Mê hồn trận biển Đông: "Vành đai lửa đảo nhân tạo không chỉ để phòng thủ quân sự!"

12 Tháng Tư 20157:38 CH(Xem: 16679)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 13 APRIL 2015  
blank
 Ảnh trên: Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Ảnh dưới: Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Vành Khăn cách thị trấn Puerto Princesa-Palawan khoảng 130 dặm. Phía bắc của Vành Khăn là bãi Cỏ Rong được đánh giá là nơi có tiềm năng dầu khí rất lớn. Trung Quốc có lần đề nghị với Philippines "gác tranh chấp cùng khai thác" ở khu vực này. Trong cuộc phỏng vấn của bổn báo LKT ở Hội nghị Quốc tế Manila hôm 27/3/2014 với cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines ông Roilo Golez nói rằng làm ăn với TQ chỉ có hại không biết đâu mà lường. (Xem thên bài phỏng vấn trên www.nhatbaovanhoa.com).

+++++++++++++++++++++++++++++++++

TQ công bố mục đích dùng đảo nhân tạo ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ cho biết kế hoạch chi tiết hoạt động cải tạo các bãi đá và rạn sạn hô ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trong cuộc họp báo hôm qua, bà Hoa Xuân Oánh nói, những nơi cải tạo sẽ được sử dụng vào mục đích quốc phòng cũng như cung ứng dịch vụ dân sự mà Bắc Kinh cho rằng có lợi cho nước khác.
blank
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hoa Xuân Oánh. Ảnh: wordpress

Người phát ngôn này nhấn mạnh, hoạt động cải tạo và xây dựng tại quần đảo Trường Sa là cần thiết một phần vì nguy cơ bão tố trong khi có nhiều tàu thuyền hoạt động xa đất liền.

Theo bà, TQ đang xây dựng những nơi trú ẩn, hổ trợ hoạt động của tàu thuyền, cũng như cung cấp các dịch vụ tìm kiếm- cứu nạn, dự báo khí tượng biển, dịch vụ đánh bắt hải sản, những dịch vụ hành chính khác. Những dịch vụ này đảm bảo cho chính TQ, các nước láng giềng và tàu thuyền tư nhân đi trên Biển Đông.
blank
Hình ảnh vệ tinh ngày 17/3 cho thấy một đảo nhân tạo nổi lên ở Bãi Vành Khăn

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ khẳng định, việc biến những bãi đá và rạn san hô thành đảo nhân tạo còn để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Bắc Kinh. Giới phân tích bình luận, hiếm khi TQ đưa ra những thông báo chi tiết về kế hoạch làm đảo nhân tạo.

Việc TQ tiến hành cải tạo các bãi đá, làm đảo nhân tạo đã khiến các nước trong khu vực lên án. Nước này đang cải tạo các bãi đá tại quần đảo Trường Sa gồm bãi Tư Nghĩa, Gạc Ma, Ga Ven, Chữ Thập, Châu Viên, Én Đất và Vành Khăn. Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy TQ đang đẩy mạnh hoạt động cải tạo, xây dựng tại Đá Vành Khăn.

‘Bức trường thành bằng cát’

Mới đây, trang web của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã đăng tải các hình ảnh vệ tinh trước và sau khi TQ tiến hành cải tạo đảo cho thấy, các đảo nhân tạo có cả đường băng, cầu cảng, với nhiều tàu TQ tiến hành nạo vét đất trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa.
blank
Hình ảnh vệ tinh hòn đảo nhân tạo trên bãi Vành Khăn

Hình ảnh đưa ra khi nhiều quan chức Mỹ đã công khai bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động của TQ trong khu vực. Mới nhất là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông tuyên bố hôm thứ tư rằng, các hoạt động của TQ “làm gia tăng nghiêm trọng căng thẳng” trong khu vực.

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris phát biểu tại Australia tuần trước rằng, TQ “đang tạo ra bức trường thành bằng cát với xe ủi, các tàu nạo vét”. Ông cho rằng, các nỗ lực của TQ đã tạo ra một vùng đất nhân tạo rộng hơn 4km2.
blank
Hình ảnh Đá Châu Viên ngày 15/11/2014

Quan chức Hải quân Mỹ Wilson VornDick viết trong bài phân tích đăng trên trang web của CSIS: "Dường như các dự án xây dựng của TQ là một phần mục tiêu mở rộng lãnh thổ hoặc khiến cho yêu sách đường chín đoạn trở thành thực tế".

TQ đã đưa ra cái gọi là bản đồ 9 đoạn để yêu sách chủ quyền ở Biển Đông bao gồm các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

Thái An (theo Reuters, BBC, Ibtimes)

Trung Quốc gấp rút xây đảo Vành Khăn cách Palawan khoảng 13o dặm
blank
 Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Vành Khăn cách Palawan khoảng 130 dặm. Phía bắc của Vành Khăn là bãi Cỏ Rong. Hai bãi, đảo này đang trong vòng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.
blank
 Các ảnh vệ tinh mới ra cho thấy Trung Quốc bơm cát xây dựng đáng kể đá Vành Khăn (Mischief Reef) mà cả ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.

Hình ảnh do công ty DigitalGlobe cung cấp và được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ phân tích cho thấy các tàu Trung Quốc hối hả bơm cát lên các rạn san hô nửa chìm nửa nổi, cải tạo nơi đây thành một hòn đảo thực sự.

Chỉ trong vòng vài tuần, đá Vành Khăn đã thay đổi đáng kể, các lán trại được thay bằng nhà xây khá kiên cố.

Vệ tinh cũng chụp được hình một tàu chiến Trung Quốc, có thể là một tàu lưỡng cư có khả năng chở tới 800 lính, đang tuần tra ở phía Nam đảo Vành Khăn.

Mischief Reef được Việt Nam gọi là đá Vành Khăn do hình thù giống vành khăn đội đầu.

Tuy gần đảo Palawan của Philippines, đá Vành Khăn bị Trung Quốc xây dựng cải tạo từ những năm 1994-1995 cho dù gặp chỉ trích từ Manila.

Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối việc làm của Trung Quốc.

Gấp rút xây dựng

Các bức hình mà CSIS công bố cho thấy từ tháng 1/2015, Trung Quốc đã hút một lượng khổng lồ cát từ xung quanh rạn san hô để bơm lên phía trên, tạo hình đảo.

Tuần trước, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đã cáo buộc Trung Quốc đang thực hiện một chiến dịch xây đảo nhân tạo chưa từng có tiền lệ.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter, hiện đang công du châu Á lần đầu tiên từ khi lên nắm quyền, cũng đưa ra thông điệp quan ngại.

Trong một phỏng vấn dành cho báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản hôm 8/4, ông Carter nói hành động của Trung Quốc “tăng nghiêm trọng căng thẳng và giảm cơ hội giải pháp ngoại giao".

Ông bộ trưởng cũng kêu gọi Bắc Kinh hạn chế hoạt động và "hết sức kiểm chế để cải thiện lòng tin" trong khu vực.

Trong khi các nước khác ở Đông Nam Á, như Malaysia và Việt Nam, cũng sử dụng kỹ thuật tương tự để củng cố lãnh thổ, không có nước nào có công nghệ và nguồn lực mạnh như Trung Quốc.

Ngoài đảo Vành Khăn, Trung Quốc còn đang cải tạo xây dựng sáu đảo khác trong lòng Biển Đông.

Giới phân tích cho rằng sở dĩ Bắc Kinh tiến hành công việc gấp rút như vậy là vì muốn tạo sự đã rồi để thay đổi hiện trạng.
blank
Hai hình đảo Vành Khăn chụp ngày 24/1/2012 và 16/3/2015 cho thấy đảo này được cải tạo rất nhiều. /

BBC 09/4/2015

XEM THÊM:

Biển Đông sẽ trở thành chiến trường ác liệt?

Thứ tư, 25/02/2015

 (Biển đảo) - Biển Đông được dự đoán sẽ trở thành chiến trường trong tương lai bởi khu vực này đang trở thành “miếng mồi ngon” mà nhiều nước thèm muốn, khát khao.
blank
Ảnh minh hoạ

Biển Đông có chức năng như yết hầu của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là nơi tập trung của những hoạt động kết nối, liên kết kinh tế và của các tuyến đường biển toàn cầu.

Biển Đông là trung tâm của vành đai biển Âu-Á với xung quanh là các eo biển Malacca, Sunda, Lombok và Makassar. Hơn một nửa hàng hoá được chở bằng tàu thuyền của thế giới đi qua những tuyến đường biển hẹp nói trên và 1/3 các hoạt động giao thông đường biển đi lại của thế giới diễn ra ở nơi đây.

Dầu mỏ được vận chuyển qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường tới Đông Á thông qua Biển Đông, gấp 3 lần số lượng dầu mỏ đi qua Eo biển Suez và gấp 15 lần số lượng dầu mỏ được chuyên chở qua Eo biển Panama.

80% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản và 39% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương trên đường từ Trung Đông. Các công ty Trung Quốc cũng có hàng tỉ USD đầu tư vào Đông Phi, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ, khí đốt, đường sắt, đường bộ và các ngành khai thác mỏ.

Gần 2/3 nguồn cung cấp năng lượng cho Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng cho Nhật Bản, Vùng lãnh thổ Đài Loan và 80% nguồn nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Trong khi ở vùng vịnh Persian, chỉ có năng lượng được vận chuyển qua nơi này thì ở Biển Đông hàng hoá chuyển qua khu vực biển chiến lược này có cả năng lượng và nhiều loại hàng hoá khác.

Ngoài vị trí trung tâm mang tính chiến lược, Biển Đông còn được chứng minh là chứa đứng nguồn dự trữ dầu mỏ lên tới 7 tỉ thùng và ước tính có đến 900 nghìn tỉ mét khối khí đốt.

Nếu những tính toàn của Trung Quốc là chính xác thì Biển Đông có thể đem lại con số lên tới 130 tỉ thùng dầu (tuy nhiên có những hoài nghi lớn về ước tính này. Biển Đông được cho là chứa đựng nhiều dầu mỏ hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Ả-rập Xê-út. Một số nhà quan sát Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “vùng Vịnh Persian thứ hai”.

Nếu có nhiều dầu mỏ như vậy ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ phần nào giảm được “tình trạng tiến thoái lưỡng nan Malacca” — sự phụ thuộc của nước này vào Eo biển hẹp và dễ tổn thương Malacca do phần lớn nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đến từ Trung Đông.

Và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã đầu tư 20 tỉ USD vì tin rằng Biển Đông chứa đứng số lượng dầu mỏ thực sự lớn như vậy. Trung Quốc đang vô cùng khát khao năng lượng mới. Nguồn dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc hiện chỉ chiếm có 1,1% tổng dự trữ thế giới trong khi nước đông dân nhất thế giới tiêu thụ tới hơn 10% tổng sản xuất dầu mỏ trên thế giới và hơn 20% tất cả nguồn năng lượng được tiêu thụ trên hành tinh.

Không chỉ vị trí địa lý và nguồn dữ trự năng lượng giúp Biển Đông có tầm quan trọng về mặt địa chiến lược mà cả các cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh những vùng nước – nơi có hơn 200 đảo lớn nhỏ, bãi đá và bãi san hô. Chỉ khoảng hơn 30 đảo và bãi đá này thường xuyên nổi trên mặt nước.

Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đây là điều mà không chỉ các nước trong khu vực mà rất nhiều cường quốc và cộng đồng thế giới kịch liệt phản đối.

Vào giữa năm 2010 một “trận sóng gió khuấy đảo Biển Đông” đã diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của họ.

Tham vọng của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực bất bình, lo ngại. Một số đã dựa vào Mỹ và tìm thêm đồng minh để có được sự trợ giúp về ngoại giao, quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc quyết liệt đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá ở Biển Đông và quyết liệt hành động để đạt được mục đích đã đẩy căng thẳng trong khu vực lên cao.

Các nước có tranh chấp ở Biển Đông cũng nhất quyết không chịu khoan nhượng, nhất quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ ở Biển Đông.

Kết quả là những hoạt động quân sự đã được tăng cường mạnh mẽ ở Biển Đông trong vài năm trở lại đây. Và người ta đã chứng kiến không ít những vụ va chạm, đụng độ giữa tàu thuyền các nước. Các vụ phô trương sức mạnh quân sự, tập trận răn đe, thị uy lẫn nhau cũng gia tăng.

Sự can thiệp của một loạt nước lớn cũng khiến tình hình Biển Đông thêm nóng bỏng và làm gia tăng nguy cơ bùng phát xung đột. Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga… đều cho thấy họ có lợi ích ở khu vực biển này và vì thế sẵn sàng can thiệp vào để bảo vệ lợi ích của họ.

Nếu các bên không kiểm soát được tình hình, không kiềm chế tham vọng và hành động, Biển Đông rất dễ trở thành một chiến trường và một khi nó đã trở thành chiến trường thực sự thì đó chắc chắn sẽ là một chiến trường ác liệt và bùng nổ./

(Theo Vnmedia)

XEM THÊM:

Hiểm họa của Phi nếu hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc ở bãi Cỏ Rong (Reed Bank)

Vì chưa giành được “bãi Cỏ Rong” (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi mà Philippines đang kiểm soát thành tài sản của mình, Trung Quốc lại giở chiêu trò, kêu gọi Philippines hợp tác khai thác dầu khí tại bãi biển này. Trung Quốc đang âm mưu gì khi đưa ra đề nghị này?

Ngay sau khi Philippines kêu gọi các quốc gia thuộc khối ASEAN đoàn kết với nhau để đáp trả lại hành động gây hấn của Trung Quốc thì Trung Quốc liền tạo nhiều “cơ hội” để xoa dịu quốc gia này. Hết cố tình lên tiếng “dụ ngọt” sẽ ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết mâu thuẫn biển Đông giờ Trung Quốc lại tìm mọi cách để “làm thân” với nước này. Bạn bè quốc tế đã quen với tiểu xảo của Trung Quốc nhưng trước hành động yêu cầu Philippines hợp tác khai thác dầu – nơi mà Trung Quốc đang muốn chiếm lấy thì quả là làm trò cười cho thiên hạ!
blank
 Khai thác dầu khí trên biển Đông

Biết được tại bãi Cỏ Rong hiện có lượng dầu khí tương đối lớn. Với trữ lượng khoảng 3,4 nghìn tỷ feet khối khí và 440 triệu thùng dầu, lớn hơn trữ lượng mỏ khí Malampaya ở ngoài khơi Palawan nên Trung Quốc tìm cách khai thác. Khi không thể danh chính ngôn thuận khai thác mỏ vàng đen này, biết là yếu lý nên Trung Quốc lâm le xin hợp tác khai thác!
blank
 Bãi Cỏ Rong (Recto Bank hay Reed Bank) không những nằm ở vị trí chiến ược quốc phòng đối với Philippines mà còn được đánh giá có trữ lượng khí đốt lớn.

Cụ thể gần đây nhất là Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã bất ngờ mở lời với Philippines rằng: “Philippines và Trung Quốc nên cho phép Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Năng lượng Philippines của 2 doanh nhân Mahuel V.Pangilinan và Enrique Razon Jr tham gia một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong”. Bà Mã Khắc Thanh còn không ngại nhấn mạnh rằng: “Philippines hợp tác với Trung Quốc thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong thì đây là việc hoàn toàn hợp lệ”!?
blank
 Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh

Liệu có hợp lệ không khi mà ai cũng biết Trung Quốc đang muốn chiếm lấy Cỏ Rong! Philippines đã kịch liệt phản đối và quyết bảo vệ bãi Cỏ Rong cho bằng được thì họ có ngờ nghệch đến mức bắt tay với kẻ thù để khai thác tài nguyên đất nước mình không? Nếu bắt tay, khác nào Philippines đang cống dâng dần bãi Cỏ Rong cho Trung Quốc!

Nổi tiếng là “giỏi xâm lấn, bành trướng” nên ai sẽ chắc chắn rằng Trung Quốc không dở trò? Thèm muốn bãi Cỏ Rong thế kia, bây giờ chiếm không được – Trung Quốc vẫn chai lì xin hợp tác thì dễ gì Trung Quốc từ bỏ tham vọng gom “Cỏ Rong” thành ao nhà?!  Phải chăng là nếu Philippines chấp nhận hợp tác khai thác dầu thì Trung Quốc sẽ có cơ hội nói với con cháu rằng: “Chính Philippines muốn hợp tác với Trung Quốc khai thác dầu khí”. Điều đó, con cháu mang dòng máu Trung Quốc sẽ hiểu “nhầm” rằng bãi Cỏ Rong là của Trung Quốc?! Đến lúc đó, hình ảnh người Trung Quốc khai thác dầu trên bãi Cỏ Rong sẽ được dân Trung Quốc nói rằng: “nếu không phải chủ quyền của Trung Quốc thì tại sao người Trung Quốc lại ‘bình an vô sự’khi khai thác! “
blank
 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tỏ ra hết sức thận trọng trước "dụ dỗ khai thác chung" của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong

Thời gian gần đây, Trung Quốc mãi tung hô khẩu hiệu “gác tranh chấp, cùng khai thác” làm cho nhiều người ngờ vực. Đến khi Trung Quốc dở chiêu trò “làm lành” với Philippines thì bộ mặt “nhân văn” của Trung Quốc càng thêm “đánh bóng”. Tính kế sách này, không khác nào Trung Quốc muốn từng bước biến “của người thành của ta”. Nếu như Philippines không nhận ra tiểu xảo này của Trung Quốc mà đi hợp tác thì không khác nào tạo điều kiện cho Trung Quốc leo thang.

Thiết nghĩ, để bảo vệ bền vững chủ quyền, ngoài việc phản đối – hợp tác quốc tế đáp trả lại chiêu trò của Trung Quốc, Philippines cần tỉnh táo trước những lời yêu cần khiếm nhã của anh bạn láng giềng. Vì, nếu không sáng suốt khi hợp tác với Trung Quốc thì phần lợi và lời chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi. Lúc đó, Trung Quốc sẽ nhận nhiều lợi nhuận còn Philippines sẽ mất đi rất nhiều!

Theo nguyentandung.org 10/1//2013

Các hoạt động "không bình thường" diễn ra cùng thời điểm với sự ra đời bản Thông cáo chung Việt - Trung tại Bắc Kinh hôm 8/4/2015 giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình.   
blank
Bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ (hàng đầu, giữa) và Chủ tịch nước Việt Nam (thứ ba từ phải sang) chụp hình với các đại diện và giới chức Hoa Kỳ sau cuộc họp tại Hà Nội, 31/3/2015.
blank
 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đón Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (P) tại Hà Nội ngày 06/04/2015 trước chuyến đi Bắc Kinh của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng một ngày..REUTERS/Kham
blank
Hai Khu trục hạm Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa, chính thức thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng trong 5 ngày từ ngày 6-10/4 trước chuyến đi Bắc Kinh của TBT Nguyễn Phú Trọng một ngày.
blank
Phía sau tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
blank
Hải quân trên tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 11669)
"Chiến tranh nhân dân" mở màn
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 10538)
Diễn biến ở Hội nghị Asean xứ nghìn voi
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 12535)
Ai sẽ khai thác tài nguyên cá ở Biển Đông? - Ngư phủ trăm năm đổi lấy nghề xuất khẩu lao động.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 11071)
"Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam “phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11823)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12242)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 10955)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10695)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.