Lưỡi bò 9 đoạn không có cơ sở pháp lý

14 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 18069)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 15 DEC 2014

Đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lý 

Mặc dù còn rất nhiều điều chưa kịp nói hoặc kịp tranh luận nhưng hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông đã diễn ra như một nỗ lực lớn của nước chủ nhà trong việc tìm kiếm những gợi ý cho một giải pháp đối với biển Đông từ các nhà khoa học uy tín trên thế giới.

image024
Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đây thật sự là một sự kiện quan trọng khi lật lại lịch sử tìm hiểu các cuộc thương lượng để giải quyết tranh chấp biển Đông.

Thạc sĩ Hoàng Việt (giảng viên Khoa luật, đại học Quốc gia TP.HCM) là một trong số các học giả VN vừa tham dự hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông.

Tham luận của ông có chủ đề “ASEAN với triển vọng giải quyết tranh chấp biển Đông” đã được trình bày tại phiên sáng 27-11.

Kết thúc hội thảo, ông có bài này gửi Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các học giả quốc tế về những điều vô lý trong yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông (đường lưỡi bò).

quyết căng thẳng trong tranh chấp biển Đông những năm trước (sau này các bên cho ra đời Tuyên bố về các quy tắc ứng xử giữa các bên liên quan trong biển Đông năm 2002) đều được bắt đầu từ các cuộc hội thảo giống như hội thảo này.

Ngoài các tham luận được trình bày rất công phu, những trao đổi giữa các học giả cũng diễn ra hết sức sôi nổi và thú vị. Một trong những vấn đề trao đổi giữa các học giả là đường lưỡi bò (đường chữ U).

Trong tham luận của học giả Trung Quốc Ji Guoxing, mặc dù với chủ đề “Các vấn đề pháp lý biển và hợp tác an ninh trên biển Đông”, ông cũng nhắc tới đường chữ U và nhắc lại rằng vùng nước bên trong đường chữ U đó là “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc và Trung Quốc có một “danh nghĩa lịch sử” đối với các đảo, đá trong vùng đó.

Tiếp sau đó, tham luận của đại diện VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy đủ bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.

Ha Djim Djalam, học giả Indonesia, nhắc lại rằng ngay từ một hội thảo năm 1994 về biển Đông, ông đã chất vấn các học giả Trung Quốc về quy chế pháp lý của đường lưỡi bò này là gì và ông vẫn chưa nhận được lời đáp từ các học giả Trung Quốc.

Sau đó, GS Li Jinming (học giả Trung Quốc) có trình bày rằng nhiều người hiểu sai về đường chữ U, chính quyền Trung Quốc chỉ yêu sách rằng các đảo, đá trong đường chữ U này là thuộc quyền Trung Quốc, coi đường này như một đường quy thuộc các đảo và hiện nay các học giả Trung Quốc vẫn chưa thống nhất được tính chất pháp lý của đường chữ U này như thế nào.

GS Yann Huei Song (một học giả Đài Loan nổi tiếng nghiên cứu về đường chữ U) cho rằng đường chữ U này thật ra không có cơ sở pháp lý nào cả, nó không phải là một lập luận phản ánh cơ sở pháp lý mà chỉ đơn thuần thể hiện ý chí chính trị của lãnh đạo Trung Quốc trong tham vọng muốn trở thành cường quốc.

GS Ramses Amer (Thụy Điển) cho rằng đường chữ U hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào trong luật pháp quốc tế, một đường mà hoàn toàn không ổn định, không có gì để xác định đường ấy một cách chính xác cả, chưa kể tới việc nó thay đổi từ 11 đoạn còn 9 đoạn thì thật là không chấp nhận được đối với một đường biên giới quốc tế.

Học giả của Philippines cho rằng yêu cầu của Trung Quốc đòi hỏi cho mỗi đảo thuộc Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý là không thể được, bởi vì tất cả các đảo này đều quá nhỏ, không đủ điều kiện cho con người sinh sống trên đó, nên không thể gọi là đảo theo quy định trong điều 121 Công ước luật biển năm 1982.

Học giả Nga Voronin cho rằng luận điểm tìm thấy các đồ vật khảo cổ trên một số đảo nào đó ở biển Đông, rồi từ đó khẳng định chủ quyền đối với các đảo đó là không khoa học một chút nào. Ông ví dụ nếu đào trong điện Kremlin ở Matxcơva lên thấy mấy khẩu thần công của quân đội Napoleon, để rồi từ đó khẳng định vùng đất đó thuộc chủ quyền của Pháp thì hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tất cả học giả đều đồng ý với nhau một số điểm. Thứ nhất, vai trò của biển Đông đối với an ninh và sự phát triển của khu vực là rất lớn, vì vậy không nên để xảy ra tình trạng xung đột trên biển Đông, như vậy ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thế giới. Thứ hai, biện pháp khả thi nhất cho giải quyết tranh chấp là hợp tác phát triển chung giữa các quốc gia liên quan, trong đó hợp tác về nhiều mặt từ khai thác tài nguyên biển đến chống cướp biển, chống ô nhiễm môi trường biển...

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đầu tiên trong việc hợp tác phát triển chung là phải xây dựng được lòng tin giữa các bên liên quan. Việc xây dựng lòng tin có thể khởi đầu thông qua các hội thảo khoa học diễn ra tại nhiều nước trong khu vực. Đây là điểm khởi đầu quan trọng để đưa ra ý tưởng cho việc giải quyết tranh chấp biển này. Thứ ba, ngoại trừ các học giả Trung Quốc, các nhà khoa học các nước đều phản đối và không chấp nhận yêu sách về đường lưỡi bò của Trung Quốc, bởi vì nó hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào cả.

(Hoàng Việt, TTO)

 (Trích từ báo Phụ Nữ)

Dưới đây là vài hình ảnh đảo Trường Sa lớn trong quần đảo Trường Sa
image031
Đảo Trường Sa lớn nhìn từ ngoài khơi.
image033
Một Thủy thủ Hải quân Việt Nam thường xuyên đứng nghiêm trước bia chủ quyền đảo Trường Sa lớn.

image035
n cư sinh sống trên đảo Trường Sa lớn vui mừng đón tiếp phái đoàn "Hải trình III Trường Sa HQ-571" đến thăm vào tháng Tư, 2014.
 image037
Ngôi chùa Trường Sa lớn uy nghiêm trên đảo Trường Sa lớn được tăng ni từ tỉnh Khánh Hòa ra trụ trì.

 

23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17985)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13455)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13686)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13663)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13438)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13434)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 12997)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13912)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 13990)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13468)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19666)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61654)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14784)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14771)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13407)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.