Đà Nẵng tổ chức Hội nghị Quốc tế về Biển Đông

18 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 16978)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 19 NOV 2014

 image011_0

‘Sắp tới Biển Đông vẫn căng thẳng’

BBC 19/11/14
image012 

Sau khi xây cất xong thì Trung Quốc sẽ làm gì tiếp trên Biển Đông?

Tình hình Biển Đông sắp tới vẫn căng thẳng và Việt Nam phải nâng cao khả năng dự báo và chuẩn bị cho những bước đi sắp tới của Trung Quốc trên vùng biển này, một chuyên gia đang tham gia một hội nghị quốc tế về Biển Đông nói với BBC.

Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.

Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm vừa qua rất căng thẳng với việc Trung Quốc đưa giàn khoan và vùng biển có tranh chấp với Việt Nam và đang tiến hành xây cất biến đổi hiện trạng các đảo chìm mà họ đang kiểm soát trên Biển Đông.

Ý đồ của Trung Quốc?

Trao đổi với BBC từ Đà Nẵng, Thạc sỹ Hoàng Việt, một đại biểu dự hội nghị, cho biết các học giả tại hội nghị đều đánh giá tình hình Biển Đông trong năm qua là "rất căng thẳng".

Việc Trung Quốc đang xây cất trên Biển Đông được ông Việt cho là dấu hiệu cho thấy "khả năng sắp tới Biển Đông vẫn còn căng thẳng".

Theo ông Việt, việc xây đắp này của Trung Quốc là "muốn thay đổi hiện trạng", "củng cố vị trí vững chắc của Trung Quốc" ở quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc làm của Trung Quốc "chỉ có ý nghĩa trên thực tế chứ luật pháp không công nhận".

“Chắc chắn là luật pháp quốc tế không công nhận vì luật pháp dựa trên cấu trúc tự nhiên chứ không phải cấu trúc bồi đắp nhân tạo sau này,” ông giải thích.

Với hành động và tham vọng của Trung Quốc thì khả năng những hành động như hạ đặt giàn khoan sẽ tiếp tục lặp lại.

Thạc sỹ Luật Hoàng Việt

Ông Việt cho rằng với việc xây đắp này, Trung Quốc đang tìm cách tăng cường các căn cự quân sự trên vùng biển này để làm bàn đạp tiến tới "thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông".

Ông cho biết khả năng này đã được các học giả bàn luận đến hội thảo và nhận định nếu xảy ra nó sẽ "gây căng thẳng rất nhiều".

Thạc sỹ Luật này còn nhận định rằng ngoài khả năng về vùng nhận dạng phòng không, có thể Trung Quốc sẽ cho khai thác ở bãi Tư Chính.

“Với hành động và tham vọng của Trung Quốc thì khả năng những hành động như hạ đặt giàn khoan sẽ tiếp tục lặp lại,” ông Việt nói.

Ông cũng nói thêm là quan điểm của các đại biểu phía Trung Quốc tại hội thảo "cho thấy Trung Quốc không dễ dàng từ bỏ tham vọng của họ".

“Các học giả Trung Quốc diễn giải việc xây cất của họ là việc hoàn toàn hợp pháp của họ và tuân thủ luật pháp quốc tế,” ông nói. “Họ diễn giải luật quốc tế theo cách của họ.”

Tuy nhiên, ông cho rằng quan điểm của các học giả Trung Quốc "không được sự đồng tình" của học giả các nước khác tại hội nghị.

Triển vọng sắp tới?

Biển Đông sẽ tiếp tục gây căng thẳng trong quan hệ giữa các nước?

Ông Việt dự đoán rằng nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành động như thời gian vừa qua thì "có khả năng dẫn đến đối đầu quân sự".

Nhưng ông cho biết các học giả tại hội nghị "đều mong muốn các quốc gia nghĩ đến hòa bình và ổn định trên Biển Đông".

“Đối đầu quân sự dẫn đến thảm họa rất lớn,” ông nói. “Thế giới đang hướng tới sự hợp tác.”

“Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình luôn tuyên bố là không sử dụng vũ lực nhưng họ luôn luôn cam kết, cam kết rất nhiều với cộng đồng quốc tế nhưng hành động của họ lại khác,” ông nói thêm.

Cho nên với giải pháp cho tình hình hiện nay là "xây dựng lòng tin" thì theo ông Việt "nhiều nước đã mất lòng tin vào Trung Quốc".

“Biện pháp là xây dựng lòng tin mà cụ thể trước mắt là xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhưng đến nay triển vọng COC quá xa vời,” ông nói.

“Trung Quốc họ chưa đếm xỉa đến COC trong việc đàm phán.”

“Đề xuất giải pháp thì có nhưng thực hiện thế nào thì bế tắc,” ông nói thêm.

Về bài học rút ra cho Việt Nam, ông Việt cho rằng Việt Nam nên "nắm bắt tình hình quốc tế cũng như xu hướng vận động của trật tự quốc tế" vì môi trường quốc tế có "quan hệ rất lớn" đến các diễn biến trên Biển Đông.

“Công tác dự báo, công tác chuẩn bị cho bước kế tiếp rất quan trọng vì tranh chấp còn kéo dài lâu,” ông nói./

++++++++++++++++++++++++++++

Công ước Luật biển 1982 thay đổi tư duy biển Việt Nam

Thứ bảy, 15/11/2014

(Biển Đảo) - Việt Nam nằm trong tốp những nước cuối của khu vực có chiến lược biển và luật Biển riêng của mình. Lợi thế so sánh mà những bước đi ban đầu trong những năm 1970 mang lại đã phần nào bị hạn chế nhưng vẫn còn đó những cơ hội để đất nước có những bước đi tiến ra biển vững chắc.

LTS: Năm nay, Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) tròn 20 năm có hiệu lực (16/1/1994). Được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương LHQ, đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên.

Với Việt Nam, Công ước 1982 đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với các vùng biển và thềm lục địa, và là công cụ hữu hiệu quản l‎ý biển, giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng thông qua thương lượng hoà bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng nhau, phù hợp luật pháp quốc tế.

BBT xin giới thiệu loạt bài viết của PGS.TS Nguyễn Hồng Thao về Công ước 1982 với Việt Nam:

Chiến lược ‘tiến ra biển’

Bằng các quy định mới của Công ước 1982, Việt Nam đã trở thành một quốc gia 3 phần biển, một phần đất với khoảng 1 triệu km2 vùng nội thủy, lãnh hải 12 hải lý, tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý, đặc quyền kinh tế 200 hải l‎ý và thềm lục địa. Hình chữ S đặc trưng hình ảnh bà mẹ Việt Nam đội nón lưng còng, quay mặt vào lục địa, tần tảo nuôi con đã được thay bằng hình ảnh chú rồng con vươn hai vuốt vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, hùng dũng tiến ra biển.

image013

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực đưa ra Tuyên bố Chính phủ (12/5/1977) về các vùng biển và thềm lục địa VN phù hợp với nội dung thảo luận của hội nghị lần thứ ba của LHQ về Luật biển (1973-1982).

Song con đường pháp điển hóa luật Biển của đất nước và thông qua một chiến lược biển hiệu quả vẫn còn lắm thác ghềnh.

30 năm sau, ngày 9/2/2007, hội nghị lần thứ tư BCH TƯ Đảng khoá X mới ban hành nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển VN đến năm 2020. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu, mạnh.

Mục tiêu cụ thể là: “Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp 53-55% GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước.

Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực về biển.

image014

Điện phong trên đảo An Bang, quần đảo Trường Sa. Ảnh: Kiên Trung

Chiến lược biển của VN phù hợp với xu thế “tiến ra biển” của thế giới mà Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 đã đặt nền móng. Luật các vùng biển VN được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6/2012 đã cụ thể hóa những mục tiêu của chiến lược biển VN trong tình hình mới, đưa ra những quy định cụ thể nhằm bảo vệ và quản lý các vùng biển VN phù hợp với Công ước.

VN nằm trong tốp những nước cuối của khu vực có chiến lược biển và luật Biển riêng của mình. Lợi thế so sánh mà những bước đi ban đầu trong những năm 1970 mang lại đã phần nào bị hạn chế nhưng vẫn còn đó những cơ hội để đất nước có những bước đi tiến ra biển vững chắc.

1/4 thế kỷ không tiếng súng

Công ước Luật biển 1982 được triển khai trong giai đoạn VN thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Là quốc gia yêu chuộng hoà bình, VN chủ trương giải quyết mọi tranh chấp quốc tế một cách hoà bình, bằng các biện pháp hoà bình, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp trên biển, giải quyết vấn đề hoạch định ranh giới biển liên quan với các nước láng giềng.

Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của VN, khoản 6 đã chính thức và công khai nêu rõ quan điểm giải quyết các tranh chấp trên biển của VN là “… cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.

Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội phê chuẩn Công ước 1982, khẳng định rõ lập trường của VN: “… giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa…”.

Điều 4 khoản 3 của luật biển VN 2012 quy định: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”. Quan điểm này của VN hoàn toàn phù hợp với điều 33 Hiến chương LHQ, các điều 15, 74, 83, 279, 280 của Công ước 1982, xu thế chung của các nước trong khu vực, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế.

VN là một trong những quốc gia tiên phong trong khu vực vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình của Công ước Luật biển 1982. VN đã giải quyết dứt điểm phân định biển với Thái Lan năm 1997, với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000, ký‎ Thỏa thuận phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003, cùng Malaysia nộp hồ sơ chung về ranh giới ngoài thềm lục địa trong phần phía Nam của Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ năm 2009.

VN cũng có hai thỏa thuận khai thác biển chung với Campuchia tại vùng nước lịch sử chung năm 1982, với Malaysia tại thềm lục địa chồng lấn trong Vịnh Thái Lan năm 1992 và vùng đánh cá chung với Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ năm 2004.

Hà Nội đã cùng Manila là tác giả dự thảo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông từ phía ASEAN, là nhân tố tích cực đạt được Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC) và đang phấn đấu cùng các nước liên quan sớm đạt được Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Các kết quả này đã tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển trong ¼ thế kỷ đất nước không biết đến tiếng súng (1988-2014). Đây là đóng góp to lớn, đi cùng với nhịp bước thời đại của chính sách đối ngoại của VN, làm bạn với tất cả các nước.

(Theo Vietnamnet)

01 Tháng Bảy 2016(Xem: 11117)
* Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? * Tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Phi có ý nghĩa gì?
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 12718)
Biển Đông: Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ
13 Tháng Năm 2016(Xem: 11480)
Bàn cờ Biển Đông trước khi TT Obama tới VN
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11643)
Mặt trận biển Đông
19 Tháng Tư 2016(Xem: 13460)
Chiến sự Biển Đông
18 Tháng Tư 2016(Xem: 10660)
Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.