Chim "tình báo" Biển Đông

15 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 21005)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA THỨ SÁU 14 JAN 2015

Bộ Công an kết luận chính thức về chim bồ câu mang ký tự ‘lạ’

14/01/2015

(Xã hội) - Sáng 14-1, Đại tá Trần Phước Hương, Trưởng phòng tham mưu Công an TP Đà Nẵng cho biết, kết quả xác minh số chim bồ câu mang các ký tự chữ Trung Quốc và vòng kiềng ghi các con số ở chân được người dân phát hiện thời gian qua là chim bồ câu đua của một số nước trong khu vực.

image028
Bồ câu mang ký tự lạ là bồ câu đua

Các ký tự này dùng để thể hiện số hiệu của chim đua, tên câu lạc bộ… Nhiều con còn được gắn chip để theo dõi trong suốt chặng đua. Tổng cộng có 16 con chim bồ câu có mang các ký tự nói trên thuộc các câu lạc bộ đua chim ở Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia… đã được người dân TP Đà Nẵng phát hiện. Số chim đua này phải bay liên tục trong thời gian dài nên kiệt sức, phải hạ cánh xuống các khu vực dân cư dọc biển để nghỉ.

Như đã thông tin, trong thời gian qua, người dân ở các địa phương ven biển như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bình Định… liên tiếp phát hiện nhiều chim bồ câu mang các ký tự chữ Trung Quốc trên cánh và một vòng kiềng ghi số thứ tự ở chân. Ở nhiều con còn phát hiện cả con chip. Người dân nghi ngờ đây là chim do thám, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên tiến hành giao nộp cho chính quyền địa phương. Số vòng kiềng và ký tự trên cánh chim bồ câu đã được gửi ra bộ phận kỹ thuật của Bộ Công an để giải mã.

Ông Hương xác định, số chim bồ câu mang các ký tự chữ Trung Quốc và vòng kiềng ở chân do người dân phát hiện không xâm hại đến an ninh quốc gia.

Các nhà khoa học cho rằng việc người dân ở Quang Nam bắt được chim bồ câu có chữ Hán ở cánh và ký hiệu lạ ở chân là việc cần nhanh chóng xác minh. Cần phải xác định con chim này xuất phát từ đâu và những chữ Hán trên cánh có nội dung gì?

Vì không dễ gì mà con chim bồ câu xuất phát từ Trung Quốc lại có thể bay một chặng dài hàng ngàn cây số để đến tận Quảng Nam hay đảo Lý Sơn của Việt Nam.

Trước đó, như chúng tôi đã đưa tin, mới đây, bà Nguyễn Thị Tư (trú tổ 7, thôn 2, xã Bình Dương) bắt được một con chim bồ câu, trên cánh ghi những chữ giống chữ Hán, hai chân mang vòng nhiều màu sắc. Hiện, bà Tư đã báo lên chính quyền địa phương về sự kiện lạ này.

image030
Đôi chân chim mang 3 vòng gồm màu đen, màu xanh, đỏ khắc những chữ cái và số liệu rất khó hiểu.

Trao đổi với PV về vấn đề này, Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: Bây giờ phải xác định chữ Hán trên cánh chim bồ câu có nội dung gì. Cũng có thể đây là chim phục vụ nghiên cứu khoa học, nhưng ai cũng biết chim bồ câu vốn là loại chim được huấn luyện để làm nhiệm vụ đưa thư, việc trên cánh chim có viết chữ và chân đeo vòng kiềng chắc chắn được sử dụng có mục đích.

image031

Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng phải là người nghiên cứu chuyên sâu mới có thể giải mã được mục đích gắn vòng và những ký hiệu lạ trên chim bồ câu này.

“Tôi khá bất ngờ trước thông tin này, hiện nay tôi chưa được trực tiếp xem những dòng chữ Hán trên cánh chim. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng chữ Hán có xuất phát từ Trung Quốc hoặc Đài Loan. Do vậy, cần xác định rõ mục đích của người khắc chữ và gắn vòng trên con chim bồ câu này”, GS Phan Huy Lê nói.

Giáo sư Sử học Phan Huy Lê cũng chia sẻ rằng: Vì đây không phải là lần đầu tiên người dân ở Thăng Bình, Quảng Nam vô tình bắt được loài chim bồ câu có khắc chữ lạ này, do vậy họ cần hết sức cảnh giác. Các cơ quan chức năng cũng cần sớm vào cuộc xác định rõ để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

image033
Chim bồ câu mà bà Tư mới bắt được có chữ Hán ở hai cánh.

Cùng trao đổi về vấn đề này, GS.TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống nhận định: Loài chim bồ câu mà có đeo vòng kiềng ở chân và khắc chữ ở cánh rõ ràng là điều phi tự nhiên do con người làm có mục đích.

Nói về việc người dân ở Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam lo ngại cho rằng: Hai chân con chim bồ câu có gắn kiềng để cài chip để theo dõi bà con đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa, GS. TS Trần Lâm Biền cho nói: “Sự lo lắng của bà con là có cơ sở. Tôi tin chắc rằng nếu cung cấp thông tin này sang bên quân sự thì chắc chắn họ sẽ có câu trả lời xác đáng”.

image034
Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền.

Trước đó, khoảng giữa tháng 5/2014, một ngư dân ở thôn Tây, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) cũng phát hiện ra 2 chú chim lông màu xám mịn, mắt tròn đen trông giống loài bồ câu, đậu trên cabin tàu ở khu vực đảo Đá Bắc thuộc vùng biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Hai chân của hai con bồ câu có đeo vòng nhựa với nhiều ký tự lạ, dưới cánh có khắc 4 chữ Hán.

Theo GS.TS Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội), hai con chim này thuộc nhóm bồ câu thường nuôi nhưng có màu sẫm hơn bồ câu nhà ở đất liền, phân loài riêng có tên khoa học là Gymnocyclus gốc ở Bali (Indonesia), Ghana (một quốc gia ở Tây Phi)… Có thể hai con chim này trên chặng đường bay xa bị đói đã đáp xuống đậu trên cabin tàu của ngư dân.

Loài chim bồ câu đeo vòng này có thể được nuôi để phục vụ nghiên cứu khoa học. Cụ thể là nghiên cứu về quãng đường bay, xác định tọa độ, thời gian, không gian của loài chim này trên biển.

Tuy nhiên, điều khiến người ta nhớ nhất về loài chim bồ câu từ xưa đến nay vẫn là nhiệm vụ đưa thư…/

Bắt được nhiều bồ câu mang theo chữ Hán dưới cánh: Phải chăng một hình thức tình báo?

10/07/2014

(An Ninh Quốc Phòng) - “Đây là lần đầu tiên tui thấy con chim bồ câu có ghi chữ và hai chân gắn kiềng vào, không biết họ gắn kiềng làm gì, mục đích chi…”.

Ngày 9/7, ông Cao Thanh Thiện, Chủ tịch UBND xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau khi nhận được thông tin bà Nguyễn Thị Tư (SN 1965, trú tổ 7, thôn 2, xã Bình Dương) bắt được một con chim bồ câu, trên cánh ghi những chữ giống chữ Hán, xã đã báo lên công an huyện Thăng Bình về ghi lại những hình ảnh những kí tự trên cánh con chim bồ câu để dịch xem đó là những chữ gì. Còn con bồ câu đã được giao lại cho gia đình bà Tư nhốt giữ trong lồng.

image036
Con chim bồ câu có những ký tự lạ mà người dân bắt được ở đảo Lý Sơn hồi tháng 5/2014.

Bà Tư cho biết: “Khi bắt giữ con chim bồ câu lạ này, bà lật cánh lên thì phát hiện hai cánh con chim có kí tự viết rất giống chữ Hán, hai chân chim mang vòng nhiều màu sắc. Đây là lần đầu tiên tui thấy con chim bồ câu có ghi chữ và hai chân gắn kiềng vào, không biết họ gắn kiềng làm gì, mục đích chi…”.

Không riêng gì trường hợp của bà Tư bắt được chim bồ câu lạ, mà cách đây không lâu ông Nguyễn Ngôi (trú tổ 2, Trà Long, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cũng bắt và hiện vẫn còn nuôi con chim bồ câu giống hệt con chim bồ câu của bà Tư vừa mới bắt.

Theo quan sát, con chim bồ câu của ông Ngôi, hai chân của nó cũng có đeo kiềng vòng nhựa dẻo có hai màu chủ đạo là màu xanh và màu chì với các kí hiệu lạ. Cái kiềng màu xanh có ghi các số hiệu 100922,2013 và 6 chữ Hán. Trong đó, 2 chữ ông Ngôi dịch ra là Ô Môn./

Ngư dân Lý Sơn bắt được chim có ký tự lạ ở Hoàng Sa

17/05/2014

(Biển Đảo) - Dưới cánh và tại các vòng đeo ở chân chim có những ký tự, số hiệu mà người nghiên cứu chuyên sâu mới có thể hiểu.

image036
Hai con chim bồ câu do anh em ngư dân Bùi Phải ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn bắt được ở vùng biển Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín.

Ngư dân Bùi Phải ở thôn Tây, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn) cho biết, 2 chú chim lông màu xám mịn, mắt tròn đen trông giống loài bồ câu, đậu trên cabin tàu ở khu vực đảo Đá Bắc thuộc vùng biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.

Cho rằng chim đậu trên tàu mang đến điềm tốt, anh Phải bắt định đưa về nhà nuôi. Thấy trên chân của hai con chim mang ký tự, số hiệu lạ, các ngư dân kiểm tra thì phát hiện dưới đôi cánh có nhiều ký tự lạ khác màu xanh, đỏ.

image038
Ký tự lạ in màu xanh, đỏ dưới cánh chim bồ câu bắt được ở Hoàng Sa. Ảnh:Trí Tín.

Thuyền trưởng Bùi Ngọc Thanh (anh của ngư dân Phải) cho biết thêm, hình dáng hai con chim không khác so với loài bồ câu nhà. Chân của chúng đều đeo kiềng bằng 4 vòng nhựa dẻo nhiều màu sắc với các ký hiệu lạ, bên trong vòng có các mảnh giấy nhỏ, nhiều ký tự lạ. Tương tự, phần dưới cánh của chúng cũng có các ký tự mà ngư dân địa phương chưa từng thấy.

“Chúng tôi nghi ngờ các con chim này có gắn chip để theo dõi bà con đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa”, ông Thanh nói.

image039
Hai chân của hai con bồ câu có đeo vòng nhựa với nhiều ký tự lạ. Ảnh:Trí Tín.

Trao đổi VnExpress chiều 16/5, GS.TS Võ Quý, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, hai con chim này thuộc nhóm bồ câu thường nuôi nhưng có màu sẫm hơn bồ câu nhà ở đất liền, phân loài riêng có tên khoa học là Gymnocyclus gốc ở Bali (Indonesia), Ghana (một quốc gia ở Tây Phi)… Có thể hai con chim này trên chặng đường bay xa bị đói đã đáp xuống đậu trên cabin tàu của ngư dân.

Theo GS Qúy, loài chim bồ câu đeo vòng này được nuôi để làm nhiệm vụ đưa thư hay phục vụ nghiên cứu khoa học. Cụ thể là nghiên cứu về quãng đường bay, xác định tọa độ, thời gian, không gian của loài chim này trên biển.

Nói về các ký tự lạ, GS Quý cho rằng phải là người nghiên cứu chuyên sâu về các ký tự này mới có thể giải mã được mục đích gắn vòng.

Tiến sĩ Sử học Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi phân tích thêm, dưới cánh hai con chim bồ câu này có 4 chữ Hán 招财进宝 “Chiêu Tài Tấn Bảo”. Rõ ràng nơi thả loài chim này xuất phát từ nước Trung Quốc. Bốn chữ Hán bao hàm ý nghĩa là tập trung tiền của, tài sản quý báu. “Chim bồ câu có ký tự dưới cánh, đeo vòng có số hiệu dưới chân thường có chức năng đưa thư, thông tin liên lạc, không loại trừ mục đích quân sự “, TS Khôi nhận định.

(Theo VnExpress)

10 Tháng Hai 2022(Xem: 3997)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 4697)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth