Đứng trước biển Đông

30 Tháng Ba 20154:17 SA(Xem: 17994)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BA 31 MAR 2015
Đứng trước biển Đông
dung-truoc-bien-dong-1b

dung-truoc-bien-dong-2-tacgiaĐào Như                                                    

Mỗi lần ngồi lại viết về Biển Đông là một lần trầm lự trước Biển Đông, vì tôi vẫn mãi thao thức với câu hỏi: Tại sao sở hữu Biển Đông là giấc mộng của Hán Tộc, là thiên chức của các nhà lãnh đạo Trung Hoa bất kể Quân Chủ, Phong Kiến, Quốc Gia hay Cộng sản? 

Năm 1947, chính Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa, đã khởi xướng vẽ lại bản đồ Trung Quốc có đường biên “Lưỡi bò” gồm 11 đoạn đứt khúc bao gồm hơn 80% diện tích Biển Đông mà không đưa ra một cở sở pháp lý nào. Sau đó Mao Trạch Đông, lãnh tụ đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ những năm 50 đã cũng vẽ lại đường biên “lưỡi bò” thành 10 đoạn sau chuyển thành 9 đoạn như hiện nay. Cũng như Tưởng Giới Thạch, họ Mao không đưa ra bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Tham vọng chiếm đoạt, xâm lăng ngang ngược là bản chất của các vua chúa, các lãnh đạo Hán tộc từ xưa đến nay.

Suy nghĩ cho cùng, tham vọng về lãnh thổ của Trung Hoa là túi tham không đáy, mặc dầu Trung Hoa đã sẵn có hơn 9 triệu Km2 lãnh thổ. Qua gần 3000 năm lịch sử dân tộc ta, các triều đại Trung Hoa đã đem quân xâm lược đất nước ta từ đời nhà Ân đến tận hôm nay.

Chỉ riêng dưới triều đại Cộng sản Trung Quốc, CHND Trung Hoa đã xâm lược ta đến 4 lần: -1956 chiếm nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa, -1974 chiếm nửa phía Đông còn lại của quần đảo Hoàng sa, -1979 TQ xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, -1988 chiếm đảo Gac Ma ở Trường sa. Đó là chưa kể năm 1978 ĐCSTQ thông qua Khmer Đỏ đã mở mặt trận xâm lựợc các tỉnh biên giới phía Tây Nam Việt Nam. Và gần đây nhất, hôm 1 tháng 5-2014 Tập Cận Bình, Chủ Tịch TQ, cố tâm hạ đặt GKHD-981 trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam với sự hỗ trợ của hơn 120 tàu chiến, khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu cảnh sát biển đủ loại và lực lượng Không lực hùng hậu với đủ loại máy bay: Trực thăng, máy bay tiêm kích, máy bay săn giặc, máy bay ném bom,  trong suốt 75 ngày và đêm không ngơi nghỉ.

Đây là sư xâm lăng bờ cõi ViệtNam rất qui mô và trắng trợn nhất của TQ, Tập Cận Bình không miệng lưỡi nào có thể chối cãi được. Việc này không chỉ gây nên khủng hoảng an ninh trong khu vực mà cả toàn cầu. Cả thế giới, nhất là Mỹ lên án TQ xâm lăng VN. Mối quan hệ Việt-Trung trở nên rất xấu và tệ hại chưa từng có trong suốt 22 năm tái lập binh thường hóa quan hệ ngoại giao, tạo nên sự giận dữ của quần chúng Việt Nam khiến Thủ Tướng ViệtNam, Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố hôm 22-5-2014 tại Manilla: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Lời phát biểu trên của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng làm nức lòng đồng bào cả nước. Họ tin rằng đã đến lúc Chính phủ, Nhà nước Việt Nam phải phá vỡ cái niền kim cô “16 chữ vàng và 4 tốt” cần phải đoạn tuyệt dứt khoát với “tình hữu nghị viển vông” để thiết lập quan hệ mới với TQ trên cơ sở bình đẳng, trong khuôn khổ và tinh thần toàn-cầu-hóa, sống chung hòa bình, tự do và bình đẳng trong cạnh tranh, cùng giải quyết các tranh chấp nếu có bằng biện pháp hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế và hai bên cùng hưởng lợi.

Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, từ năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc phát triển quan hệ ổn định được xây trên hai điểm chính: 

1- Hai nước được phép thiết lập những cơ chế để mở rộng hợp tác, quản lý các sự vụ, và giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng. Do đó VN tìm kiếm bảo đảm của TQ về việc không đe dọa và không sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại, đặc biệt các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ. Đối lại, VN theo đuổi đường lối quốc phòng không liên minh quân sự với bất cứ nước nào.

2- VN và TQ tham gia các cơ chế đa phương với ASEAN để thực hiện những biện pháp xây dựng lòng tin chiến lược ngoại giao giữa VN và TQ.

Trên cơ sở của 2 điểm chính này lòng tin Việt-Trung được tích cực xây dựng và hai quốc gia mở rộng hợp tác. Những tranh chấp lãnh thổ trên đất liền và ranh giới biển trên Vịnh Bắc Bộ lần lượt được hai bên hợp tác giải quyết trong những năm 1999 và 2000. Mặc dù vào thời điểm ấy, những căng thẳng ở Biển Đông đã xảy ra, nhưng những biến động này được quản lý tốt và cách ly có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ Việt-Trung. Tháng 11-2002 tại Phnom Penh,Trung Quốc và các nước ASEAN trong đó có ViệtNam cùng ký kết bản Tuyên bố Qui tắc Ứng Xử của các bên ở Biển Đông-Declaration of Conduct-DOC.        
                              

Đó là bề mặt, sự thật trong lòng Biển Đông tiềm ẩn những cuộn sóng ngầm, sự phản trắc của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc-CSTQ- âm mưu chống lại ViệtNam. Phải chăng Trung Quốc có nhận định rất chính xác: Chỉ có ViệtNam mới có đầy đủ ý nghĩa là kẻ đối trọng đối với Trung Quốc trong những sự vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông? Bất chấp chính tay mình đã ký kết bản Hiệp ước của LHQ về luật biển UNCLOS-1982, và bản Tuyên Bố Qui Tắc Ứng Xử Biển Đông -DOC- tại Phnom Penh hồi tháng 11 năm 2002, CSTQ ngang nhiên phản lại những điều lệ của UNCLOSDOC: Những năm 2006-2007 Trung Quốc đã kín đáo cảnh cáo các công ty dầu khí quốc tế không nên hợp tác với PetroVietNam ngay cả công việc khai thác dầu khí trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VIệtNam. Tháng 5-2009, CSTQ đi ngược lại công ước luật biển,UNCLOS, bằng cách chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò mà không có lý giải hợp lý. Kể từ đó CSTQ tìm cách thay đổi nguyên trạng quần đảo Trường sa. CSTQ dùng tàu Tian Jing Hao, một loại tàu chuyên nạo vét cát đá đáy biển với trọng tấn 6017 tấn, để bồi đắp những bãi đá, tăng diện tích sinh hoạt lên đến 10 lần hay có thể lên đến 15-20 lần hơn. Kể từ tháng 9-2013 đến tháng 2-2015, ĐCSTQ  dùng tầu nạo vét Tian Jing Hao, để xây đấp cải tạo thành đảo nhân tạo tại 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường sa: Gạc Ma, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Subi, Châu Viên và Vành khăn…TQ xây dựng trên những đảo nhân tạo này những tiền đồn phòng thủ, tấn công, sân bay, bến cảng, những kho dự trữ hậu cần và tiếp liệu…Mục đích của những công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo thật rõ ràng có 4 mục đích:

1- Tuyên bố Chủ Quyền dựa trên những cơ sở, công sự mà TQ vừa xây dựng được trên 7 bãi đá như vừa kể ở trên.

2- Ưu thế Quân sự: Tăng cường khả năng khống chế toàn khu vực Bìển Đông trên không lẫn trên biển. Để hợp lý thiết lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không-ADZI-

3- Lợi Ích Kinh tế:

- Nơi tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm TQ. Hậu cần cho tàu cảnh sát biển và nhất là tàu đánh cá.TQ từng dùng lực lượng tàu đánh cá này làm phương tiện phi quân sự áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. 

- Khai thác dầu khí trong vùng này.

4- Kiểm soát giao thông trên Biển Đông- Đây cũng là mục đích lớn nhất của Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và cũng là mối lo ngại chung cho khối ASEAN và các cường quốc thương mại có tàu bè vận chuyển hàng hóa đi lại trên hải trình Biển Đông và Biển Hoa Đông: Mỹ, Nhật, Nam Hàn, Ấn Độ, và các quốc gia Âu châu…

Chính vì vấn đề an ninh trên những hải trình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã và đang bị Trung Quốc khống chế và hâm dọa, khiến Mỹ, Nhật, Nam Triều Tiên, Ấn Độ và các quốc gia thuộc Cộng đồng Âu châu Thống nhất, EU, đã phải lên tiếng chống lại những công trình xây dựng của TQ trên các đảo thuộc quần đảo Trường sa…Quốc tế, nhất là Mỹ đều tuyên bố an ninh hải trình trên Biển Đông và Biển Hoa Đông là lợi ích quốc gia, cốt lõi của họ. Đối với Mỹ, trong tình hình hiện tại, Mỹ không có lợi ích cốt lõi nào tại Biển Đông ngoài sư tự do và an toàn của tàu bè Mỹ di chuyển hàng hóa qua lại trên hải trình Biển Đông, mặc dầu trước năm 2000 Mỹ là một bá quyền không những trên Biển Đông và trên cả ngũ đại dương.    

Trong thực tế, sự tranh chấp giữa TQ và HK về Biển Đông không xảy ra bên cạnh những giàn khoan-Oilrigs-cũng không vì nguồn tài nguyên, dầu hỏa, khí đốt, cá mắm tại Biển Đông. Sự tranh chấp giữa TQ và HK cũng không hề xảy ra trên diện rộng Thái Bình Dương, trái lại nó sẽ có thể xảy ra một cách quyết liệt tại các eo biển: Hải trình Đài Loan-Taiwan Straight- ở phía Đông Bắc biển Hoa Đông và hải trình Malacca Straight ở phía Nam Biển Đông. Như vậy, thực chất của cuộc tranh chấp Mỹ-Trung trên Biển Đông là vấn đề gì? Để trả lời câu hỏi này xin trở lại với trang mạng VoatiếngViệt hôm 12-7-2014 có ghi nhận như sau: “TNS Robert Menendez người đề xuất Nghi quyết S.Res.412 (tại Thương viện hôm 10-7-2014) có mục đích tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải và việc sử dụng không phận, hải phận ở khu vực châu Á-TBD theo đúng luật pháp quốc tế…”. Việc khẳng định này của Robert Menendez là chỉ dấu cho thấy rằng thực chất của tranh chấp giữa Mỹ,TQ, VN và các nước ASEAN về Biển Đông không phải là nguồn tài nguyên, năng lượng dầu hỏa và khí đốt hay là cá mắm đang tiềm ẩn trong lòng Biển Đông. Các nguồn tài nguyên trong lòng Biển Đông chưa có gì được chứng minh chính xác, tất cả vẫn còn trong giai đoạn đánh giá và giả thiết, tìm kiếm và khám phá.  

Ở một diện khác, nhà báo Harry J. Kasianis của trang mạng Nationalinterest.org cũng vừa lên tiếng cảnh cáo chính phủ Mỹ chớ nên xao nhãn việc bảo vệ tư do hàng hải trên Biển Đông. Biển Đông tuy nhỏ, nhưng lộ trình hàng hải trên biển Đông rất lớn trong mậu dịch toàn cầu. Hải trình Biển Đông là ‘động mạch chủ’ của nền mậu dich châu Á-Thái Bình Dương. Hàng năm có số lượng hàng hóa trị giá hơn 5 ngàn  300 tỷ USD, trong đó có khối lượng hàng hóa của Mỹ trị giá hơn 2 ngàn tỷ USD được chuyên chở, vận tải qua hải trình này hằng năm. Nhà báo Kasianis tố cáo hiện nay TQ đang có tham vọng chiếm đoạt Biển Đông. Nếu thành công, TQ sẽ là kẻ có chủ quyền kiểm soát hải trình trên vùng biển này, TQ sẽ sẵn sàng gây ra khủng hỏang không nhất thiết là quân sự, nhưng chắc chắn TQ sẽ tạo khủng hoảng về phát triển kinh tế trong vùng.

Riêng về ViệtNam, để minh chứng nhận định của Kasianis, chúng ta thấy rằng việc Tập Cận Bình hạ đặt GKHD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, hâm dọa nghiêm trọng an ninh tại các cửa khẩu Việt Nam. Chỉ trong 48 giờ sau đó thị trường Chứng khoán tại sàn HàNội và TPHCM bị chao đảo, tuột giốc thê thảm. Các nhà đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng, lo sợ về an ninh, ổn định của nền kinh tế ViệtNam, khối lượng ngoại tệ đầu tư tuột giảm thấy rõ.

Do đó việc TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép trong vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam không phải là thuần túy thăm dò dầu khí. Đó là chiến thuật trong chiến lược lớn của TQ xâm chiếm Biển Đông, để nắm lấy chủ quyền kiểm tra hải trình trên Biển Đông hầu kiểm soát tàu bè đi lại trên Biển Đông. Điều này làm kinh động cả thế giới nhất là Mỹ, một cựu bá quyền trên Biển Đông trước năm 2000. Song Mỹ là kẻ chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên Thái Bình Dương và nhất là tại Biển Đông:

- Trước năm 1992, Mỹ triển khai lá chắn tên lửa, đầu đạn, tàu ngầm, khu trục hạm trang bị với hỏa tiển mang đầu đạn, máy bay ném bom B-2, B-52, máy bay tiêm kích F-35, máy bay không người lái…tại hai căn cứ chiến lược Không quân và Hải quân, Clark Field và Subic của Philippines. Lúc ấy tất cả đất nước TQ đều nằm trong tầm ngấm của vũ khí chiến lược của Mỹ từ Clark Field và Subic. Nền an ninh phòng thủ của Trung Quốc lúc ấy bị Mỹ đe dọa nặng nề chớ nói chi đến chuyện TQ dám mưu đồ khống chế Biển Đông.  
 

 - Năm 1992 Mỹ buộc phải rút ra khỏi Phillipines dưới áp lực của phong trào đuổi Mỹ của người dân Phillipines. Cuộc triệt thoái như tháo chạy này của Mỹ mang theo toàn bộ vũ khí chiến lược của Mỹ ra Subic và Clark Field là bước ngoặt lịch sử, không hiểu vô tình hay cố ý, Mỹ đã giải phóng TQ ra khỏi gọng kèm của Mỹ, tạo cơ hội ngàn vàng cho cuộc trỗi dậy vũ bão vô tiền khoáng hậu của TQ trên Biển Đông và Thái Bình Dương. Sau năm 2000, TQ bắt đầu tha hồ lấn chiếm Biển Đông, liên tục xây những tiền đồn chiến lược kiên cố, khoa học tiên tiến  trên các bãi Đá ngầm thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam.

     Chúng ta nhớ lại, hai ngày trước hội nghị Đối thoại Song phương Mỹ-Trung về chiến lược Kinh tế tại Bắc Kin hôm 7-7-2014 Tập Cận Bình rỏ vào tai John Kerry: ”Sự hợp tác giữa Mỹ và TQ mang ý nghĩa sống còn Bắc Kinh và Washington đối xử bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như tôn trọng d09ường hướng phát triển của nhau. Thái Bình Dương còn đủ rộng lớn không thiếu chỗ cho hai quốc gia vỹ đại của chúng ta cùng phát triển…Một cuộc đối đầu giữa TQ và HK chắc chắn sẽ là thảm họa của hai nước và cả thế giới…”. Nghĩa là TQ và HK không dại gì mà không biết nhường nhịn nhau để cùng hau hưởng lợi trên Biển Đông. Đây là ‘chiêu bài’ mà Tập Cận Bình tung ra phủ dụ John Kerry và chính phủ Mỹ lôi cuốn họ tin tưởng vào những điều cam kết của Bắc Kinh với Washington. Mỹ và TQ đồng tình nắm tay nhau và đồng bộ trong âm mưu hy sinh quyền lợi của những nước nhỏ hơn. TQ đã chủ động, khôn khéo kéo Mỹ về phía mình, loại trừ những nước trong khối ASEAN, nhất là Việt Nam bị Mỹ và TQ cô lập trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông.

     Thật sự ‘chiêu bài’ của Tập Cận Bình vừa nói ở trên chỉ là sự lập lại những gì Tập Cận Bình và Barack Obama trao đổi tại buổi đàm phán tại trại Rancho Mirage thuộc khu nghỉ dưỡng Annenberg RetreatSunnylands-California hôm 7 tháng 6-2013. Tại buổi gặp gỡ này, Tổng thống Barack Obama bày tỏ hy vọng hai quốc gia Mỹ và Trung Quốc sẽ xây dựng mô hình hợp tác mới dựa trên những mối quan tâm  chung và tôn trọng lẫn nhau. Mỹ không hề có ý định kiềm chế  hay bao vây Trung Quốc, cáo buộc mà Bắc Kinh thường viện dẫn để miêu tả mục đích chiến lược “Xoay Trục châu Á”của Washington. Đáp lại Tập Cận Bình phát biểu là ông mong muốn làm mới mối quan hệ Mỹ Trung sau thời gian mối quan hệ này trở nên căng thẳng vì TQ phản ứng dữ dội với chiến lược“Xoay trục châu Á”của Mỹ. Liền sau đó Họ Tập  tuyên bố: “Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho Mỹ và Trung Quốc.”

   Cuối buổi họp, món quà lưu niệm của Tổng thống Obama tặng Chủ tịch Tập Cận Bình là cái ghế gỗ  tùng đỏ của California, cái ghế gỗ tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands mà hai ông cùng ngồi chung trên đó đàm đạo thư giãn. Phải chăng, một lần nữa, Tổng thống Obama tích cực đồng ý chia sẻ quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình về một Thái Bình Dương đủ rộng lớn cho Trung Quốc và Hoa Kỳ?

    Qua kết quả của buổi họp tại Sunnylands, với tính nhạy cảm sẵn có, các nước ASEAN, nhất là ViệtNam đã biết ngay rằng TQ và Mỹ đã gạt họ ra khỏi Biển Đông, chủ quyền của họ trên Biển Đông sẽ là món hàng trao đi trả lại, mặc cả giữa TQ và Mỹ.

    Mỗi khi TQ thấy rằng không thể khống chế ViệtNam, nhưng với chủ đích kiềm hãm VN luôn luôn trong tình trạng suy nhược và lạc hậu nên TQ có kế hoạch đẩy Việt Nam vào lệ thuộc Mỹ càng sâu càng tốt. Việt Nam hôm nay là nạn nhân trên Biển Đông vì những diễn xuất của Mỹ và TQ, Kẻ tung người hứng: TQ càng cải tạo nhiều bãi đá thành những công sự chiến đấu ở Trường sa, thì Mỹ có nhiều càng có nhiều cơ hội lên tiếng vờ đả kích TQ và hứa sẽ giúp đỡ ViệtNam chống lại sự lấn át của TQ tại Biển Đông.

Tuy nhiên Việt Nam cũng biết rằng với Mỹ không có sư giúp đỡ nào là vô điều kiện. Điều kiện mà Mỹ thường đòi hỏi VN là chấp nhận đứng trong thỏa ước ‘Liên Minh Quân Sự Quốc Phòng Hỗ Tương’ với Mỹ như Philippines, Nhật và Nam Triều Tiên đã làm, nghĩa là tự nguyện đứng dưới dù nguyên tử của Mỹ. Nhưng mỗi khi được Mỹ che chở bằng cây dù nguyên tử của Mỹ không phải hoàn toàn miễn phí, các quốc gia này phải chấp nhận:

1- Mỹ được quyền đồn trú một số quân đội vô thời hạn kể cả hải lục không quân trên quốc gia này. Điển hình là Mỹ đã đóng quân tại vùng Phi Quân Sự trên bán đảo Triều Tiên, trên đảo Okinawa của Nhật trên 60 năm và vẫn còn tiếp tục vô hạn định. Nghĩa là Mỹ đem một chuyện giả định, một chuyện không có thật để đổi lấy lợi nhuận vô cùng to lớn: biến những nước ký thỏa ước “Liên Minh Quân Sự Quốc Phòng Hỗ Tương” với Mỹ thành thuộc địa vĩnh viễn mà không mất một tiếng súng. (vì trong tình hình thế giới hiện tại không thể nào có chuyện tấn công nhau bằng võ khí nguyên tử. Nhưng dù cho TQ có tấn công Việt nam bằng Vũ Khí nguyên tử đi nữa thì liệu Mỹ có vì một bãi đá nhỏ nhoi ở tận Trường Sa, mà Mỹ mở tung một cuộc chiến nguyên tử toàn diện với TQ? Dó là điều phi lý)

2- Các quốc gia này không được quyền có công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử

Do đó Việt Nam nhất quyết giữ tư thế độc lập trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Để giải quyết mọi tranh chấp chủ quyền trên biển đông hôm nay, ViệtNam chỉ dựa vào sức sáng tạo của chính mình, sự ủng hộ quốc tế, dựa vào Hiến Chương LHQ về luật Biển-1982-UNCLOS-và những điều lệ của bản Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông-DOC mà ViệtNam, TQ, ASEAN cùng ký kết. Việt Nam nhất quyết giải quyết mọi xung đột bằng giải pháp thương lượng và đàm phán hòa bình. Và ViệtNam quyết định kiên trì theo đuổi chính sách ba không: 1- Không liên minh quân sự, 2- Không là đồng minh quân sự của bất cứ núc nào, 3- Không cho bất cứ nước đặt căn cứ quân sự ở ViệtNam, không dựa vào nước này để chóng nước khác. Thông qua quan điểm này, Việt Nam đã thành công trong việc giải quyết sự vụ GKHD-981.  

 Nhưng Mỹ có truyền thống là những người rất thực tiển (Pragmatist) dư biết rằng giữa các quốc gia không có tình bạn vĩnh viễn cũng như không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của tổ quốc là vĩnh viễn. Thỏa thuận tại Sunnylands chỉ có giá trị trong một thời khỏan nhất định.

 Do đó ngày 28-4-2014, Tổng thống Barack Obama ghé thăm Manilla trong chặng đường cuối cùng của chuyến thăm 4 nước Á Châu, đồng minh của Mỹ: Nhật, Nam Triều Tiên, Indonesia và Philippines. Tổng thống Obama hối thúc chính phủ Philippines ký kết vội vã thỏa ước cho phép Mỹ tái lập căn cứ Không và Hải Quân tại Philippines trong vòng 10 năm. Điều đó có nghĩa rằng Mỹ trở lại căn cứ Không và Hải Quân ở Clark Field và Subic của Philippines. Ngay sau ký kết ông Obama bóng gió nói rằng: Mục đích chúng tôi không phải là đối đầu với TQ cũng không phải kiềm chế TQ mà là bảo đảm luật pháp quốc tế được tôn trọng bao gồm cà vùng biển đang tranh chấp.

Việc Mỹ trở lại căn cứ Không lực Clark Field và cảng quân sự Subic của Philippines là chỉ dấu cho thấy Mỹ đang cố gắng phục hồi vị trí bá quyền tại Thái Bình Dương và Biển Đông. Đây là bước ngoăt lịch sử vô cùng quan trọng có thể biến đổi cục diện Biển Đông. Chắc chắn Mỹ sẽ gặp phải sức chống đối dữ dội từ phía Trung Quốc. Biết rằng một khi Mỹ trở lại các căn cứ và cảng của Philippines, Mỹ sẽ tái trang bị với vũ khí lợi hại tối tân và hiện đại hơn nhiều, cho nên TQ đang dồn hết khả năng hoàn tất việc xây cất các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa càng to, càng tối tân, càng nhiều càng sớm càng tốt trước khi đọ mặt với lực lượng Mỹ trên Biển Đông.

Trong dự kiến của thế giới, những cuộc đối đầu TQ-Mỹ khó có thể tránh được và nó có thể sẽ xảy ra tại vùng biển Philippines. Lúc ấy vị trí ViệtNam trên Biển Đông lại một lần nữa được thắp sáng do những cuộc đụng độ nẩy lửa Mỹ-Trung ngay trước cửa nhà mình. Việt Nam cần phải kiên trì sáng suốt giử vững lập trường độc lập, không thiên vị bên nào, theo dõi cuộc chiến với tầm nhìn ngoại giao nhạy bén, tránh cho bằng được mọi tính toán sai lầm, mọi hành động hấp tấp vội vã thiếu kiểm chứng, tất cả có thể là nguồn cơn của thảm họa. Việt Nam nhất quyết kiên trì bảo vệ chính sách ba không hầu giữ yên bờ cõi.  Đó cũng là niềm tin của kẻ viết bài này khi Đứng Trước Biển Đông./.

Đào Như

Oak Park, Ill. USA

March-29-2015

CHÚ THÍCH VỀ NGUỒN

Tất cả dữ kiện tìm thấy trong bài viết trên đề dựa trên thông tin của những websites sau đây;

AMERICA’S DANGEROUS $5 TRILLION DOLLAR BET IN THE SOUTH CHINA SEA

http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/america’s-dangerous-5-trillion-dollar-bet-the-soyth-china-10857

Phía sau Nghị Quyết 412 của Thượng Viện Mỹ

http://vietbao.com/a224181/goc-nhin-phia-sau-nghi-quyet-412-cua-thuong-vien-my

Đàm phán Mỹ Trung tại Sunnylands

http://vietbao.com/a206067/dam-phan-my-trung-tai-sunnylands


26 Tháng Hai 2015(Xem: 15966)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16018)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31062)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16013)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17470)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14245)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14105)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15668)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14842)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17480)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19642)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15853)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21148)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17825)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16309)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16698)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16706)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17379)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23929)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18219)
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo lớn, 20 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”