TimeMagazine: “Nếu không đương đầu với TQ, VN sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn”

04 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 16717)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA – CALIFORNIA” THỨ TƯ 05 NOV 2014
image007 
Hoàng hôn trên biển đảo Song Tử Tây. VĂN HÓA

 

+++++++++++++++++++++++

Tạp chí Time: Nếu không đương đầu với Trung Quốc, Việt Nam sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn

03/11/2014

(An Ninh Quốc Phòng) - Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

image008

Tàu Trung Quốc liên tục gây hấn, đâm tàu Việt Nam.

Lời nhận định này được đưa ra dựa trên câu phỏng vấn PV Time Magazine dành cho ông A.B.Mahapatra – Giám đốc Trung tâm cố vấn đặt tại New Dehli có tên gọi “Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Châu Á” của Ấn Độ.

“Mọi người đều lo ngại những gì Trung Quốc sắp sửa làm” – ông Mahapatra nói. “Giờ đây, đó cũng là mối lo ngại chung của Việt Nam và Ấn Độ bởi vì xuyên suốt lịch sử, cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều chưa bao giờ nghĩ rằng họ nên mở rộng quan hệ thương mại hay quan hệ quốc phòng”.

Time Magazine cũng loan tải lại thông tin về hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc với một góc nhìn khác:

“Hôm thứ ba, Ấn Độ đã cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam và đổi lại họ cũng đã giành được quyền thăm dò dầu khí ngoài khơi Biển Đông . Những động thái này hứa hẹn sẽ làm khó chịu nhiều kẻ ở Bắc Kinh”

Những tuyên bố trên được đưa ra trong chuyến thăm 2 ngày của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Ấn Độ, trong chuyến thăm đó, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu”đẩy nhanh” gói tín dụng 100 triệu USD vốn đã được bàn thảo trong chuyến viếng thăm Hà Nội của tổng thống Pranab Mukherjee hồi tháng 9.

Cùng với việc xúc tiến bán 4 tàu tuần tra, Ấn Độ cũng đã nâng cao các chương trình huấn luyện cho quân đội Việt Nam – theo lời tờ Economics Times được Time Magazine dẫn lại.

Những thỏa thuận này diễn ra đúng lúc Việt Nam, cùng với nhiều quốc gia ĐNÁ khác, đang bất đồng với những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông.

Hồng Lỗi – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sẽ phản đối bất kỳ hành động thăm dò, khai thác dầu khí nào của liên danh Việt – Ấn trên vùng biển VN mà Trung Quốc cố ý gọi là “vùng tranh chấp”

“Nếu sự hợp tác đó ảnh hưởng đến lãnh thổ và quyền lợi của Trung Quốc, chúng tôi cương quyết chống đối” – Hồng Lỗi nói.

Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều có quan hệ thương mại gần với Trung Quốc. Chuyến thăm New Dehli gần đây của ông Tập Cận Bình đã đem lại những thỏa thuận nhiều tỉ đô la.

Nhưng ông Mahapatra chỉ rõ ra rằng cả nền kinh tế Ấn Độ lẫn nền kinh tế Việt Nam đều không phụ thuộc vào cuộc xung đột lãnh thổ do Trung Quốc gây ra.

“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” – ông nói./

image009

Bản đồ dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

 

++++++++++++++++++++

Trung Quốc đang ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’?

02/11/2014

(Biển Đảo) - Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ Trung Quốc hàng ngàn km, cho nên lợi thế thuộc về Việt Nam.

Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau đã khiến cho có vẻ như tình hình tranh chấp trên Biển Đông dịu lại sau một thời gian nóng, căng thẳng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc đang ngang ngược, bất chấp, xây dựng các công trình quân sự trái phép trên các đảo mà Trung Quốc chiếm được thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã chứng tỏ, bất luận thế nào, thì mưu đồ đánh chiếm Trường Sa, khống chế Biển Đông là không bao giờ thay đổi.

image010

Căn cứ Gạc Ma: Trung Quốc đang “sắp trứng vào giỏ”

Hải quân Trung Quốc (PLAN) nếu như tác chiến tầm gần là cực mạnh. Họ có thể thắng hải quân Mỹ trong khu vực biển Hoa Đông, Đài Loan khi mà ở đó, PLAN hoàn toàn có thể lựa chọn sự kết hợp tối ưu nhất 2 yếu tố chiến thuật và công nghệ. Nhưng, tác chiến tầm xa như tại khu vực Trường Sa chẳng hạn, vẫn có thể thành công với tư tưởng tác chiến: “Nếu chiến thuật không thể thì công nghệ có thể”, tuy nhiên, khi chiến thuật đã không thể và công nghệ cũng không thể thì…chỉ có những lũ diều hâu thiếu hiểu biết, lũ quá khích vô tích sự mới hô hào tấn công…

Việt Nam cũng đã từng với tư tưởng tác chiến: “Nếu công nghệ không thể thì chiến thuật có thể” đã, mặc dù không có tàu chiến, không quân, tên lửa tầm xa…(công nghệ), vẫn dùng chiến thuật (lối đánh đặc công) nhấn chìm bao nhiếu tàu chiến Mỹ và thậm chí cả B-52 tại căn cứ Utapao (Thailand). Nhưng, tư tưởng tác chiến đó chỉ thành công trong một khu vực tác chiến hạn chế, lối đánh đặc công là không thể đối với Mỹ tại Hawai…

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ Trung Quốc hàng ngàn km, cho nên lợi thế thuộc về Việt Nam.

Về chiến thuật, Trung Quốc không thể. Về công nghệ? Bất kỳ một chiến dịch quân sự nào thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, cho chiến dịch phải đứng hàng đầu. Nếu kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật này không có tính khả thi, thì chiến dịch không thể thực hiện. Nói cách khác, nếu lực lượng bảo đảm không triển khai được hoặc bị đối phương tiêu diệt, khống chế thì chiến dịch bị thảm bại là không tránh khỏi. Trong khi đó, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng tác chiến khu vực Trường Sa, ở thời điểm hiện tại, là một bài toán không thể giải của các nhà quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc đang cố ‘tránh vỏ dưa’…

Rõ ràng là, khi công nghệ có thể thì sẽ có rất nhiều sự lựa chọn chiến thuật. Việc Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đã khắc phục, che đậy, những “tử huyệt” của mình khi tác chiến trên Biển Đông.

Trước hết là khắc phục khoảng cách về địa lý, tạo ra được vị trí xuất phát gần nhất có thể, mở ra nhiều lối đánh, gây bất ngờ vào các đảo gần kề. Lực lượng không quân của Trung Quốc có cơ hội tác chiến trên vùng trời khu vực Trường Sa. Đây là lực lượng tác chiến nguy hiểm nhất.

Đó là lý do mà Trung Quốc đổ bao công sức, tiền của để xây dựng. Gạc Ma, bãi Chữ Thập…đang hình thành và sẽ trở thành những sân bay, bến cảng, những kho xăng dầu lớn… Không những thế Trung Quốc trong tương lại gần còn tạo ra các tàu sân bay, tạo ra những hạm đội tàu sân bay cực mạnh như Mỹ. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc đã và đang cố tránh “vỏ dưa” trên con đường xâm lăng biển xa (Các vấn đề về chủ quyền không bàn ở đây)

Tuy nhiên khi xây dựng tại Gạc Ma, Chữ Thập…thành một căn cứ như thế thì một vấn đề thách thức lớn hơn rất nhiều lại xảy ra…

Trung Quốc sẽ ‘gặp vỏ dừa’!

Việt Nam đã nói đại thể, không những Trung Quốc mà các nước khác trong đó có Việt Nam cũng đang xây dựng, củng cố các đảo của mình trên quần đảo Trường Sa, có điều, Trung Quốc giàu có thì họ xây dựng lớn, đồ sộ, còn các nước nhỏ, tiềm lực hạn chế thì xây dựng củng cố là chủ yếu…

Điều chúng ta cần hiểu ở đây là, cũng xây dựng trên các đảo, nhưng tính chất, nội dung, chức năng của việc xây dựng và công trình của Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Với lợi thế địa lý của mình, Việt Nam không cần tốn nhiều công sức tiền của, thời gian để xây xựng các căn cứ quân sự như Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc, cậy mạnh, gây xung đột quân sự thì Việt Nam có nhiều cách để tự vệ chính đáng. Trong tất cả các đảo của Việt Nam có vị trí quân sự trên khu vực quần đảo Trường Sa thì dĩ nhiên Việt Nam biết vị trí đảo nào thì củng cố năng lực phòng thủ để xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố, những đảo nào có vị trí thuận lợi cho tấn công thì xây dựng, bố trí vũ khí trang bị tấn công đủ khả năng vươn tới những mục tiêu định trước…Việt Nam, đương nhiên không ngồi nhìn.

Có một nghịch lý đã trở thành chân lý là nếu như xây, khó khăn, phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian…bao nhiêu thì phá, ngược lại bấy nhiêu. Tìm cách phá, đơn giản, dễ hơn nhiều lần tìm cách xây. Trung Quốc như đang “sắp trứng vào giỏ” nếu như mưu đồ của họ trên Biển Đông không từ bỏ./