HD-981 mò tới cửa Vịnh Bắc Bộ; chuyện gì nữa đây?

28 Tháng Sáu 201511:32 CH(Xem: 14261)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 29 JUNE 2015
blank
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.

+++++++++++++++++++++++++++++++

Giàn khoan mới không phải là chuyện tình cờ trước chuyến đi của Tổng Bí thư

Văn Dân 27/06/2015

(Thời sự) - Rạng sáng 26/6, Trung Quốc đột nhiên di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến gần bờ biển Việt Nam trên Biển Đông chỉ vài tuần trước thềm chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. ‘Giàn khoan mới không thể là một chuyện tình cờ xảy ra. Đó là một phần của kế hoạch’, GS. Carl Thayer nhận định.

Động thái này được Cục An toàn hàng hải Trung Quốc công bố, sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sắp hoàn thành, Trung Quốc chuẩn bị chuyển sang giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập tiền đồn mới.

Phía Trung Quốc nói rằng, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động “trên Biển Đông” từ ngày 25/6 đến 20/8 tại khu vực họ gọi là ‘mỏ Lăng Thủy 25-1S-1′. Nằm tại tọa độ 17°03′45″N / 109°59′03″E, cách thành phố Tam Á khoảng 75 hải lý.

Theo TS. Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ) và ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì vị trí Trung Quốc cắm giàn khoan 981 hiện nay nằm trong vùng chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và chưa phân định. Tháng trước, Trung Quốc cũng tuyên bố đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực họ gọi là “mỏ Lăng Thủy 25-1-3″ cũng nằm trong vùng chồng lấn chưa phân định.

Các chuyên gia ước tính vị trí giàn khoan Hải Dương 981 hiện tại cách bờ biển Việt Nam khoảng 167 km về phía Đông. Phía Trung Quốc ngang ngược yêu cầu tàu bè tránh xa vị trí giàn khoan khoảng 2 km.

Cơ quan chức năng Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan này. Theo Reuters, động thái trên của Trung Quốc rất đáng chú ý vì nó diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Mỹ, nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ chiến lược ấm lên giữa 2 nước, Bắc Kinh có cái nhìn “thận trọng” với quan hệ Việt – Mỹ.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục: ‘Về mặt pháp lý, việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thăm dò tại vùng biển chồng lấn này khi vẫn đang trong quá trình đàm phán phân định đã vi phạm các quy định của thông lệ quốc tế. Đồng thời vi phạm thỏa thuận giữa hai bên mà ta và Trung Quốc đã tiến hành mấy năm vừa rồi’.

Trung Quốc đang triển khai nhiều mũi tiến công để thực hiện cuộc ‘xâm lược mềm’ trên Biển Đông. Mỗi đường đi nước bước của họ ở Biển Đông đều có tính toán kỹ lưỡng. Nhìn thoáng qua vụ hạ đặt giàn khoan trên tưởng chừng vô hại, nhưng với cự ly khoảng cách của giàn khoan thì có thể thấy đây là vị trí được Trung Quốc tinh toán, lựa chọn kỹ để, một mặt, dễ bề áp đặt quan điểm có lợi cho mình trong khi hai bên đang tiến hành đàm phán phân định vùng biển chồng lấn ở cửa vịnh Bắc Bộ và mặt khác, để bảo vệ cho lập trường không thể chấp nhận của họ: “Tây Sa hoàn toàn của Trung Quốc, không cần bàn cãi, không chấp nhận đàm phán giải quyết”.

“Nếu chúng ta không lên tiếng, thì vô hình chung chúng ta đã gián tiếp thừa nhận “chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng biển chồng lấn mà ta và Trung Quốc đang đàm phán. Nó sẽ tạo ra sự đã rồi và biến tham vọng của Trung Quốc thành hiện thực đối với yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông”, TS Trần Công Trục cho biết thêm.

Dân tộc Việt nào thích gì đạn bom, nhưng dân tộc ấy luôn đoàn kết một lòng ‘vì chủ quyền thiêng liêng quyết không chấp nhận đánh đổi hòa bình lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc’. Một năm qua đi, giàn khoan năm ngoái nay lại tiếp tục kéo vào Biển Đông gần vùng biển nước ta như cắm một lưỡi dao giữa trái tim của muôn triệu người Việt Nam, nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền.

Biển của người Việt thực sự không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Còn Việt Nam, quốc gia có hơn 90 triệu dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua ranh giới biển của mình, chúng được gọi là ‘tàu lạ’. Vì sao chúng ta phải thiếu tự tin đến thế. Kẻ cướp cần phải được gọi đúng tên để thiên hạ không bị nhầm lẫn, và để đánh sập ý chí, thái độ ngạo mạn của Trung Quốc để họ không thể muốn khoan đâu cũng được.

Văn Dân

+++++++++++++++++++++++++++++++++

HỘI THẢO:

Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu giàn khoan 981 lại xâm phạm vùng biển Việt Nam?

27/06/2015

(Quốc tế) - Mỹ không thể điều Hạm đội 7 ra ngăn cản giàn khoan 981 Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ sẽ lên án, gây sức ép quốc tế buộc Trung Quốc phải xuống thang.
blank
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.

Biển Đông trong trục quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung, Trung – Mỹ đã trở thành chủ đề nóng hổi nhận được sự quan tâm, trao đổi đặc biệt của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia “Hội thảo Quốc tế Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa, thực trạng và triển vọng” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày hôm qua 26/6.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngoài thực địa do các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, các học giả, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo đã chia sẻ những góc nhìn của mình xung quanh vấn đề này.

“Sốc vì Trung Quốc lại kéo giàn khoan 981 ra vùng biển chồng lấn với Việt Nam, Mỹ sẽ lên án nếu 981 xâm phạm”

Trong phiên thảo luận về quan hệ chính trị – an ninh chiều qua, Tiến sĩ Murray Hiebert, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho biết, ông đã bị sốc khi biết tin Trung Quốc lại vừa kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông.

Theo tuyên bố của Cục Hải sự Trung Quốc thì giàn khoan 981 sẽ hạ đặt trên khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc từ 20/6 đến 20/8 và vạch bán kính cấm tàu thuyền qua lại 2 km quanh giàn khoan. Năm ngoái Trung Quốc cũng đã gây ra cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 từ tháng 6, đến giữa tháng 7 họ mới “giải thích” và rút.

Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết, ông có cảm giác dường như Trung Quốc đang xem việc kéo giàn khoan 981 vào vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với láng giềng là thủ đoạn mới và sẽ sử dụng nó thường xuyên, hàng năm.

Đặc biệt là năm nay Bắc Kinh đã vấp phản phản đối gay gắt từ Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong khi Chủ tịch nước này ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 năm tới cũng như các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Barack Obama trong khuôn khổ các hội nghị, diễn đàn quốc tế khác.
blank
Tiến sĩ Murray Hiebert.

Học giả Mỹ lưu ý rằng, mục đích Trung Quốc lặp lại chước cũ bằng giàn khoan 981 năm nay cũng có thể liên quan đến quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển tốt đẹp. Động thái kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông diễn ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Trung Quốc dự phiên họp Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc và sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter.

Trong vụ giàn khoan 981 năm ngoái, Việt Nam đã lên án mạnh mẽ và kết hợp nhiều biện pháp phản ứng, đặc biệt là truyền thông và dư luận, cuối cùng Trung Quốc cũng rút giàn khoan 981, mặc dù lý do họ đưa ra là “hoàn thành sớm nhiệm vụ”. Lần này Trung Quốc lại làm vậy, Mỹ không thể điều Hạm đội 7 ra ngăn cản giàn khoan 981 Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ sẽ lên án, gây sức ép quốc tế buộc Trung Quốc phải xuống thang, Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết.

Nguy cơ xung đột, chiến tranh trên Biển Đông khó xảy ra, ngăn chặn gặm nhấm dần mới khó

Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng từ Học viện Ngoại giao chia sẻ tại hội thảo rằng khó có khả năng xảy ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông. Chính bản thân Trung Quốc cũng lo sợ đối đầu, bởi vì khi đánh nhau chưa chắc Trung Quốc thắng nổi Mỹ.

Mặc dù từ khi lên cầm quyền ông Tập Cận Bình đã theo đuổi chủ trương phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân. Ông Bình đã chỉ thị cho quân đội nước này phải sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nhưng nếu chiến tranh với người Mỹ mà Trung Quốc thua, uy tín của ông Tập Cận Bình sẽ “lĩnh đủ”.

Tuy nhiên, thủ đoạn gặm nhấm dần mà Trung Quốc đang triển khai trên Biển Đông mới thực sự khó đối phó. Trung Quốc sợ chiến tranh, sợ đánh nhau nên mới phải sử dụng thủ đoạn gặm nhấm dần Biển Đông. Thực trạng quân đội Trung Quốc không mạnh bằng Mỹ, cũng không mạnh như những gì người Trung Quốc đang tuyên truyền.
blank
Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng.

Chia sẻ quan điểm khó nổ ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông, Đại tá Vũ Khanh từ Viện Chiến lược quốc phòng Bộ Quốc phòng cho rằng, trong thời đại ngày nay còn những ai theo đuổi chiến tranh là lạc hậu, lỗi thời, đi ngược với xu thế thời đại.

Các nước cần hòa bình và ổn định để phát triển, Trung Quốc cũng vậy. Một khi xảy ra chiến tranh ở Trường Sa nơi có một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu của thế giới đi qua thì chính nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng đầu tiên.

Ông Khanh lưu ý rằng, Biển Đông không phải chuyện riêng của Việt Nam, vì một khi để Trung Quốc tiếp tục gặm nhấm và hiện thực hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp, thì tất cả các nước ven Biển Đông đều bị đe dọa, Mỹ cũng vậy. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa Biển Đông vào Sách trắng quốc phòng, cũng lần đầu tiên Bắc Kinh đặt hải quân lên vị trí hàng đầu trong chiến lược quân sự tất cả nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò này.

Mỹ đang tập trung phát triển quan hệ với Việt Nam

Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo Mỹ đang tập trung thúc đẩy mạnh mẽ phát triển quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là Bộ Quốc phòng và các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Quân vụ. Quan hệ Việt – Mỹ đã vượt qua quan hệ thông thường và đang trên đà phát triển mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết, Mỹ muốn xây dựng quan hệ với Việt Nam thành hình mẫu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương.

Một học giả Việt Nam chất vấn ngài Michalak rằng, trong khu vực Hoa Kỳ có nhiều đồng minh quan trọng suốt mấy chục năm qua như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Nam Á thì có Philippines, các đối tác quan trọng như Indonesia, Malaysia, Singapore thì khiến dư luận khó tin ý định này của người Mỹ.
blank
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michale Michalak.

Cựu Đại sứ Michalak chia sẻ, đúng là trong khu vực Hoa Kỳ có những đồng minh và đối tác quan hệ chặt chẽ mấy chục năm qua, thời gian lâu hơn quan hệ với Việt Nam, nhưng chính vị trí chiến lược của Việt Nam đã định hình mong muốn ấy của người Mỹ.

Nhắc lại phát biểu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng trước đó rằng quan hệ quốc tế thay đổi liên tục, thù thành bạn, bạn thành thù, Việt – Mỹ hay Việt – Trung cũng như thế, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc thì không thay đổi và quan hệ Việt – Mỹ đang ở trong thời kỳ phát triển, ông Michalak cho rằng 20 năm qua mới chỉ là nền tảng cho quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn nữa. Điều cốt lõi nằm ở lòng tin.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Murray Hiebert cũng khẳng định trước các học giả Việt Nam và quốc tế rằng, lật đổ chế độ ở Việt Nam hay tiến hành diễn biến hòa bình không phải là mục đích của Mỹ. Ngược lại, Việt Nam ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Washington ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam, và quan hệ Việt – Mỹ phát triển có thể cũng có ích cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hay xử lý quan hệ với láng giềng Trung Quốc.

Đầu phiên hội thảo, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy, người Việt Nam rất tôn trọng Hoa Kỳ và mong có một quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Hoa Kỳ được xem là đối tác quan trọng nhất mà Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác.

Cựu Đại sứ Michael Michalak cho biết, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của nhau, xóa bỏ dần sự nghi kỵ. Giáo dục nên là ưu tiên hợp tác số một, bởi giáo dục tốt sẽ là nền tảng giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra./
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16810)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17439)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16983)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17594)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17355)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17269)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16713)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19187)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23613)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19169)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17940)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24617)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18708)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18294)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24915)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18227)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18928)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19729)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20275)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18084)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».