Các Phi trường quân sự ở Hoàng Sa và Trường Sa

16 Tháng Tư 201511:05 CH(Xem: 14926)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 17 APRIL 2015
blank
Căng thẳng Biển Đông gia tăng vì hoạt động lấp biển lấy đất của TQ

blank
Các kiến trúc Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Philippines đã phản đối hoạt động bồi đắp đất của Trung Quốc trong các rạn san hô đang tranh chấp ở Biển Đông

Những chi tiết mới về những hoạt động xây dựng và lấp biển lấy đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã làm bùng ra những sự chỉ trích từ phía Hoa Kỳ và sự quan tâm của Philippines. Nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục làm và nói rằng những việc đó là hợp pháp và không tác động hay nhắm vào bất kỳ quốc gia nào. Thông tín viên VOA Bill Ide tường thuật từ Bắc Kinh.

Một bản phúc trình mới được công bố bởi Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ nêu bật những thách thức mà khu vực Đông Nam Á đang đối mặt giữa lúc Trung Quốc tiến hành một kế hoạch qui mô lớn để tăng cường sức mạnh quân sự.

Bản phúc trình đầu tiên của cơ quan này trong vòng 6 năm cho biết Trung Quốc đang gia tăng số lượng chiến hạm và tiềm thuỷ đĩnh được trang bị các loại phi đạn điều hướng tối tân, và thực hiện những công trình qui mô lớn để cải tạo đất đai xung quanh những hòn đảo nhỏ mà họ kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.

Phúc trình nói rằng hoạt động xây dựng chung quanh 7 bãi đá san hô đã làm cho diện tích đất ở đó từ khoảng 2 héc ta tăng lên tới hơn 300 héc ta. Và hiện giờ xung quanh các bãi đá này có đủ đất để xây ít nhất một sân bay nhỏ và có lẽ một sân bay khác nữa vào cuối năm nay.

Đô đốc Harry Harris, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, mới đây cảnh báo rằng Trung Quốc đang xây “vạn lý trường thành bằng cát” gần những hòn đảo đang có tranh chấp. Ông cũng nói rằng Bắc Kinh tiến hành công việc như thế nào sẽ là một chỉ dấu chính yếu để cho thấy khu vực này đang trên đường tiến tới chỗ đối đầu hay hợp tác.

Mặc dầu vậy, Trung Quốc nhất mực nói rằng những ý đồ của họ chỉ có tính chất hoà bình. Trong lúc không phủ nhận giá trị quân sự và chiến lược của những hoạt động cải tạo và kiến thiết đó, Trung Quốc đã tập trung nói tới những vai trò có tính chất xây dựng của những đảo này, như có ích cho công tác dự báo thời tiết và hàng hải. Bắc Kinh cũng nói rằng những đảo này có thể làm nơi trú ẩn cho tàu bè trong một khu vực thường xảy ra tai nạn trên biển vì bão tố.

Giáo sư Lý Kim Minh, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Hạ Môn, nói rằng Trung Quốc thật ra đã tụt hậu so với các nước khác trong việc xây dựng các kiến trúc trên những hòn đảo ở Biển Đông.

"Nếu quí vị nhìn vào những nước khác đang chiếm cứ những hòn đảo ở Nam Hải, quí vị sẽ thấy Trung Quốc là nước duy nhất không có sân bay. Khi Philippines và Malaysia xây sân bay thì chẳng có ai nói gì. Thế mà giờ đây Trung Quốc đang tìm cách để bắt kịp thì các nước láng giềng lại tỏ ý chống đối."

Ngoài Philippines và Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng có bãi đáp máy bay trên những hòn đảo ở Trường sa. Tuy ông Lý Kim Minh nói đúng là Trung Quốc đã bắt đầu trễ hơn các nước khác, các nhà phân tích nói rằng những hoạt động của Bắc Kinh có qui mô lớn hơn nhiều so với các nước cũng có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Hồi đầu tuần này Philippines ước tính những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc đã gây ra những sự tổn hại to lớn cho các rạn san hô, dẫn tới những sự thiệt hại kinh tế lên tới 100 triệu đô la mỗi năm cho các nước xung quanh Biển Đông.

Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc chẳng những quan tâm tới những công trình xây dựng của Trung Quốc mà còn cảm thấy lo ngại vì cách thức mà tàu bè Trung Quốc đã làm để tìm cách khẳng định yêu sách chủ quyền. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới duyên hải Việt Nam hồi năm ngoái và dùng vòi rồng để xua đuổi tàu thuyền của Việt Nam đã làm bùng ra những vụ phản kháng có bạo động ở Việt Nam và làm cho quan hệ giữa hai nước Cộng Sản này bị suy sụp tới mức thấp nhất trong vòng nhiều thập niên.

Nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nằm sâu bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam do luật pháp quốc tế qui định, và hành động đó làm cho nhiều người nêu lên nghi vấn là Bắc Kinh có muốn tuân hành luật lệ quốc tế hay không, hay là muốn tìm cách tự đặt ra luật lệ.

Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông và dùng đường lưỡi bò chín vạch để nêu bật đòi hỏi đó. Đường này mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa cho biết họ xem đường lưỡi bò có hiệu lực pháp lý đối với toàn bộ vùng biển đó hay chỉ đối với những hòn đảo và bãi cạn bên trong khu vực này mà thôi./
VOA 14.04.2015
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14337)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13797)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13370)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14550)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14164)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15752)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14770)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14663)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15427)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19673)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14380)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.