giờ đây, tất cả chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị.”
    image031 

    Tuần này, nhóm thanh niên học sinh do anh lãnh đạo đồng loạt bước ra khỏi lớp học- một hành động quan trọng trong thành phố có tiếng là tôn trọng việc học – để gửi thông điệp ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.

    image033
    Cuộc bãi khóa đồng loạt này của sinh viên học sinh nhận được ủng hộ rộng rãi. các ban Quản trị đại học và giảng viên đã cam kết tha thứ cho sinh viên bỏ giờ học, giáo viên và công đoàn lớn nhất của Hồng Kông ra kiến nghị tuyên bố “Không bỏ rơi các em học sinh sinh viên”
    image035
    image036 

    Phản ứng của Trung Cộng là ngược lại: truyền thông trong đại lục xem tổ chức Scholarism của anh là nhóm “cực đoan”. Wong nói rằng anh bị xem là kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đe dọa đến ổn định nội bộ của Đảng Cộng Sản.
    image037 

    Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ không lùi bước. “Mọi người không nên sợ chính quyền”, anh nói, trích dẫn bộ phim “V for Vendetta”, “Chính phủ nên sợ hãi người dân.”

    image039

    Hong Kong là nơi duy nhất có triển lãm về thảm sát Thiên An Môn 1989

    Can 17-Year-Old Democracy Protester Joshua Wong Defeat Beijing?

     Từ Thiên An Môn đến bãi khoá ở Hong Kong

    Những ngày này, các trang mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của sinh viên, học sinh Hong Kong .

    Điển hình là trường hợp thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ lớn để thay đổi cả thế hệ."

    “Bãi khóa phải xảy ra. Bất tuân lệnh và hãy nắm bắt vận mệnh của bạn”, đó là một trong những biểu ngữ được trương lên trong cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài một tuần nhằm tập dượt cho cuộc biểu tình được cho là quy mô hơn vào ngày 1.10 tới của sinh viên Hong Kong .

    Ông Tập sẽ làm gì?

     Theo dõi cao trào đấu tranh dân chủ này, giới quan sát đặt ra câu hỏi.

    Một khi lực lượng dân chủ, dẫn đầu là giới trí thức và sinh viên thực hiện ý tưởng chiếm khu trung tâm tài chánh Đặc khu Hong Kong thì ông Tập Cận Bình có ra tay đàn áp đẫm máu như ông Đặng Tiểu Bình đã làm ở Thiên An Môn không?

    Không khó để tìm thấy tinh thần bất diệt từ sự kiện Thiên An Môn đang lưu truyền cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tương lai Hong Kong .

    Không khó để thấy giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang chuẩn bị mọi biện pháp để bắt nhân dân Hong Kong phải tuân lệnh chuyên chế. Sau sự kiện Thiên An Môn, năm 1989, nhiều thập niên qua, vị thế kinh tế Trung cộng đã có nhiều thay đổi nhưng bản chất chuyên chế của chế độ Bắc Kinh vẫn không thay đổi.

    Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hong Kong truyền tới lục địa Trung Cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội và sẽ như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp.

    Các lãnh tụ cộng sản ở mọi thời không có kiểu sợ bản án lịch sử. Vì sinh mạng của đảng cầm quyền họ sẽ bất chấp. Nhưng công dân Hong Kong vẫn không từ bỏ quyền đấu tranh đòi mở rộng quyền dân chủ vì một nền dân chủ thật sự.

    Phản ứng trong ôn hoà của các tổ chức xã hội dân sự và công dân Hong Kong với thể chế Bắc Kinh không phải là cuộc đối đầu vì lợi quyền kinh tế, chính trị nhất thời. Chính vì muốn chứng minh phẩm chất quyền con người trong một nền dân chủ thật sự, họ từ chối cái lồng son chính trị trong hình thức "dân chủ hiệp thương" kiểu Bắc Kinh.

    Chính vì sự khao khát chứng minh phẩm chất này mà hàng ngàn sinh viên Thiên An Môn đã phải trả bằng máu. Và dòng máu bất khuất của họ đã làm nên động lực cho mỗi trái tim trí thức học sinh Hong Kong hôm nay.

    Sự kiện này ảnh hưởng thế nào đối với Trung Quốc lục địa, Việt Nam , Bắc Triều Tiên, Cu Ba? Dư luận cho rằng văn hoá bất tuân lệnh độc tài không có trong đại đa số người dân ở các nước nêu trên. Sẽ ảo tưởng nếu cho rằng cuộc đấu tranh dân chủ của công dân Hong Kong đang diễn ra sẽ thành công. Nhưng nếu các công dân Hong Kong đáng kính trọng thành công trong việc buộc Bắc Kinh thực hiện lời hứa để người dân Hong Kong ứng cử và bầu cử trực tiếp đặc khu trưởng thì sao?

    Qua trường hợp trưng cầu dân ý về độc lập ở Scotland . Việc xứ Scotland tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, phe đa số chọn ở lại và phe thiểu số chọn độc lập đều cùng làm nên chiến thắng tôn vinh tinh hoa giá trị dân chủ. Dù chính thể Bắc Kinh có quay lưng lại với việc cải cách chính trị thì giá trị dân chủ cho hôm nay và tương lai của Hong Kong cũng đã chiến thắng.

    Từ Hong Kong, hiệu ứng bất tuân sự áp đặt chuyên chế sẽ là hiệu ứng văn hoá dân chủ dây chuyền, trở thành nguồn sáng mới cho các xứ chuyên chế còn lại của thế giới chính là điều được dự đoán.

    Posted by: "trandong.vktn@yahoo" <trandong.vktn@yahoo.com>

    +++++++++++++++++++++++++++

    image015

    Ioshua Wong trước giới truyền thông - Ảnh: Scmp

    • Joshua Wong gặp Wang Dan cựu thủ lĩnh ở Thiên An Môn: "Tôi đã gặp Wang Dan, một trong những lãnh đạo sinh viên trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn..."

    Ngay khi cái tên Joshua Wong được cả thế giới biết đến, tạp chí tiếng Anh trực tuyến HK Magazine của Hồng Kông đã đăng lại một bài phỏng vấn thủ lĩnh sinh viên này do họ thực hiện vào tháng 5.2014.

    Trong đó, Wong có kể rằng đã gặp thủ lĩnh sinh viên tại sự kiện Thiên An Môn (Bắc Kinh, Trung Quốc) năm 1989, nay đã lớn tuổi và chỉ muốn trò chuyện về... khoai tây chiên.

    "Tôi đã gặp Wang Dan, một trong những lãnh đạo sinh viên trong cuộc biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989. Lúc đó, ông chỉ còn cảm thấy mình là một người đàn ông tuổi trung niên bình thường, mua một phần khoai tây chiên từ cửa hàng tiện lợi vào cuối ngày.

    Ông không thực sự nói về các cuộc biểu tình Thiên An Môn. Chúng tôi chỉ thảo luận về khoai tây chiên. Tôi cảm thấy buồn chán nói khi với ông về cải cách bầu cử, về sự kiện hơn 20 năm trước. Nhưng tôi thực sự tôn trọng ông ấy!" - Wong cho biết.

    Cũng trong bài phỏng vấn trênHK Magazine lần đó, Wong đã khẳng định: "Tôi sẽ không rời khỏi Hồng Kông. Đài Loan không tốt hơn nhiều so với nơi này. Cũng như cỏ ở cánh đồng bên kia bao giờ cũng trông xanh hơn vậy".

    "Đề nghị của chúng tôi rất đơn giản: Ủy ban đề cử phải được hình thành công bằng, mỗi công dân phải có cơ hội để đề cử người sẽ lãnh đạo mình trong tương lai.

    Nhiều người cho rằng mục tiêu đó là không thể đạt được. Nhưng nếu bạn không bắt đầu thì nó không thể tồn tại. Sinh viên chúng tôi sẽ dành thời gian và nỗ lực hết mình. Nếu bạn không kiên trì thì sau đó nhiều khả năng họ sẽ không lắng nghe bạn nói", Wong tiếp lời.

    HK Magazine là một tạp chí tiếng Anh miễn phí ở Hong Kong, ra mắt vào năm 1991, nhắm vào độc giả trẻ ở thành thị; cung cấp các cuộc thảo luận về vấn đề xã hội cũng như danh sách điểm giải trí trên đất Hương Cảng (theo Wikipedia).

    Theo Song Anh lược dịch từ HK Magazine

    Một thế giới

    Thứ Năm, 02/10/2014 - 19:14

    Cô dâu chú rể chụp ảnh cùng người biểu tình Hồng Kông

    (Dân trí) - Người biểu tình ở Hồng Kông đã tạo ra nét mới sau 4 ngày biểu tình trên phố, khi một cặp cô dâu và chú rể diện trang phục cưới đến khu vực biểu tình cùng với một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để ghi lại hình ảnh cưới của họ với người biểu tình.

    image041
    Cặp đôi hôn nhau trước ống kính máy quay.

    Đám đông đã hô vang “Yêu dân chủ!” khi cô dâu và chú rể hôn nhau trước ống kính.

    Sự việc diễn ra vào ngày hôm nay 1/10 tại quận mua sắm Tsim Sha Tsai, địa điểm biểu tình mới của người biểu tình ở Hồng Kông.

    Trung Anh Theo AFP

    ++++++++++++++++++++++

    Ngoại trưởng Vương Nghị : « Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc »

    Thanh Hà RFI 02-10-2014 19:01

    image043

    Hai ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo ngày 01/10/2014 tại Washington.REUTERS/Jonathan Ernst

    Tiếp đồng nhiệm Vương Nghị tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ nhắc lại lập trường của Washington trên hồ sơ Hồng Kông : Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc nên có phản ứng kiềm chế trước cuộc « cách mạng ô dù ». Lập tức ông Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh cáo Washington không nên can thiệp vào « công việc nội bộ của Bắc Kinh ».

    Thông tín viên Anne Marie Capomaccio ghi nhận những lời lẽ kém xã giao của hai ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc.

    « Hiếm khi nào các Ngoại trưởng lại có những lời lẽ kém ngoại giao như cuộc đối đáp giữa hai ông John Kerry và Vương Nghị ngày hôm qua. Ngoại trưởng Mỹ tiếp đồng nhiệm Trung Quốc tại Washington để chuẩn bị cho chuyến công du Trung Quốc vào đầu tháng 11 tới đây của tổng thống Barack Obama.

    Ngoại trưởng Kerry đã trở lại với những sự kiện đang diễn ra ở Hồng Kông, nơi từng là thuộc địa của Anh Quốc. Ông bày tỏ quan điểm về quyền tự do ngôn luận của người biểu tình, về nền dân chủ. Ngoại trưởng Hoa Kỳ tuyên bố ‘Trung Quốc biết rõ là chúng tôi ủng hộ Hồng Kông được bầu cử theo mô hình phổ thông đầu phiếu, đây là điều đã được quy định trong Hiến Pháp (…) Và chúng tôi thực sự mong muốn chính quyền Hồng Kông sẽ giải quyết vấn đề này một cách chừng mực, tôn trọng quyền của người biểu tình được bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa’.

    Ngoại trưởng Trung Quốc hắng giọng trong lúc ông Kerry phát biểu. Cắt lời Ngoại trưởng Mỹ một cách ngắn gọn, nhưng ông Vương Nghị tỏ rõ lập trường cứng rắn khi nhắc lại ‘ Hồ sơ Hồng Kông là thuộc vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc (…) tất cả mọi quốc gia đều phải tôn trọng nguyên tắc cơ bản đó trong quan hệ quốc tế’.

    Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm là người biểu tình Hồng Kông vi phạm luật phát mà tới nay, ở Mỹ cũng như ở Hồng Kông không một nơi nào chấp nhận để luật pháp bị vi phạm. Sau những lời lẽ kém xã giao như trên, hai ông Vương Nghị và John Kerry cùng rời khỏi phòng họp báo để tiếp tục họp kín ».

    +++++++++++++++++++++++++

    Đọc thêm:

    Biển Đông Nam Á hay Biển Đông?
    Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh

    On Thursday, October 2, 2014 10:08 AM, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com> wrote:

    Tối hôm qua, tôi nhận được một email từ anh Phạm Vũ, một đồng môn CVA lớp sau, góp ý về bài viết của anh Ts. PCD đăng trên Việt Thức và trên website BBC Việt ngữ:

    http://www.vietthuc.org/dinh-chinh-mot-sai-lam-khong-the-hieu-nam-hai-la-bien-trung-hoa-hay-bien-nam-trung-hoa-duoc/

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140927_nam_hai_bien_dong

    Theo tôi thấy, anh Phạm Vũ đúng. Trong câu nói của viên sứ Tàu, "... bất tri kỷ nhân canh," nhiều phần chính là chữ "kỷ"

    với nghĩa là "vài," "mấy," "bao nhiêu" ..., như trong câu thơ cổ:

    人世回傷往事

    (Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự)

    hay câu thơ của Đặng Dung:

    度龍泉帶月磨

    (Kỷ độ Long tuyền đới nguyệt ma)

    Có lẽ anh Ts. PCD đã lầm với chữ "kỷ"

    nghĩa là "mình," "chính mình."

    Hi vọng anh sẽ sửa kịp trước khi có người lên tiếng chỉ trích.

    Thân,

    thb

    ---------- Forwarded message ----------

    From: Pham Vu <vupham1940@gmail.com>
    Date: 2014-10-01 23:13 GMT-07:00
    Subject: Bài của anh Gs. PCD
    To: Khao luu <luutrungkhao1@gmail.com>, ‘GS DuongMinh Kinh’ <duongkinh@hotmail.com>, Tai Do <doanhtaichi@gmail.com>, ‘GS NguyenSam’ <sam2nguyen@yahoo.com>
    Cc: Hong Pham <phamquanhong@hotmail.com>, HuyBich Tran <huybichtran@gmail.com>

    Thưa các Thầy,

    Anh Gs. Phạm Cao Dương mới gửi đăng trên Việt Thức một bài viết với rất nhiều sai lầm.

    Em đã định góp ý, nêu ra những chỗ sai ấy ngay trên Việt Thức (dù em không nói ra cũng sẽ có người khác nhận thấy và sẽ nặng lời chỉ trích). Nhưng vì những chỗ sai ấy quá trầm trọng trong khi anh ấy lại ký là "Tiến sĩ" (Phạm Cao Dương, TS), nên nếu viết một cách công khai sẽ rất hại cho uy tín của anh ấy (liên quan tới uy tín của Hội Bưởi-CVA chúng ta). Em chỉ muốn viết riêng ít dòng, gửi anh ấy đọc để anh ấy tự ý sửa thì tốt hơn.

    Em không biết địa chỉ email của anh PCD nên xin nhờ các Thầy tùy nghi chuyển hộ.

    Kính,

    Trong bài "Đính chính một sai lầm : không thể hiểu Nam Hải là Biển Trung Hoa hay Biển Nam Trung Hoa được," TS Phạm Cao Dương nhắc chúng ta một sự kiện đáng chú ý: tiền nhân ta tự xưng là "Nam quốc," "Nam bang," ... và chỉ gọi Tàu là "Bắc quốc" (chứ không dùng những từ "Trung quốc," "Trung quốc vĩ đại" bao giờ). "Nam quốc" và "Bắc quốc" đối xứng nhau một cách ngang hàng, cũng như "thuốc Nam, thuốc Bắc," "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc." Sự kiện ấy cho thấy dân tộc ta có tinh thần tự hào, tự chủ rất cao.

    Nhưng trong bài viết, TS PCD cũng mắc phải một số điều sai lầm. Với tư cách một người thuộc thế hệ đàn em ở CVA, tôi thành kính xin TS xem xét và sửa lại những chi tiết sau đây:

    1) Câu nói của sứ Tàu, “An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh” được TS PCD giảng là "Một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ."

    Có lẽ TS PCD đã hiểu sai ý nghĩa của chữ “kỷ”.

    Theo mạch văn, câu này nên đọc là:

    Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh (TS PCD chép sai là “An Nam nhất thốn thổ”)

    để đối với:

    Bắc quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất

    “Kỷ” ở đây không có nghĩa là “ta,” mình” (để có thể ghép thành “người cầy tri kỷ”), mà chính là “mấy,” ”bao nhiêu” … như trong câu thơ của Đặng Dung:

    Kỷ độ Long tuyền đới nguyệt ma

    (Bao nhiêu độ kiếm Long tuyền được mài dưới trăng)

    hay trong câu thơ cổ:

    Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự

    (Người đời bao nhiêu lần cảm thương những chuyện đã qua).

    Câu nói của sứ Tàu có ý nghĩa rất tục tĩu:

    “Một tấc đất này của nước Nam (ám chỉ một bộ phận trong cơ thể của cô hàng nước) không biết bao nhiêu người cày?”

    Chính vì thế, theo giai thoại, bà Đoàn Thị Điểm mới trả lời:

    Bắc quốc đại trượng phu giai do “thử đồ” xuất

    (Các đại trượng phu của Bắc quốc đều do “con đường ấy” mà ra)

    Nếu giảng như TS PCD: “một tấc đất An Nam cũng không có lấy một người cầy tri kỷ” thì sai ý nghĩa nhiều quá! Thế nào là “người cày tri kỷ??

    2) Theo các giai thoại, nguyên câu nói của sứ Tàu là “Lôi động Nam bang” (sấm động nước Nam). Khi đổi câu ấy thành “Sấm động Nam bang,” có lẽ TS PCD đã không để ý đến chi tiết trong một câu toàn từ Hán Việt, không thể có từ “sấm” (sứ Tàu chắc cũng không biết đến từ ấy).

    3) Theo TS PCD, người Pháp gọi Biển Đông của chúng ta là “Mer de Chine” (Biển của Trung Hoa). Tôi giật mình, vì từ xưa chưa thấy cuốn sách, tự điển, hay bản đồ nào của Pháp gọi như thế bao giờ. Xem các bản đồ bằng tiếng Pháp, tôi nhớ họ chỉ gọi Biển Đông là “Mer de Chine méridionale” (Biển ở Nam Trung Hoa). Sau khi đọc bài của TS PCD, tôi vội mở một tài liệu căn bản nhất về tiếng Pháp (tự điển Larousse) ra coi lại, thì thấy họ ghi đúng như tôi nhớ: “Mer de Chine méridionale” (Biển ở Nam Trung Hoa). Chắc TS PCD quá bận nên đã không coi lại tài liệu. Giữa “Mer de Chine” và “Mer de Chine méridionale,” ý nghĩa khác nhau rất xa. Cũng xin ghi thêm: Người Pháp gọi vùng biển ở phía đông Trung Hoa, giữa Trung Hoa với quần đảo Ryukyu (Lưu Cầu) của Nhật là “Mer de Chine orientale” (Biển ở Đông Trung Hoa). Họ rất chính xác chứ không thiên vị.

    4) Nhưng quan trọng nhất là khi TS PCD viết rằng từ “Nam Hải” có nghĩa là “Biển Nam,” hay “Biển của Nước Nam (“Tóm lại Nam Hải chỉ có nghĩa là Biển Nam, hay Biển của Nước Nam mà thôi”). Tôi thành thật lo ngại: nói như thế là “cưỡng từ” để “đoạt ý.” Dân tộc ta vẫn gọi biển ấy là “biển Đông” vì một lẽ rất giản dị: biển ở phía Đông nước ta:

    Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn.

    Từ “Nam hải” là của người Tàu. Họ ý thức được có một vùng biển ở phía Nam lãnh thổ của họ từ rất sớm (đời nhà Chu), và gọi bằng nhiều tên khác nhau, trong đó có “Nam phương hải” và “Nam hải.” Người Tàu thời xưa tin có bốn biển lớn ở bốn phương, và trong thần thoại, nhắc tới các Đông hải, Tây hải, Nam hải, và Bắc hải Long vương (xin xem lại truyện Tây du). Họ cũng cho rằng Quan Thế Âm bồ tát cư ngụ trong vùng Nam hải (Nam hải Quan Âm). Chúng ta có thể dùng từ “Biển Đông” của dân tộc Việt Nam, hay các từ “South China Sea” của Anh ngữ, từ “Mer de Chine méridionale” trong Pháp ngữ, từ “Nam hải” của người Tàu, hoặc từ “Biển Đông Nam Á” như nhiều nhân vật trong học giới đề nghị gần đây. Nhưng khi dùng từ “Nam hải,” ta nên thành thật ghi nhận đó là lối gọi của người Tàu (và họ có lý do để gọi như thế) chứ không phải của chúng ta.

    Phạm Vũ 

    25 Tháng Sáu 2022(Xem: 3815)
    ẤN ĐỘ HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG