Robot nhái Trung Quốc xuất hiện ở Biển Đông

08 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 16689)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 09 JAN 2015

Trung Quốc khoe thử thành công robot chống người nhái Việt Nam

07/01/2015 08:10 GMT+7

image020

TT - Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. 

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày.

CCTV cho rằng loại robot tự hành này có thể ngăn chặn hiệu quả hoạt động của người nhái “từ một quốc gia nào đó”, khi người nhái tiếp cận thì robot này sẽ tự động tấn công.

Tuy nhiên, phần lớn các hãng truyền thông Trung Quốc khi dẫn lại bản tin này đều giật tựa là "Robot tự hành dưới nước do Trung Quốc chế tạo có thể tấn công người nhái Việt Nam".

Cùng ngày, Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ Cục hải sự Trung Quốc cho biết lúc 12g ngày 1-1-2015, giàn khoan “Hai Yang Shi You 981” tức Hải Dương 981 đã từ cảng Tam Á xuất phát đi Singapore.

Thời báo Hoàn Cầu cho biết thêm hiện giàn khoan này đang đi với vận tốc 4 hải lý/giờ. Từ Tam Á đến Singapore có tổng hải trình dài 1.200 hải lý nên với tốc độ hiện nay thì giữa tháng 1-2015 giàn khoan này sẽ đến nơi.

Trước đây, phía Trung Quốc cho biết trong năm 2015 Hải Dương 981 sẽ được đưa đến Ấn Độ Dương để khoan thăm dò dầu khí.

Hồi tháng 5-2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan này trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đến giữa tháng 7-2014, Trung Quốc cho rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển Việt Nam và lai dắt về tỉnh Hải Nam.

MỸ AN

++++++++++++++++++++++

Căn cứ Trung Quốc ở Trường Sa: Câu chuyện không còn của ASEAN

Đăng bởi: Ban Biên Tập vào 29/11/2014

 (Biển đảo) - Máy bay Trung Quốc cất cánh từ đường bằng ở Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa hoàn toàn có thể tấn công căn cứ Mỹ ở Australia.

Cánh tay chiến tranh vươn tới lục địa Úc

Nhiều ngày nay, truyền thông Australia liên tiếp đưa thông tin về việc lãnh thổ của quốc gia này hoàn toàn có thể bị xâm phạm trước thế lực quân sự từ châu Á, mà cụ thể là Trung Quốc.

Trang tin News của Australia nhấn mạnh: “Lãnh thổ quốc gia đang nằm trong tầm hoạt động của nhiều vũ khí mới của Trung Quốc.” Trang tin này chỉ rõ việc Bắc Kinh xây dựng đường bay ở Đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) hoàn toàn là cơ sở để triển khai những khí tài quân sự tới Australia.

Cụ thể, máy bay ném bom chiến lược H-6K có tầm hoạt động trong bán kinh 3.500km đủ để vươn tới Australia. Hiện tại, đường băng trên Đá Chữ Thập đang được tiến hành, dài 3km, rộng 200-300m.

Điều đáng lo ngại hơn, Trung Quốc không giấu giếm việc xây dựng những căn cứ này mà còn công khai dự án, các hình ảnh đồ họa… và mức đầu tư rơi vào khoảng 6 tỉ USD, mất 10 năm để hoàn tất. Trung Quốc đang muốn chứng tỏ với người dân trong nước và quốc tế về việc họ làm chủ những đảo đá này cũng như toàn bộ vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền (80% diện tích Biển Đông).

image023
Đồ họa của căn cứ trên Đá Chữ Thập khi hoàn tất

Tiếp đến, Trung Quốc liên tiếp công bố những hình ảnh về việc hiện đại hóa vũ khí, gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt về không quân, hải quân. Trang tin News đặc biệt chú ý đến loại máy bay chiến lược H-6K (biến thể của máy bay ném bom Tu-16, sản xuất theo giấy phép mua của Nga).

Theo đó, những loại máy bay này khi được vũ trang tên lửa hành trình, như loại CJ-10A (tầm bắn 2.000 km), và xuất phát từ Đá Chữ Thập, sẽ có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đủ để tấn công toàn lãnh thổ Australia. Các căn cứ của Mỹ trên quốc gia này chắc chắn đều trong tầm ngắm.

Đã đến lúc Mỹ cần chú tâm

Nhiều học giả phân tích, việc Trung Quốc công bố các hình ảnh, thông tin về căn cứ trên Đá Chữ Thập này không chỉ có tác dụng thể hiện sự ngự trị của họ với những đảo trên vùng biển đó, mà còn là một chiêu bài để tạo thế thượng phong với nhiều quốc gia khác trên bàn đàm phán.

Trước hết là với Mỹ, cường quốc này đã tuyên bố theo đuổi kế hoạch chuyển trục châu Á – Thái Bình Dương nhằm ngăn cản sự bành trướng, cũng như tham vọng của Trung Quốc. Washington đã thiết lập ở Biển Đông và biển Hoa Đông – cửa ngõ hướng đại dương của Trung Quốc những liên minh quân sự bền chặt, có thể liệt kê gồm các mối quan hệ Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Phiippines, Mỹ-Đài Loan, Mỹ-Hàn Quốc và xa hơn là Mỹ-Australia.

Nếu Australia tự tin vào việc mình có lãnh thổ nằm xa tầm với của các khí tài quân sự từ Trung Quốc, có lẽ đã đến lúc họ cần lo lắng về việc mình đang bị nhòm ngó và đe dọa với dã tâm rất lớn kia.

Thực tế thì Australia đã bị cuốn vào vòng xoáy tham vọng của Trung Quốc từ lúc nào không hay. Nhưng có thể chỉ ra một số dấu hiệu. Đó là khi các chiến hạm của Trung Quốc tập trận ngoài vùng biển quốc tế gần biển Australia hồi 20/2/2014. Hay hồi tháng 5/2014, các tàu chiến Trung Quốc tuần tiễu một vòng sát vùng biển các nước Indonesia, Malaysia, Australia.

image025
Ảnh vệ tinh Airbus Defence & Space chụp ngày 14/11/2014 cho thấy Trung Quốc đã cải tạo và mở rộng đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rất lớn (hơn đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng)

Những dấu hiệu này khiến Australia thực sự phải cảnh giác, và Canberra đã không tiếc tiền gia tăng sức mạnh quân sự cho mình. Gần đây nhất, hải quân nước này vừa biên chế tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn HMAS Canberra và biên chế một chiếc tương tự là HMAS Adelaide vào năm 2016.

Ngoài ra, Australia cũng trang bị khu trục hạm lớp Hobart 7.000 tấn với nhiều công nghệ tương tự như lớp Aegis hiện đại của Mỹ. Quốc gia này cũng có kế hoạch mua 12 tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản để gia tăng sức mạnh cho mình.

Về không quân, Australia cũng có hợp đồng mua sắm F-35, dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất mà Mỹ chỉ xuất khẩu cho đồng minh thân cận.

Quốc gia xa xôi ở giữa Thái Bình Dương này đã bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang như những nước nhỏ bé Đông Nam Á đang phải đối diện. Australia phải lo lắng là hoàn toàn đúng đắn, bởi vừa qua, khi đón nhận tàu đổ bộ trực thăng HMAS Canberra, hàng loạt độc giả Trung Quốc đã đăng đàn truyền thông khai hỏa dàn hỏa lực miệng đầy hiếu chiến.

Và mối nguy đến với Australia đồng nghĩa với việc Mỹ phải gánh vác cùng đồng minh trách nhiệm này.

Thời gian qua, Washington dường như đang bỏ bê sách lược mà Tổng thống Obama đề ra. Hồi tháng 4/2014, khi Chính phủ Mỹ và Quốc hội không thống nhất về vấn đề nợ công, Washington đã hủy nhiều cuộc gặp quan trọng với Đông Nam Á khiến những nước ASEAN cảm thấy bị hụt hẫng.

image028
Lính không quân Trung Quốc trang bị bom lên máy bay H-6K

Mỹ đang tham gia vào Biển Đông một cách có chọn lọc và nước đôi, khi họ ủng hộ Philippines về vấn đề chủ quyền, nhưng không hứa sẽ bênh vực Manila khi hữu sự. Khác với cách Mỹ thân thiết với Nhật Bản ở Hoa Đông.

Và hiện tại, một nước Mỹ không dồi dào ngân sách, cắt giảm chi tiêu quốc phòng đang đứng trước cuộc chiến dài hơi và tốn kém với tổ chức khủng bố IS, sẽ khó lòng có thể quan tâm đến Trung Quốc đang ngày càng lộng hành.

Tuy nhiên, đã đến lúc Washington nhìn nhận vào vấn đề, rằng sự tranh chấp tại Biển Đông chỉ là bề nổi của tảng băng. Còn phần chìm, Trung Quốc sẽ không để cho họ có thêm thời gian, bởi bản thân Bắc Kinh đã sốt ruột và nôn nóng về “giấc mơ Trung Hoa” của họ.

Câu chuyện Biển Đông, Hoa Đông, hay châu Á – Thái Bình Dương không phải chỉ là vấn đề của các nước bản địa nữa. Nếu Mỹ thực sự quan tâm đến lợi ích và an nguy tương lai của thế giới, đã đến lúc cần hành động quyết liệt hơn.

(Theo Đất Việt)

15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24199)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19785)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15769)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14623)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15792)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14835)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15148)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17569)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15159)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15790)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14941)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17236)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15979)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16110)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16739)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17599)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16864)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18140)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16745)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22226)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà