Sinh tử Biển Đông - Xoay trục Châu Á: Đại cường sắp đánh nhau to? Vì Cam Ranh, Mỹ - Nga "khẩu chiến"

12 Tháng Ba 20158:43 CH(Xem: 17662)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 13 MAR 2015
Sinh tử Biển Đông - Xoay trục Châu Á: Đại cường sắp đánh nhau to? Vì Cam Ranh, Mỹ - Nga "khẩu chiến"
blank
Từ Tổng Thống đến Bộ trưởng Quốc phòng đến Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga đều đến thị sát chiến trường Việt Nam-Biển Đông.
blank
Từ phải: TT George W. Bush (Mỹ), TT Vladimir Putin (Nga), Hồ Cẩm Đào (Trung Quốc) mặc áo dài Việt trong dịp đến Việt Nam tham dự APEC 19/11/2006.
blank
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ở Hà Nội 2006.
blank
Mỹ - Ấn: "Biển Đông là vùng biển quốc tế chứ không phải là lãnh hải của riêng nước nào" 2014
blank
TT Putin cam kết tăng cường cung cấp vũ khí cho Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp biển Đông. November 13, 2013
blank
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thăm Việt Nam năm 2014
blank
Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc đích thân đi thị sát các đảo đang xây dựng ở quần đảo Trường Sa 10/2014.

blank
Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95". Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ". Việt:1. Không liên minh quân sự; 2. Không căn cứ quân sự; 3. Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Năm ngoái, Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi người dân thể hiện lòng yêu nước “bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.
blank
blank
blank
Ảnh trên: Vị trí và đặc điểm vịnh Cam Ranh: nước sâu, kín đáo, phía sau bao bọc bởi núi, phía trước chỉ có một cửa biển hẹp ra vào, bên cạnh là phi trường. Cam Ranh nhìn thằng ra trung tâm Trường Sa, cách đảo đá Chữ Thập khoảng 600 hải lý. Trong chiến tranh VN, Sàigon đã cho Mỹ dùng Cam Ranh làm căn cứ không hải quân và "đoàn tầu ngầm cá heo" bảo vệ dưới lòng biển. Đoàn cá heo này đã tiêu diệt hàng chục đặc công biển tìm cách xâm nhập vào Cam Ranh.
blank
Tầu lớn có thể neo đâu sát cảng Cam Ranh trước năm 1975. Tư liệu của VH
blankblank
Phi trường Cam Ranh của Mỹ xây dựng để lại sau 30/4/1975 nay được tân tạo thêm
blankblank
Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh hiện nay

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Hình ảnh Bộ trưởng Mỹ Leon Panetta thăm Cam Ranh 2012
BC chủ nhật, 3 tháng 6, 2012
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta bắt đầu chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam bằng cuộc thăm kéo dài bốn tiếng đồng hồ ở cảng Cam Ranh.
blank
Ông Panetta đã hạ cánh xuống Cam Ranh vào sáng Chủ nhật 3/6, ngay sau khi rời diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
blank
Phát biểu trước các thủy thủ tàu vận tải USNS Richard E. Byrd hiện đang neo đậu để sửa chữa, ông Panetta tuyên bố: "Đây là môt chuyến đi lịch sử".
blank
 Người đứng đầu bộ quốc phòng Mỹ nói chuyện với nhân viên trên tàu.
 blank
Ông cho rằng: "Việc chiếc tàu đang có mặt tại đây và được công nhân Việt Nam bảo dưỡng là chỉ dấu to lớn cho thấy chúng ta đã tiến xa tới đâu"
blank
Đã đến giờ ra về.
blank
Ông Panetta là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân tới khu vực chiến lược mà quân đội Mỹ đã từng sử dụng kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975.

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Mỹ: "Yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga"
blank
Vận tại cơ IL78 của Nga đang tiếp săng một lúc cho 2 chiến đấu cơ Nga. Mỹ đề nghị Việt Nam không nên cho Nga dùng phi trường Cam Ranh làm căn cứ xuất phát bay tiếp săng cho oanh tạc cơ TU95, hiện đang lượn quanh căn cứ không hải quân Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương. Ảnh: Google.
blank
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Reuters

Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ không muốn nêu danh tính nói rằng Washington tôn trọng quyền của Hà Nội ký kết những thỏa thuận với các nước khác, nhưng nói thêm rằng: “Chúng tôi đã hối thúc giới chức Việt Nam bảo đảm rằng Nga không thể sử dụng khả năng tiếp cận Vịnh Cam Ranh để thực hiện những hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.”

Reuters cho biết chính phủ Việt Nam chưa đưa ra phản hồi ngay lập lức bình luận về yêu cầu này từ phía Mỹ.

Phát biểu này được đưa ra giữa lúc các quan chức ngoại giao của Mỹ nói rằng những máy bay ném bom của Nga đã gia tăng những chuyến bay trong một khu vực vốn đã đầy căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, và những nước Đông Nam Á.

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, nói với Reuters rằng những máy bay của Nga đã thực hiện những chuyến bay "khiêu khích," trong đó có những chuyến bay quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn.

Đây là lần đầu tiên các giới chức Mỹ xác nhận vai trò của Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu tự nhiên, trong hoạt động của máy bay ném bom Nga mà gần đây đã gia tăng khắp thế giới.

Ông Brooks nói trong một cuộc phỏng vấn rằng những chuyến bay này cho thấy Nga, đồng minh thời Chiến tranh Lạnh của Việt Nam, xử sự như một “kẻ phá bĩnh những lợi ích của [Mỹ] và của những nước khác.”

Tư lệnh lực lượng không quân của Mỹ ở Thái Bình Dương hồi tháng 5 năm ngoái nói rằng sự can thiệp của Nga tại Ukraine theo sau bởi một sự gia tăng đáng kể hoạt động trên không của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo.
blank
Một chiếc máy bay chiến lược TU-95 của Nga bay trên không phận phía tây bắc đảo Okinoshima.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào ngày 4 tháng 1 vừa qua rằng máy bay chở dầu Il-78 đã sử dụng Vịnh Cam Ranh vào năm 2014, tạo điều kiện cho việc tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến lược TU-95 có khả năng ném bom hạt nhân, một phát biểu cũng được truyền thông nhà nước Việt Nam loan tải.

Sự việc này cho thấy vị thế phức tạp của Hà Nội trong một cuộc đối đầu địa chính trị giữa một bên là Trung Quốc và Nga và một bên là Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á khác.

Năm ngoái Việt Nam đã chứng kiến một loạt những chuyến thăm cấp cao của giới chức Mỹ. Thứ Sáu tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam loan báo Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm nay sẽ có chuyến công du lịch sử sang Mỹ.

Dù đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam vẫn là đối tác thân thiết với Nga trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng và năng lượng.

BBC 12.03.2015

++++++++++++++++++++++++++++++

Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ"
blank
 Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị của Hoa Kỳ muốn Hà Nội ngưng dùng Cam Ranh là nơi hỗ trợ cho chiến đấu cơ của Nga, theo một chuyên gia Nga.

Bình luận được ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí, một viện nghiên cứu phi chính phủ nằm tại Moscow, đưa ra vào hôm 12/03 trong bài của hãng thông tấn Sputnik.

Sputnik là cơ quan truyền thông quốc tế do chính phủ Nga sở hữu và quản lý theo một nghị định từ năm 2013 của Tổng tống Putin.

Cơ quan truyền thông này khai trương hồi tháng 11/2014 và thay thế hãng thông tấn RIA Novosti và Đài phát thanh Quốc tế Nga.

Vào hôm 11/03 hãng tin Reuters có bài đặc biệt mô tả Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga.

Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ nói máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga đã có các chuyến bay nhằm biểu thị sức mạnh trước Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương.

Ông Igor Korotchenko nói: “Đề nghị của chính phủ Hoa Kỳ là sự thô lỗ quá rõ".

Việc ám chỉ phi cơ Nga có thể được tiếp nhiên liệu từ căn cứ ở Vịnh Cam Ranh và rằng các phi cơ này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là tuyên bố khiêu khích và vô căn cứIgor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí

"Việc ám chỉ phi cơ Nga có thể được tiếp nhiên liệu từ căn cứ ở Vịnh Cam Ranh và rằng các phi cơ này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân là tuyên bố khiêu khích và vô căn cứ.

"Sứ mệnh của các máy bay ném bom của Nga tại vùng châu Á- Thái Bình Dương không gây ra sự đe dọa nào,” ông Korotchenko nói vào hôm thứ 11/03.

Ông cũng nói thêm rằng nhà chức trách Việt Nam sẽ không đép ứng yêu cầu của Washington vì hợp tác quân sự Nga Việt và hợp tác kỹ thuật quân sự vẫn là ưu tiên của Hà Nội.

Ông Korotchenko cũng nói rằng việc Hoa Kỳ đang triển khai các hệ thống phòng vệ chống hỏa tiễn tại châu Á- Thái Bình Dương có thể tạo mối đe dọa thực sự cho an ninh khu vực này.

“Hoa Kỳ và đồng minh của họ có thể khiêu khích tạo bất ổn trong vùng với hoạt động của hệ thống chống hỏa tiễn và động thái này chỉ khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang,” ông Igor Korotchenko nói.

Trong bài viết ‘Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"’ gửi BBC tiếng Việt hồi năm 2013, GS Carlyle A. Thayer, Học viện Quốc phòng Australia viết:“Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.

“Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.”
BBC 12/3/2015

Báo Nga: Mỹ đề nghị Việt Nam ngừng hợp tác quân sự với Nga

 (An Ninh Quốc Phòng) - Truyền thông Nga đưa tin, cùng với việc mở rộng căn cứ NATO gần biên giới Nga, Mỹ đang cố gắng đề nghị Việt Nam ngừng hợp tác quân sự với Nga ở khu vực Thái Bình Dương

Nguồn tin riêng của hãng thông tấn Sputnik (Nga) trong Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận, Washington đang tìm cách để Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự ở Vịnh Cam Ranh.

Lực lượng Không quân Nga gần đây đã sử dụng Cam Ranh làm địa điểm tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom hạt nhân.

Giới chức Mỹ cho rằng, gần đây Nga tăng cường các chuyến bay của lực lượng máy bay ném bom ở khu vực Thái Bình Dương, trong số đó có những chuyến bay “khiêu khích” gần đảo Guam, nơi có một căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương nói với Reuters các máy bay ném bom Nga bay gần Guam được tiếp nhiên liệu từ các máy bay xuất phát ở Cam Ranh. Brooks cáo buộc những chuyến bay này cho thấy Nga đụng chạm đến “quyền lợi của Mỹ và các nước khác”.
blank
Chiến cơ Nga tiếp nhiên liệu trên không

Ông Brooks nói Nga gia tăng đáng kể các hoạt động trên không tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh và để thu thập thông tin tình báo sau khủng hoảng với Ukraine.

Mỹ xem vịnh Cam Ranh là một phần quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á như một cách để kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Sputnik dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ tôn trọng quyền của Việt Nam trong hiệp định với các nước khác, nhưng “chúng tôi kêu gọi các quan chức Việt Nam đảm bảo rằng Nga không thể sử dụng Vịnh Cam Ranh để thực hiện các hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực”.

Nga cho biết hồi tháng 11/2014, họ đã lên kế hoạch điều máy bay ném bom tuần tra vùng biển Bắc Mỹ. Khi đó, Lầu Năm Góc đã gọi việc làm đó là vi phạm không phận quốc tế.

Theo Sputnik, các chuyến bay tuần tra bằng máy bay ném bom đã kết thúc từ khi Liên Xô sụp đổ và được Tổng thống Putin khôi phục vào năm 2007./
12/03/2015

+++++++++++++++++++++++++++++++

Việt: Nguyễn Chí Vịnh: “Chính sách 3 Không"
blank
Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần hai của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố Việt Nam sẽ 'không là đồng minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào'.

Ông Vịnh vừa kết thúc chuyến đi bốn ngày (22/08-25/08) tới Bắc Kinh.

Báo chí Việt Nam cho hay chuyến đi này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12/10 tới, nhưng cũng có quan sát viên nói là nhằm thuyết phục Trung Quốc tham gia hội nghị.

Hầu hết bộ trưởng quốc phòng của tám quốc gia được mời cùng Asean nhóm họp đã nhận lời tới Hà Nội tham dự hội nghị ADMM+ lần thứ nhất, được cho là sáng kiến của Việt Nam.

Tuy nhiên Trung Quốc chưa xác nhận liệu Bộ trưởng Lương Quang Liệt có tới Hà Nội hay không.

Gần đây các động thái "xích lại gần Hoa Kỳ" của Việt Nam, mới nhất là hoạt động hải quân chung tại Biển Đông hồi đầu tháng, đã khiến Bắc Kinh quan ngại.

Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin vào cuối chuyến thăm, khi được hỏi liệu Việt Nam có liên minh quân sự với Mỹ hay không, Trung tướng Vịnh "đã tái khẳng định chính sách ba không trong chính sách quốc phòng" của Việt Nam.

"Đó là không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia".

"Như vậy, không chỉ với Mỹ, mà Việt Nam cũng sẽ không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào"./

BBC thứ năm, 26 tháng 8, 2010
blank
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tại Đối thoại Shangri-La 3-5/6/2011.

+++++++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:

Mỹ 'đề nghị VN không giúp máy bay Nga'
blank
 Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược

Có tin nói Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga.

Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ trong bài đặc biệt của Reuters.

Phía Mỹ nói máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân của Nga đã có các chuyến bay nhằm biểu thị sức mạnh trước Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương.
Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói với Reuters rằng máy bay Nga thực hiện những chuyến bay “khiêu khích”.

Ông nói máy bay Nga bay quanh cả khu vực lãnh thổ Guam thuộc Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, nơi có một căn cứ quân sự quy mô của Hoa Kỳ.

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên giới chức Hoa Kỳ xác nhận vai trò của Vịnh Cam Ranh, cảng nước sâu, trong hoạt động của phi cơ ném bom của Nga đang gia tăng toàn cầu.

'Bay quanh Guam'

Đại tướng Vincent Brooks nói các phi cơ bay quanh Guam được tiếp xăng nhờ máy bay xuất phát từ Vịnh Cam Ranh, từng là căn cứ hải quân và không quân lớn của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam.
blank
Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thăm Việt Nam năm 2014

Phân tích của Reuters cho rằng việc Việt Nam sẵn lòng tạo điều kiện cho Nga dùng cảng Cam Ranh cho thấy lập trường phức tạp của Hà Nội trong thế cờ địa chính trị đưa Trung Quốc và Nga về một phe và Hoa Kỳ, Nhật và các nước Đông Nam Á vào phe kia.

Washington muốn được tiếp cận cảng Cam Ranh sâu rộng hơn trong chiến lược xoay trục về châu Á để đối phó với Trung Quốc. Tàu chiến của Hoa Kỳ cũng đã vào cảng Cam Ranh để sửa chữa trong những năm qua.

Việt Nam tìm cách cải thiện quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhưng Hà Nội vẫn duy trì quan hệ thân cận với Nga về hợp tác năng lượng và quốc phòng.
Vịnh Cam Ranh là nơi neo đậu của ba tàu ngầm mà hải quân Việt Nam mua của Nga để đối phó với hoạt động mở rộng của Bắc Kinh ở Biển Đông, và theo dự kiến sẽ có thêm hai tàu nữa được bàn giao vào đầu năm sau.

Tướng Brooks nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters rằng các chuyến bay của Nga “làm ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích của chúng tôi và lợi ích của các nước khác.”

Gây quan ngại

Khi được hỏi về các chuyến bay của Nga trong vùng, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ muốn ẩn danh nói với Reuters rằng Washington tôn trọng quyền tham gia các thỏa thuận của Hà Nội với các nước khác.
blank
Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Việt Nam năm 2013

Tuy nhiên quan chức này nói thêm rằng: "Chúng tôi thúc giục giới chức Việt Nam đảm bảo rằng Nga không thể dùng Vịnh Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể gây căng thẳng trong vùng."

Chính phủ Việt Nam chưa bình luận với Reuters về đề nghị của Mỹ.

Tướng Brooks không nói các chuyến bay của phi cơ ném bom của Nga diễn ra vào thời điểm nào và có bao nhiêu phi cơ tham gia. Tuy nhiên ông xác nhận với Reuters hoạt động này xảy ra sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng Ba.

Hồi tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Nga cho hay từ năm 2014 không quân nước này bắt đầu sử dụng sân bay Cam Ranh ở Việt Nam cho các phi vụ tầm xa.

Bản tin đăng trên trang mạng của bộ này hôm 4/1 nói vào năm ngoái, Nga lần đầu tiên sử dụng sân bay ở tỉnh Khánh Hòa miền Trung Việt Nam để hạ cánh máy bay vận tải Il-78 vốn dùng để tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ ném bom Tu-95MS.

Loại chiến đấu cơ mang theo tên lửa này có biến thể sử dụng để tuần tra biển.

Bộ Quốc phòng Nga nói Nga quay trở lại hiện diện quân sự tại các khu vực xa xôi từ năm 2007 sau một thời gian ngắt quãng. Do vậy, thỏa thuận cho phép Nga được dừng chân tại các điểm trung chuyển chiến lược như Cam Ranh được cho là rất quan trọng./ BBC 12/3/2015

+++++++++++++++++++++++++++

'Gấu' Nga vẫn gầm rú trên trời quốc tế
Stephen Dowling
blank
Lần đầu tiên cất cánh hồi đầu thập niên 1950, chiếc phi cơ là hình ảnh thu nhỏ của sức mạnh quân sự Xô-viết. Ngay cả tên hiệu - Bear (có nghĩa là "Gấu") - cũng thể hiện kích cỡ to lớn và sức mạnh ghê gớm của nó.

Tupolev Tu-95 lần đầu tiên xuất hiện trước các quan sát viên phương Tây hồi 1956, lúc đang có cuộc cách mạng trong ngành thiết kế hàng không.
Một thập niên sau khi kết thúc Đại chiến Thế giới thứ hai cũng là lúc công nghệ máy bay phản lực đang lên. Thế nhưng khi đó, Gấu dùng các động cơ cánh quạt.

Bền bỉ, đáng tin cậy

Không mấy ai tin rằng nó vẫn còn được sử dụng ở tuyến đầu gần 60 năm về sau, trong các vai trò là chiến đấu cơ ném bom chiến lược, là phi cơ tuần tra trên biển, và là máy bay do thám.

Hồi trung tuần tháng Hai 2015, Bear đã xuất hiện trên nhiều trang báo ở Anh sau việc có hai chiếc thuộc loại này đã bị các chiến đấu cơ của Không lực Hoàng gia Anh (RAF) lên kèm chặt, đưa ra xa ngoài khơi Anh quốc.

Đó là cách tuần tra thường lệ của Gấu trong thời đối đầu đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh, và nước Nga gần đây bắt đầu áp dụng trở lại.

Nhưng vì sao Không lực Nga vẫn tiếp tục dựa vào cỗ máy này, gần 60 năm sau lần đầu ra mắt, chứ không phải là các dòng phi cơ mới hơn, hiện đại hơn?
blank
Phi cơ F3 Tornado của Không lực Hoàng gia Anh lên áp sát một chiếc Tu-95 của Nga trên vùng trời Bắc Đại Tây Dương hồi tháng 9/2007

Mục tiêu ban đầu: Nga muốn có phi cơ ném bom hạt nhân tầm xa

Gấu tiếp tục tồn tại, tiếp tục được sử dụng một phần là nhờ tầm nhìn xa trông rộng của cha đẻ.

Andrei Tupolev, nhà thiết kế máy bay hàng đầu của Liên Xô cũ, là một kỹ sư tài năng. Ông từng bị tù trong cuộc thanh trừng của Josef Stalin thời thập niên 1930 do các cáo buộc vô căn cứ.

Tupolev đã góp phần chế tạo ra chiếc phi cơ đầu tiên có khả năng mang bom hạt nhân của Liên Xô, chiếc Tu-4 'Bull' (tức 'Bò').

Đây là chiếc phi cơ phỏng theo kỹ thuật của chiếc Boeing B-29 Superfortress (pháo đài bay B-29) từng thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Cha đẻ của Tu-95 (Bear) là Andrei Tupolev là nhà thiết kế máy bay hàng đầu của Liên Xô cũ và là một kỹ sư tài năng. Ông từng bị tù trong cuộc thanh trừng của Josef Stalin thời thập niên 1930 do các cáo buộc vô căn cứ

Trong chiến dịch ném bom của Mỹ xuống Nhật Bản trước khi kết thúc cuộc chiến, có một số chiếc phi cơ tân tiến này đã lao xuống lãnh thổ Liên Xô.

Với Tu-4, Không quân Liên Xô có trong tay chiếc máy bay ném bom hạt nhân đầu tiên. Tuy nhiên, nó chỉ di chuyển được trong phạm vi quá ngắn, không đủ để bay từ các căn cứ Liên Xô tới Mỹ.

Do đó, năm 1952, Tupolev và đối thủ cạnh tranh, kỹ sư Myasishchev được yêu cầu phải thiết kế ra loại phi cơ ném bom có công suất vận tải 11 tấn bom và phải bay xa được 8.000km, đủ để từ căn cứ của Nga bay vào chính giữa nước Mỹ.

'Lời giải thông minh cho bài toán khó'

Ông Myasishchev chọn thiết kế một chiếc máy bay phản lực bốn động cơ, M-4 'Bison', áp dụng tối đa khả năng kỹ thuật hiện đại nhất của Liên Xô khi đó.

Về phần mình, ông Tupolev quyết định dùng cả các kỹ thuật thử nghiệm lẫn những gì đã chứng tỏ được là đáng tin cậy, và thiết kế ra máy bay cánh quạt nhưng lại dựa trên thế hệ máy bay phản lực đầu tiên. Quả là một lựa chọn xuất sắc!

"Thiết kế truyền thống đã được phát triển thành một loại phi cơ ném bom tầm xa," Douglas Barrie, phân tích gia hàng không thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nói, "và được coi là cách tiếp cận ít rủi ro hơn so với mẫu M-4 Bison của Myasishchev."
blank
Tu-95 là một chiếc phi cơ khổng lồ. Nó dài 46 mét nếu đo từ đầu tới đuôi, và có sải cánh 50 mét. Ở trạng thái không tải, nó nặng 90 tấn.

Gấu có bốn động cơ cực lớn, cấp lực cho tám bộ cánh quạt phản lực với mỗi bộ cánh có chiều dài tới 18 feet (khoảng năm mét rưỡi), đủ để đẩy chiếc phi cơ đạt vận tốc tối đa trên 800km/h, tức là nhanh gần bằng các loại phi cơ hiện đại.

Ông Tupolev đã đúng khi nhận định rằng kỹ thuật máy bay phản lực thời đầu sẽ không thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, tức là vừa phải chở được trọng lượng lớn, vừa phải bay được tầm xa một cách nhanh chóng; thiết kế của Myasishchev đã hoàn toàn thất bại.

Khác với hầu hết các phi cơ dùng công nghệ cánh quạt, các cánh máy bay Tu-95 được thiết kế quét chéo xuống 35 độ, rất giống với các chiến đấu cơ phản lực đời đầu. Thiết kế này giúp giảm bớt lực cản và đạt được vận tốc cao.

'Cỗ máy ồn ào'

Mỗi động cơ cực mạnh truyền lực cho một cặp hai bộ cánh quạt quay ngược chiều nhau theo tốc độ cực lớn, giúp phi cơ hoạt động hiệu quả hơn nhưng cũng tạo ra những âm thanh đinh tai nhức óc hơn nhiều.

Tu-95 được coi là chiếc máy bay ồn ào nhất hiện vẫn đang được sử dụng; người ta thậm chí còn nói rằng các tàu ngầm của Hoa Kỳ khi đang ở dưới nước cũng bắt được âm thanh thông qua các vòm sonar (tức thiết bị phát hiện tàu ngầm) khi có chiếc Tu-95 bay phía trên.

Các phi công lái chiến đấu cơ của phương Tây, những người đã kèm sát các 'Gấu' Nga ở vùng không phận quốc tế thì nói rằng họ nghe thấy tiếng động cơ đối phương át cả tiếng động cơ máy bay mình.

Khả năng thích nghi cao

Chức năng ban đầu của Gấu là nhằm thả bom hạt nhân rơi tự do xuống lãnh thổ kẻ thù, thế nhưng chức năng này đã không được phát huy bởi sự phát triển của công nghệ hỏa tiễn định vị. Tuy nhiên, thiết kế thông minh khiến Gấu liên tục thích nghi được với những vai trò mới vào những thời điểm cần thiết.

Các phi cơ Tu-95 theo dõi trên biển đã phủ bóng lên các con tàu của Nato trên khắp thế giới trong thời Chiến tranh Lạnh, thậm chí có một số Gấu còn đáp xuống Cuba, hay từ các căn cứ đặt tại Vòng Bắc Cực bay dọc xuống vùng duyên hải của Mỹ.

Các phi đội ném bom đã biến những chiếc phi cơ Tu-95 của mình thành máy bay chở hỏa tiễn tuần du tầm xa - việc Bear có thể chở được khối lượng nặng khiến nó rất thích hợp cho vai trò này.

Một phiên bản được cải tiến nhiều của Gấu, chiếc Tu-126 'Moss' đã trở thành chiến đấu cơ đầu tiên của Liên Xô có khả năng cảnh báo sớm khi đang bay - một máy quét radar khổng lồ di chuyển trên không và báo cho hệ thống phòng thủ biết về sự xuất hiện của phi cơ đối phương.

Thậm chí Gấu còn được cải tiến thành phiên bản phi cơ dân dụng, là loại máy bay cánh quạt hiện vẫn giữ kỷ lục thế giới về tốc độ bay - 870 km/h, được xác lập từ 1960.

Cuộc ném bom bất thành

Trong một phiên bản cải tiến triệt để, Gấu đã thả trái bom có sức công phá mạnh nhất con người từng chế tạo, bom hạt nhân 'Tsar Bomba', trong cuộc thử nghiệm mà Liên Xô thực hiện hồi 1961.

Một phi đội bay được lựa chọn cẩn trọng đã thả đầu đạn có sức công phá 50 megaton xuống đảo Novaya Zemlya ở Bắc Cực; trái bom được hãm bớt tốc độ rơi nhờ một chiếc dù để chiếc phi cơ có thể bay thoát tới một khoảng cách an toàn trước khi bom nổ.

Tuy nhiên, sức nổ của trái bom, tương đương gấp 10 lần toàn bộ chất nổ được dùng trong Đại chiến Thế giới II, khiến chiếc phi cơ bị rớt khi đang ở độ cao trên 1 km, tuy đã bay xa được gần 45 km vào thời điểm bom được kích hoạt.

Tham vọng hạt nhân

Liên Xô thậm chí còn thử ý tưởng trang bị năng lượng hạt nhân cho Gấu.

Một chiếc phi cơ được cải tiến ráo riết, Tu-95LAL, đã được lắp một lò phản ứng hạt nhân nhỏ có hoạt động trong một cuộc bay thử.

Chiếc phi cơ này đã thực hiện trên 40 chuyến bay, tuy trong hầu hết các lần cất cánh thì lò phản ứng hạt nhân đều được tắt đi.

Điều khiến người ta quan tâm chính là việc liệu chiếc phi cơ có thể cất cánh với trọng lượng tăng thêm hay không, khi mà cần phải gắn thêm cả những tấm chắn nhằm bảo vệ phi hành đoàn khỏi bị ảnh hưởng phóng xạ.

Công cuộc sản xuất máy bay ném bom hạt nhân cuối cùng được gác lại vào thời thập niên 1960, nhưng các chuyến bay đã chứng tỏ về mặt kỹ thuật là khả thi.

Trong số hơn 500 Gấu được sản xuất kể từ thập niên 1950 tới nay, có ít nhất 55 chiếc vẫn còn đang phục vụ trong Không lực Nga, và nhiều chiếc khác đã được cải tiến để theo dõi trên biển thì vẫn được hải quân Nga và hải quân Ấn Độ sử dụng.

Cũng giống như B-52 của Không lực Hoa Kỳ, Gấu đã chứng tỏ khó có loại chiến đấu cơ nào khác có thể qua mặt được nó. Tiếp tục được nâng cấp, tiếp tục được thay thế phụ tùng, thiết bị, và gã khổng lồ có từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh này sẽ còn tiếp tục tung cánh trên bầu trời, ít nhất là cho tới năm 2040.

Andrei Tupolev hẳn phải rất tự hào về đứa con của mình.

Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future.

BBC 9 tháng 3 2015

++++++++++++++++++++++++++++++

Không quân Nga sử dụng sân bay Cam Ranh
blank
Chiến đấu cơ ném bom Tu-160 của không quân Nga
Bộ Quốc phòng Nga cho hay từ năm 2014 không quân nước này bắt đầu sử dụng sân bay Cam Ranh ở Việt Nam cho các phi vụ tầm xa.

Bản tin đăng trên trang mạng của bộ này hôm 4/1 nói vào năm ngoái, Nga lần đầu tiên sử dụng sân bay ở tỉnh Khánh Hòa miền Trung Việt Nam để hạ cánh máy bay vận tải Il-78 vốn dùng để tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ ném bom Tu-95MS.

Loại chiến đấu cơ mang theo tên lửa này có biến thể sử dụng để tuần tra biển.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga năm ngoái đã thực hiện phi vụ tầm xa qua các khu vực khí hậu khác nhau tới tận Philippines và quần đảo Mariana ở Thái Bình Dương.

Trong năm 2014, tổng cộng 50 chuyến bay tầm xa đã được không quân Nga tiến hành với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-95MS và Tu-160. Loại Tu-160 bay ở khu vực biển Caribbean.

Để hỗ trợ các phi vụ bay tới Trung Đông và khu vực Hoa Nam, không quân Nga phải sử dụng các sân bay ở Bắc Phi và Đông Nam Á; và dường như sân bay Cam Ranh đã được lựa chọn cho công việc này.

Bộ Quốc phòng Nga nói Nga quay trở lại hiện diện quân sự tại các khu vực xa xôi từ năm 2007 sau một thời gian ngắt quãng. Do vậy, thỏa thuận cho phép Nga được dừng chân tại các điểm trung chuyển chiến lược như Cam Ranh được cho là rất quan trọng.

Đối trọng với Trung Quốc?

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thái độ hành xử hung hăng và chính sách độc chiếm Biển Đông, Việt Nam cũng tỏ ra cởi mở hơn trước các yêu cầu hợp tác của nước ngoài, nhất là các quốc gia có tiềm năng đối trọng với nước láng giềng khổng lồ.
blank
Việt Nam đang nhận về các tàu ngầm Nga sản xuất

Cuối năm 2014, có tin Việt Nam chấp thuận giản lược hóa thủ tục cho tàu chiến Nga cập cảng Cam Ranh.

Hải cảng Cam Ranh là nơi Liên Xô từng đặt căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1979.

Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ nước này.

Tuy nhiên hoạt động của hải quân Nga dần dần bị thu nhỏ cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh và năm 2002, trước khi thỏa thuận thuê Cam Ranh hết hiệu lực, Nga đã rút hoàn toàn khỏi nơi đây.

Việt Nam sau đó tuyên bố sẽ không sử dụng Cam Ranh cho mục đích quân sự nữa.

Hồi tháng Tám 2013, trong chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, phía Nga đã yêu cầu Việt Nam làm đơn giản để họ có thể ‘vào cảng Cam Ranh để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân’.

Trong tháng 12/2014, trang Itar-Tass của Nga khi đưa tin về chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nga, Sergey Naryshkin đã nói trong tháng 1/2015, hai nước kỷ niệm 65 năm quan hệ ngoại giao và '40 năm giải phóng Nam Việt Nam', theo đúng cách dùng từ trong bản tiếng Anh của hãng tin nhà nước Nga./

BBC 6 tháng 1 2015

++++++++++++++++++++++++++

Khi người Nga trở lại Cam Ranh'
Chia sẻ
Tổng thống Putin vừa thăm Việt Nam ngày 12/11

Với các hợp đồng cung cấp vũ khí, khí tài và chuyển giao công nghệ quốc phòng khổng lồ, Nga đang ở vị trí không thể cạnh tranh về hợp tác quân sự với Việt Nam.

Báo Nga những ngày qua tập trung sự chú ý khá lớn tới việc Nga và Việt Nam ký kết Hiệp định giữa hai chính phủ về hợp tác quốc phòng trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Hà Nội.

Tuy nội dung hiệp định này chưa được công bố chính thức, các nguồn tin ở Nga cho rằng trong đó có việc thiết lập cơ sở kỹ thuật phục vụ hải quân ở Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa.

Việt Nam và Nga trong chuyến đi của ông Putin tuyên bố "ghi nhận hợp tác trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự không ngừng phát triển và có độ tin cậy cao" giữa hai bên.

Một trong những tờ báo lớn nhất của Nga, tờ Nezavisimaya Gazeta, vừa có bài của bình luận viên về quốc phòng Vladimir Mukhin dưới tựa đề: "Cam Ranh đổi lấy liên minh thương mại và tàu ngầm".

Tác giả bài viết nhận định rằng quan hệ giữa hai quốc gia sẽ được đẩy mạnh trước hết thông qua hợp tác quân sự và kỹ thuật.

Trở lại Cam Ranh?

Chuyên gia Mukhin viết: "Trong những năm tới, hải quân Nga sẽ quay lại cảng Cam Ranh. Theo kế hoạch một trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần và kỹ thuật sẽ được thiết lập tại đó trước cuối năm 2014".

Ông Mukhin đánh giá đây là một trong những kết quả quan trọng về mặt địa chính trị của chuyến đi Việt Nam của ông Putin.

Các nguồn tin nói rằng tại trung tâm này, các chuyên gia của Nga sẽ sửa chữa và tiếp vận tàu của hải quân Nga trên đường từ căn cứ của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đi Vịnh Aden.

Chi tiết này hiện chưa được ký kết nhưng phía Nga cho đây chỉ là thủ tục.

Thông thường báo chí Nga hay được cung cấp tin để đưa trước về những vụ việc mà Nga muốn vận động.

Hải quân Liên Xô đã từng lập căn cứ ở Cam Ranh từ 1979 tới 2001, sử dụng một diện tích khoảng 100 cây số vuông miễn phí trong thời gian đó.
Tuy nhiên năm 1998 chính phủ Việt Nam bắt đầu có ý định đòi tiền thuê đất 300 triệu đôla/năm nhưng Nga từ chối.

Quan hệ quốc phòng Nga-Việt đang được củng cố

Thượng tướng Leonid Ivashov, người từng lãnh đạo Cục Hợp tác Quốc phòng của Nga trong một thời gian dài và trực tiếp tham gia đàm phán về Cam Ranh những năm 1998-2000, cho báo Nezavisimaya biết rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga lúc đó là Anatoliy Kvashnin đã tích cực ảnh hưởng tới quyết định rút hải quân khỏi Việt Nam.

"Quyết định đó sau bị cho là sai lầm, nhưng ̣đã quá trễ."

Theo tờ báo này, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ từng đề xuất thuê lại căn cứ Cam Ranh với giá 500 triệu đôla/năm nhưng Việt Nam đã quyết định sẽ không cho nước ngoài vào đây.

"Tuy nhiên thời thế đã thay đổi. Để thể hiện thiện chí, Hà Nội nay thuận cho Nga lập cơ sở hậu cần và kỹ thuật ở Cam Ranh, tuy chưa rõ giá thuê là bao nhiêu," theo bài báo.

Tác giả bài viết cũng hé lộ là trong khi hợp đồng bán sáu tàu ngầm hạng Kilo cho Việt Nam trị giá 2 tỷ đôla, trị giá của việc xây dựng hạ tầng cơ sở căn cứ tàu ngầm và chuyển giao công nghệ vận hành sẽ thêm 2 tỷ đôla nữa.

Tháng Bảy 2013 một công ty của Nga mang tên Avrora đã cung cấp hệ thống mô phỏng toàn diện tàu ngầm cho trung tâm huấn luyện thủy thủ tại Cam Ranh.

Sẽ không có quốc gia nào có thể cạnh tranh với Nga trong quan hệ quốc phòng với Việt Nam, tác giả Mukhin nhận xét.

Những năm vừa qua, Việt Nam mua của Nga 32 chiến đấu cơ Su-30MK2, 12 chiến hạm tên lửa Molniya, bốn tuần dương hạm Gepard, nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-300PMU1, một hệ thống hỏa tiễn di động bờ biển Bastion có trang bị tên lửa Yakhont siêu âm tự động và các loại vũ khí khác.

Giới chuyên gia Tây phương cho rằng trong thời kỳ 2011-2014 Nga chiếm tới 97% lượng vũ khí nhập vào Việt Nam (tăng từ con số 87,4% trong khoảng 2003-2010).

BBC 19 tháng 11 2013

+++++++++++++++++++++++++++

Mỹ tung máy bay tuần thám hiện đại nhất ra Biển Đông
Mai Vân
blank
Máy bay P-8 Poseidon của Mỹ. Ảnh chụp ngày 16/04/2014.Reuters

Vào lúc mối quan ngại trước việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông ngày càng tăng, Hoa Kỳ đã có phản ứng cụ thể. Một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ ngày 27/02/2015 tiết lộ : Hoa Kỳ đã bắt đầu cho loại trinh sát cơ tối tân nhất của mình là P-8A Poseidon đi tuần tra trên khu vực Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.

Trước đây, từ năm 2012, Mỹ từng dùng loại trinh sát cơ P-3C Orion cũng từ Philippines bay ra tuần tra vùng Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên mà P-8A được sử dụng.

Trong tư cách là đồng minh của Philippines tại châu Á, Hoa Kỳ đã cam kết chia sẻ ngay cho Manila thông tin « tức thời » về những gì xảy ra trong vùng biển của Philippines mà các phi vụ trinh sát thu thập được. Các thông tin này rất quan trọng vào lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp đảo đá tại Biển Đông.

Trung Quốc đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 láng giềng Đông Nam Á (Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei) và Đài Loan. Hoa Kỳ luôn luôn xác định không thiên vị bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng thường xuyên kêu gọi các bên đừng xây cất gì thêm tại các vùng tranh chấp. ,  Trung Quốc phớt lờ trước những khuyến cáo của Washington.

Sự kiện Hải quân Mỹ tung phi cơ P-8A vào các phi vụ trinh sát tại Biển Đông đã rất được quân đội Philippines hoan nghênh. Theo hãng tin Anh Reuters, Đại tá Restituto Padilla, một phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Philippines đã tỏ ý hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ cho triển khai nhiều phi cơ trinh sát hơn trong khu vực.

RFI 27-02-2015

+++++++++++++++++++++++++++++

Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi toàn quốc phòng thủ bờ biển
blank
16/05/2014

(Thời sự) - Ngày 16/05/2014, Yahoo dẫn nguồn từ AP cho biết, vào tối ngày 15/05/2014 và ngày 16/05/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã gửi một tin nhắn văn bản đến hàng triệu người dân Việt Nam, kêu gọi người dân thể hiện lòng yêu nước để “bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” nhưng không tham gia vào các hành vi bạo lực.

Nguyễn Tấn Dũng: "4 vấn đề về Biển Đông"
blank
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời nhiều câu hỏi của các đại biểu Quốc hội

Ngày 25/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có phiên trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

22 đại biểu đã đặt câu hỏi cho Thủ tướng, trong đó có hai người hỏi về vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Dưới đây là nguyên văn trả lời của ông Nguyễn Tấn Dũng, được Quốc hội Việt Nam công bố.

Vấn đề thứ nhất, về đàm phán phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000, còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ nếu theo Công ước Luật biển năm 1982 thì thềm lục địa của nước ta có trồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, mãi tới năm 2009 thì hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn rất khác xa nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận là nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển sau nhiều lần đàm phán như tôi vừa trình bày, nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa rồi. Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ là quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy 2 nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau đàm phán để phân định ranh giới vùng biển này trên cơ sở Công ước Luật biển, trên cơ sở DOC, trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận.

Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được chúng ta đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này. Cũng xin nói thêm trong khi chưa phân định thì trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này chúng ta có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm cho việc an ninh, an toàn trong việc khai thác nghề cá của đồng bào chúng ta. Đó là vấn đề thứ nhất.

"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình."

Vấn đề thứ hai, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Thưa các đồng chí, các vị đại biểu, Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ Thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình.

Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.

Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của chúng ta lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này. Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC. Đó là loại vấn đề thứ hai mà chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền.

Vấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.

Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipin chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.

Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.

"Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này."

Chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa là như thế nào mà các đồng chí nêu, tôi cũng muốn nói rõ vấn đề này. Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện Công ước Luật biển, nghiêm túc thực hiện tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông gọi tắt là DOC và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây mà chúng ta đã ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm có ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này. Việc thứ nhất là chúng ta yêu cầu phải giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở khu vực này.

Thứ hai là chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang đóng giữ bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước v.v... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa, đó là việc làm thứ hai.

Việc làm thứ ba là chúng ta có các cơ chế chính sách hiện nay đã có, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này. Không có thời gian, tôi không nói cụ thể nhưng đã có, đang có hiệu quả, nhưng chúng tôi thấy cần phải sơ kết để làm sao khuyến khích, hỗ trợ cho bà con của chúng ta thực hiện làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.

Vấn đề thứ tư, liên quan tới cam kết quốc tế là chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm tự do hàng hải ở biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi vì đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ của Việt Nam, của tất cả các bên liên quan của các nước. Vì trên Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ đông sang tây mà tuyến đường này là tuyến vận tải từ 50%-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ đông sang tây.

Đó là những việc ta làm cụ thể. Lập trường này của chúng ta thì báo cáo với các vị đại biểu là được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác.

Vấn đề thứ tư, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982. Chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý thực hiện chủ quyền ngày càng đầy đủ hơn, hiện quả hơn đối với vùng biển này.

Tôi xin nói lại là vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

Do không có thời gian, nên tôi xin trình bày vắn tắt 4 vấn đề mà chúng ta đang chủ trương giải quyết và khẳng định chủ quyền trên Biển Đông."

BBC 25 tháng 11, 2011
25 Tháng Sáu 2022(Xem: 3814)
ẤN ĐỘ HÀNH ĐỘNG HƯỚNG ĐÔNG