Canh bạc quốc tế Biển Đông: "VN rào dậu Trường Sa";"TQ kéo pháo lớn vào trận địa"

31 Tháng Năm 201511:33 CH(Xem: 14302)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 01 JUNE 2015

Canh bạc quốc tế Biển Đông: "VN rào dậu Trường Sa";"TQ kéo pháo lớn vào trận địa"
blank
+++++++++++++++++++++++++++

Hải quân Trung Quốc muốn khoác chiếc áo toàn cầu

Thụy My
blank
 Quân TQ tập luyện tại một căn cứ quân sự ở Trừ Châu (Chuzhou) tỉnh An Huy, 13/05/2015.REUTERS/China Daily

Trong bài viết « Bắc Kinh định ra cho hải quân tầm vóc toàn cầu », thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh nhận định, Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh trên biển khơi.

Theo tờ báo, Trung Quốc khi quan tâm về lợi ích của mình ở nước ngoài và của người Hoa trên tất cả các lục địa, đã khẳng định quyết tâm chuyển đổi thành cường quốc hải quân. Trong cuốn Sách Trắng mới công bố hôm thứ Ba 26/5, lần đầu tiên dành riêng cho chiến lược quân sự, Hội đồng Nhà nước đã trình bày các chiến lược để giao phó vai trò toàn cầu cho quân đội Trung Quốc.

Việc công khai này được Bắc Kinh giới thiệu như một hành động minh bạch, diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Trung đang khẩu chiến về Biển Đông. Tại đây, các công trường bồi đắp các đảo đá ngầm và rạn san hô để lấn biển của Bắc Kinh, từ nhiều tháng qua là mục tiêu của chiến dịch tố cáo mạnh mẽ từ phía Washington.

Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc đã thừa nhận sự chuyển đổi không làm mấy ai ngạc nhiên, của cường quốc thương mại thế giới. Văn kiện này nhấn mạnh : « Sự an toàn cho các lợi ích viễn hải Trung Quốc về năng lượng và tài nguyên, các tuyến đường hàng hải chiến lược, các định chế, nhân lực và tài sản ở nước ngoài, đã trở nên mối quan ngại chủ yếu ».

Sách Trắng cũng cho rằng : « Với việc bành trướng các lợi ích quốc gia Trung Quốc, an ninh quốc gia đã trở nên dễ tổn thương hơn trước các biến động trong khu vực và trên thế giới, nạn khủng bố, hải tặc, và các thiên tai, dịch bệnh ».

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh nêu ra « lợi ích viễn hải » trong một văn kiện chính thức. Nhưng theo chuyên gia Mathieu Duchâtel, người đứng đầu văn phòng Bắc Kinh của Stockholm International Peace Research Institute, khái niệm này « đã được dành cho một chỗ quan trọng như thế trong Sách Trắng mới : mối quan ngại chủ yếu ».

Đối đầu Mỹ-Trung tại Biển Đông

« Ý tưởng này đã được cụ thể hóa, nay thì hầu như liên quan đến vị thế của Trung Quốc với tư cách một cường quốc, có những hoạt động cả trong nước và ngoài nước » - ông Duchâtel nhận định. Ông cũng là đồng tác giả với nhà ngoại giao Đan Mạch Jonas Parello-Plesner trong cuốn sách tiếng Anh sắp ra mắt mang tựa đề « China’s Strong Arm : Protecting Citizens and Asset Abroad ».

Đối với nhà nghiên cứu trên : « Các vấn đề hàng hải trong khu vực và việc bảo vệ các lợi ích ngoài khu vực của một Trung Quốc toàn cầu hóa, phối hợp với nhau trong việc xây dựng sức mạnh hải quân Trung Quốc ». Ông nhấn mạnh : « Sự thay đổi giọng điệu là hiển nhiên so với Sách Trắng trước đó, vốn chú trọng sự hợp tác quốc tế của quân đội Trung Quốc trong các chiến dịch đa phương. Bối cảnh năm này hoàn toàn khác do sự đối đầu Trung-Mỹ tại Biển Đông, và chu trình nguy hiểm giám sát/ phản giám sát ».

Theo ông Duchâtel : « Việc hải quân Trung Quốc giám sát liên tục Biển Đông giải thích rất nhiều điều về thái độ của Bắc Kinh (kể cả việc xây các đảo nhân tạo)». Các trao đổi trên làn sóng vô tuyến hôm 20/5, giữa phi hành đoàn chiếc máy bay trinh sát Posedon của Mỹ lúc bay phía trên các đảo san hô ngoài khơi Philippines và kiểm soát không lưu của hải quân Trung Quốc, trước ống kính quay phim của CNN, đã khiến giọng điệu giữa Bắc Kinh và Washington gay gắt thêm, trong lúc sắp diễn ra Đối thoại Shangri-La ở Singapore từ ngày 29 đến 31/5. Đây là điểm hẹn quan trọng của các Bộ trưởng Quốc phòng khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

« Tự do hàng hải » và « lợi ích viễn dương »

Trong các trao đổi trên làn sóng điện, phía Mỹ nỗ lực đề cao tự do hàng hải, trong khi Trung Quốc ra lệnh – ban đầu còn bằng giọng điệu lịch sự, rồi càng lúc càng gay gắt hơn – đòi máy bay Mỹ phải rời khỏi « lãnh thổ thuộc chủ quyền Trung Quốc ».

Trước đó Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ nghiên cứu gởi chiến hạm và phi cơ đến khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây lên, khiến Bắc Kinh tức giận. Tờ Global Times có lượng phát hành lớn, phát ngôn viên hiếu chiến của chế độ, thậm chí còn kêu gọi Trung Quốc « chuẩn bị kỹ lưỡng » cho khả năng xảy ra xung đột với Hoa Kỳ.

Phát biểu từ Trân Châu cảng (Pearl Harbour) nhân lễ chuyển giao quyền lực lãnh đạo Hạm đội Thái Bình Dương hôm thứ Tư 27/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắc nhở rằng Hoa Kỳ muốn « đưa phi cơ và chiến hạm hoạt động khắp nơi luật pháp quốc tế cho phép ». Ông Carter đòi « chấm dứt ngay lập tức và về lâu về dài các dự án bồi đắp lấn biển của Trung Quốc và các nước liên quan ». Ông lên án Bắc Kinh « thông qua các hành vi tại Biển Đông, đang lệch pha với các tiêu chuẩn quồc tế làm cơ sở cho cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương ».

Đối với Mathieu Duchâtel, khái niệm « tự do hàng hải » mà Hoa Kỳ bảo vệ đối nghịch với « bảo vệ tại biển xa », đòn trả đũa cường điệu của Trung Quốc trong Sách Trắng mới. Theo ông : « Điều này đòi hỏi một hàng lang an ninh cho hải quân Trung Quốc trên hải phận quốc tế, có thể sẽ quan trọng trong việc sơ tán các công dân chẳng hạn. Đồng thời cũng gợi đến các hoạt động hộ tống các đoàn tàu thương mại như ở vịnh Aden ».

Le Monde kết luận, hãy chờ xem người Trung Quốc thực hiện ý định của họ như thế nào./

RFI 30-05-2015

Phi cơ Mỹ phát hiện vũ khí Trung Quốc đặt trên đảo mới bồi ở Trường Sa

Trọng Nghĩa
blank
 Ảnh chụp bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.Reuters/U.S. Navy/

Các bức ảnh mà máy bay do thám Mỹ chụp được trong thời gian gần đây cho thấy rõ là Trung Quốc đã chuyển vũ khí lên một hòn đảo nhân tạo mà họ đang bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa. Vũ khí này đã đặt một hòn đảo do Việt Nam kiểm soát gần đấy trong tầm bắn.

Theo tiết lộ của một số quan chức cao cấp Mỹ, được nhật báo Wall Street Journal trích dẫn vào hôm qua, 28/05/2015, các phi vụ trinh sát mà Hoa Kỳ mới thực hiện gần các công trình bồi đắp mà Trung Quốc đang thực hiện đã phát hiện được hai cỗ pháo cơ động trên một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Đây là bằng chứng khẳng định mối nghi ngờ được nêu lên trong thời gian qua là Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo nhằm mục tiêu quân sự. Các bức không ảnh đồng thời phản bác lập luận mà Bắc Kinh vẫn liên tục đưa ra gần đây theo đó các công trình họ đang thực hiện ở Biển Đông chủ yếu mang tính chất dân sự.

Một quan chức Mỹ xác định rằng vũ khí mà Trung Quốc đặt trên đảo đó không phải là một mối đe dọa quân sự đối với máy bay hay tàu thuyền của Hoa Kỳ, nhưng hoàn toàn có thể bắn tới các hòn đảo lân cận dưới quyền kiểm soát của các nước khác.

Đảo do Việt Nam kiểm soát bị đe dọa

Một số quan chức khác của Mỹ đã nhận định một cách cụ thể là tầm bắn của các cỗ pháo của Trung Quốc bao trùm một hòn đảo do Việt Nam kiểm soát, từng được Hà Nội trang bị bằng mốt số loại vũ khí. Theo báo Wall Street Journal, cho đến hết ngày hôm qua, chính quyền Việt Nam chưa có bình luận gì về thông tin này.

Tiết lộ về vũ khí Trung Quốc trên một hòn đảo mà họ bồi đắp tại Trường Sa được đưa ra vào lúc chính Bắc Kinh cũng thừa nhận là họ đang chuyển vũ khí đến đảo Hải Nam, vùng lãnh thổ Trung Quốc gần Trường Sa nhất.

Theo ấn bản Anh Ngữ Want China Times của tờ "Vượng báo" (Want Daily) tại Đài Loan vào hôm nay, Tân Hoa Xã ngày hôm qua đưa tin là Quân đội Trung Quốc đã quyết định đưa nhiều loại vũ khí tối tân nhất đến đảo Hải Nam.

Trong số các vũ khí mà quân đội Trung Quốc công khai phô trương tại cảng Tú Anh, thành phố Hải Khẩu (Hai Kou), có chiến đấu cơ J-10, trực thăng chiến đấu hạng nặng WZ-10, xe tăng lội nước hạng nhẹ 63A, xe chở tên lửa chống tăng, xe chỉ huy bọc thép.

Tân Hoa Xã không ngần ngại cho rằng đảo Hải Nam có rất nhiều khả năng trở thành căn cứ quân sự chính của Quân đội Trung Quốc nếu nước này lao vào một cuộc chiến ở Biển Đông, do đó chính quyền muốn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cư dân tại đấy trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự./

Việt Nam có quyền xây cất 'rào dậu' trên biển Đông

Việt Nam có quyền xây cất 'rào dậu' trên biển Đông ở những nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam và việc xây cất, củng cố này có quy mô 'không đáng kể', một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và bang giao Trung- Việt nói với tọa đàm Bàn tròn Thứ năm của BBC nhân dịp Diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 nhóm họp tại Singapore từ ngày 29-31/5/2015.

Từ Hà Nội, hôm 28/5/2015, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nói:
blank
"Việc Việt Nam có xây cất hay rào dậu quanh nhà mình cho tốt hơn, việc này đã diễn ra từ lâu rồi, thậm chí trước khi có Tuyên bố ứng xử năm 2002, Trung Quốc không có ý kiến gì về chuyện này cả.

"Và thứ hai, có thể nói là xây cất của Việt Nam theo các tài liệu chính thức chỉ bẳng 1,9 (%?) sự xây cất của Trung Quốc thôi và nếu nói như Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales, Úc, thì nó bằng 9,5% của riêng cái Trung Quốc xây cất ở đảo Gạc Ma.

"Tôi cũng đã đến Trường Sa, ở Đá Tây và tôi cũng đã thấy người Việt Nam làm gì ở đấy? Có lẽ Đá Tây nhìn trên không ảnh có vẻ được xây cất, được mở mang, thực ra đấy là một khu vực hậu cần hoàn toàn cho nghề cá. Các bạn có thể đến đó tham quan để thấy.

Xây cất của Việt Nam đã có từ lâu và việc này giống như chuyện anh rào dậu lại nhà, cụ thể là bên lở, bên bồi, mình cần làm cho (tốt) hơn. Thứ hai, đó là sự xây cất rất nhỏTiến sỹ Vũ Cao Phan

"Điều đó để tôi kết luận để nói rằng sự xây cất của Việt Nam đã có từ lâu và việc này giống như chuyện anh rào dậu lại nhà, cụ thể là bên lở, bên bồi, mình cần làm cho (tốt) hơn.

"Thứ hai, đó là sự xây cất rất nhỏ. Sau khi không ảnh máy bay của Mỹ công bố có một số khu vực Việt Nam xây cất, Trung Quốc mới lên tiếng, họ không lên tiếng từ trước, vì họ cũng thống nhất là việc Việt Nam gọi là xây cất ở đấy hoàn toàn hợp pháp, theo tôi, chỉ là be bờ, đắp dậu ở nhà mình, không làm cái gì lớn.

"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."

BBC 29/5/2015
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 11118)
* Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? * Tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Phi có ý nghĩa gì?
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 12718)
Biển Đông: Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ
13 Tháng Năm 2016(Xem: 11482)
Bàn cờ Biển Đông trước khi TT Obama tới VN
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11645)
Mặt trận biển Đông
19 Tháng Tư 2016(Xem: 13461)
Chiến sự Biển Đông
18 Tháng Tư 2016(Xem: 10662)
Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.