Canh bạc quốc tế Biển Đông: "Mạnh ai nấy chiếm , Hồn ai nấy giữ"

30 Tháng Chín 201510:44 CH(Xem: 13625)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ NĂM 01 OCT 2015

 

Canh bạc quốc tế Biển Đông: "Mạnh ai nấy chiếm , Hồn ai nấy giữ"

bien-dong-oct01-1
Với tham vọng trường chinh và sức mạnh bá quyền, hầu như Tàu khựa đã là chủ Biển Đông từ năm 1947 (Tưởng Giới Thạch - Hoàng Sa Đông)  đến ngày 14.3.2013 là ngày Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải (Trường Sa). Người Việt Nam ta lấy gì đương cự lại??? Đồ họa: VĂN HÓA

bien-dong-oct01-2Biển Đông và quan hệ Mỹ-Việt-Trung sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ

Ts Trần Công Trục

30/09/15

(GDVN) - Sắp tới có khả năng cả Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình đều sang thăm chính thức Việt Nam, đây là thách thức cũng là cơ hội để Việt Nam tỏ rõ lập trường.

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài bình luận của ông về trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung và Biển Đông sẽ diễn biến ra sao sau khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc thăm Hoa Kỳ, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.

Trước hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ, dư luận khu vực đã gửi gắm nhiều hy vọng vào ông chủ Nhà Trắng về những cam kết bảo vệ luật pháp và trật tự quốc tế, hòa bình và ổn định, an ninh và an toàn hàng không hàng hải trên Biển Đông. Obama cũng đã có những tuyên bố lên án đích danh hành vi leo thang phá vỡ hiện trạng, tạo ra cái gọi là "trạng thái bình thường mới" ở Biển Đông bằng cách bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp các bãi cạn, rặng san hô ở Trường Sa thành đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành. 

bien-dong-oct01-3

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Ông Obama và nhiều quan chức cấp cao Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh làm rõ bản chất và căn cứ pháp lý yêu sách đường lưỡi bò đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông kia ở đâu ra. Tuy nhiên từ những phát biểu của Tập Cận Bình tại Nhà Trắng cho thấy, Trung Quốc lại càng ngông nghênh hơn, thách thức dư luận hơn trước.

Điều đó dự báo tình hình Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp hơn nhiều sau chuyến thăm này khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi, liệu Tập Cận Bình và Obama đã đổi chác những gì trên Biển Đông?

2 thứ Tập Cận Bình muốn đổi chác trên Biển Đông với Mỹ


Phát biểu công khai của Tập Cận Bình
về Biển Đông trước và trong khi thăm Hoa Kỳ nổi lên ba điểm chính:

Một là, khẳng định cái gọi là "chủ quyền" vô lý với quần đảo Trường Sa của Việt Nam để bảo vệ cho hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp đã và đang diễn ra. Điều này có nghĩa là Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Trường Sa vì họ ngụy biện đó là "lãnh thổ" của họ.

Bởi vậy, thái độ cứng rắn này của Tập Cận Bình cũng là mong muốn của ông ta rằng Mỹ hãy "tôn trọng" nó bằng cách không cho tàu chiến, máy bay đi qua phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo vừa bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.

Hai là, ông Tập Cận Bình tuyên bố việc xây dựng, bồi lấp, lắp đặt "thiết bị" trên các đảo nhân tạo vừa bồi lấp ở Trường Sa không ảnh hưởng và cũng không nhằm vào bất cứ quốc gia nào?! Thực tế đây chỉ là trò xảo ngôn ngụy biện của nhà lãnh đạo Trung Quốc bởi hầu hết các chuyên gia, học giả, giới quan sát quốc tế đều nhìn ra ngay nguy cơ đe dọa an ninh, hòa bình, ổn định và phá vỡ trật tự, luật pháp quốc tế mà Trung Quốc gây ra ở Biển Đông.

Ba là, Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa, thậm chí ngược lại còn cam kết "bảo vệ tự do, an toàn hàng hải" ở Biển Đông để làm giảm lo ngại và hoãn xung phản ứng của Hoa Kỳ.

Từ những phát biểu này có thể thấy, cái thứ nhất Tập Cận Bình thực sự mong muốn đổi chác với Mỹ chính là sự "mặc nhiên thừa nhận" yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của các đảo nhân tạo và công trình thiết bị trên 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa, mặc nhiên thừa nhận quy chế lãnh hải 12 hải lý vốn chỉ dành cho các đảo tự nhiên bây giờ được áp dụng cho 7 đảo nhân tạo này thông qua việc Mỹ không cho tàu chiến, máy bay đi qua phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Scott Swift và Tư lệnh Hạm đội 7 Harry Harris nhiều lần tuyên bố Mỹ sẽ tuần tra hàng không hàng hải ở bất cứ vùng biển, vùng trời quốc tế nào mà luật pháp quốc tế không cấm.

Phạm vi này bao gồm cả vùng biển, vùng trời bên trong bán kính 12 hải lý xung quanh các bãi đá, rặng san hô vốn chỉ có tối đa 500 mét an toàn mà Trung Quốc đã xây bất hợp pháp ở Trường Sa. Ông Obama cũng đã nói về khả năng này. Nhưng tất cả mới chỉ dừng ở phát ngôn, tuyên bố, dự định, khả năng chứ chưa có dấu hiệu nào trong thực tiễn. 

Tập Cận Bình rất muốn điều này không xảy ra, ít nhất Trung Quốc có thêm thời gian để tiếp tục củng cố, quân sự hóa 7 đảo nhân tạo bất hợp pháp. Về lâu dài, sự "mặc nhiên thừa nhận" này càng củng cố vị thế cho Trung Quốc ở Biển Đông, đến khi Hoa Kỳ có Tổng thống mới thì mọi sự cũng đã xong.

7 đảo nhân tạo và những pháo đài quân sự Trung Quốc xây dựng trên đó được nhiều nhà quân sự tin rằng dễ trở thành mồi ngon cho tên lửa Hoa Kỳ nếu xảy ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Biển Đông. Nhưng vấn đề đặt ra là, hiện không có lý do nào để thúc đẩy một kịch bản như vậy xảy ra, trong khi chúng lại vô cùng nguy hiểm trong những sự kiện đụng độ nhỏ lẻ do vô tình hay Trung Quốc cố ý tạo ra trong khu vực.

Khả năng đổi chác thứ hai trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cuộc họp kín giữa Tập Cận Bình và Obama tối 24/9 đó là việc áp dụng quy chế chạm trán bất ngờ giữa tàu hải quân, máy bay quân sự hải quân hai nước ở Biển Đông sang nhóm tàu Cảnh sát biển Trung Quốc.

Đây thực sự là mong muốn của Tập Cận Bình, nhưng nếu điều này xảy ra thì hậu quả thật vô cùng tệ hại. Đô đốc Scott Swift đã tiết lộ khả năng này hôm 26/8. Năm 2014 Trung - Mỹ ký kết Quy chế về các tình huống chạm trán bất ngờ trên biển giữa hải quân hai nước, Hoa Kỳ đang quan tâm đến khả năng mở rộng quy chế này đối với hoạt động của Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông.

bien-dong-oct01-4

Ông Tập Cận Bình và ông Obama, ảnh: Vivalanka.

Vấn đề đặt ra là phạm vi áp dụng Quy chế này cho Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông đến đâu? Chắc chắn là Trung Quốc muốn áp dụng cho toàn bộ vùng biển bên trong đường lưỡi bò, nếu Mỹ đồng ý thì Bắc Kinh xem đó là sự mặc nhiên thừa nhận của Mỹ đối với đường 9 đoạn.

Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cũng ủng hộ ý tưởng này của phía Hoa Kỳ, nhưng nói rằng ông ta không đủ thẩm quyền quyết định. Phải chăng Tập Cận Bình mới ra quyết định về việc này và đặt nó lên bàn đàm phán với Obama hôm 24/9?

Những miếng mồi Tập Cận Bình có thể chìa ra cho người Mỹ và hệ quả nếu Washington gật đầu

Trước những phát biểu của Tập Cận Bình về Biển Đông, dư luận chỉ thấy ông Obama nhắc lại những gì đã nói trước đó mà không có tiến triển hay hành động gì mới, bất chấp bức xúc và kêu gọi phản ứng cứng rắn với hành vi leo thang của Trung Quốc từ phía Lầu Năm Góc và Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Sự án binh bất động của Hoa Kỳ trên Biển Đông đã là thành công lớn của Tập Cận Bình trong chuyến đi này.

Đổi lại, Tập Cận Bình có thể chìa ra những miếng mồi nào cho người Mỹ? Rất có khả năng để đổi lấy sự im lặng làm ngơ, án binh bất động hay chí ít là chỉ nói không làm của người Mỹ ở Biển Đông, Trung Quốc cũng sẽ im lặng làm ngơ, thậm chí ủng hộ Mỹ trong các vấn đề, điểm nóng quốc tế khác như Trung Đông, IS, Bắc Triều Tiên...

Thứ hai là Trung Quốc cam kết chia sẻ với Mỹ chi phí và trách nhiệm trong các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Những cam kết tài chính và quân sự hoành tráng mà Tập Cận Bình tuyên bố trong họp báo chung với Obama hay trước phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho thấy khả năng này.

Thứ ba, Tập Cận Bình đưa ra cam kết không bao giờ có thật là không quân sự hóa Trường Sa, cam kết đảm bảo tự do, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông, tất nhiên là phải ngoài phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo. Thậm chí có thể là cam kết Trung Quốc sẽ không gây ra chiến tranh hay xung đột lớn với các đồng minh, đối tác mà Mỹ đã cam kết bảo vệ hay giúp đỡ để giữ thể diện cho Hoa Kỳ.

Nếu những điều này xảy ra, rõ ràng Hoa Kỳ đã vô tình tiếp tay cho Trung Quốc phá hủy Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà nhân loại mất bao nhiêu công sức, thời gian, tiền bạc để xây dựng nó chỉ với việc mặc nhiên thừa nhận 12 hải lý lãnh hải xung quanh đảo nhân tạo từ các bãi cạn, rặng san hô chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.

Tệ hại hơn nữa là sự mặc nhiên thừa nhận đường lưỡi bò, tức là thừa nhận Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc mà có thể Bắc Kinh sẽ thỏa thuận, riêng Hoa Kỳ qua lại thì không cần xin phép, không bị thu tô như các nước nhỏ khác?

Một khi để Trung Quốc hiện thực hóa điều này có nghĩa là Hoa Kỳ chấp nhận Trung Quốc trở thành ông trùm ở Biển Đông, trật tự quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau Chiến tranh Thế giới II mà Mỹ định hình và ra sức bảo vệ sẽ bị phá vỡ. Quan trọng hơn là niềm tin của các đồng minh, đối tác Hoa Kỳ trong khu vực vốn đã lung lay sẽ bị sụp đổ hoàn toàn.

Trong khi đó, những miếng mồi Trung Quốc đưa ra thì mới chỉ là bánh vẽ và chưa chắc Bắc Kinh đã có tác động ảnh hưởng gì ghê gớm như Hoa Kỳ vẫn nghĩ. Ví dụ như trong trường hợp bán đảo Triều Tiên, bất chấp nhiều quan điểm cho rằng Bình Nhưỡng lệ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế, sự độc lập và thái độ ngang tàng của ông Kim Jong-un trước Trung Nam Hải cho thấy ông không phải chính khách "chư hầu" mà Tập Cận Bình muốn ép gì cũng được.

bien-dong-oct01-5

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam trong khủng hoảng giàn khoan 981.

Hy vọng rằng đây chỉ là những lo lắng thái quá của cá nhân tôi, còn thực tế người Mỹ cũng hiểu rõ những điều được mất, lợi hại trong chuyện này. Chỉ có điều ông Obama thì sắp hết nhiệm kỳ, trong khi Putin và Tập Cận Bình lại đang bắt tay rất chặt nên có thể dẫn đến sự chần chừ, do dự nào đó trong phản ứng của Mỹ trước những diễn biến mau lẹ trên Biển Đông?

Trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung diễn biến ra sao sau khi Tập Cận Bình đi Mỹ?


Hoài nghi có lẽ là tâm trạng chung của cả người Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc về đối phương, đối tác trong trục quan hệ này xoay quanh những diễn biến trên Biển Đông gần đây. Với Việt Nam, hoài nghi lo ngại tăng lên sau khi Tập Cận Bình đi Mỹ và có những tuyên bố công khai thách thức chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa, né tránh Hoàng Sa và tìm cách thỏa hiệp, bắt tay với Mỹ, đó là mối quan tâm, cũng là lo ngại hàng đầu của người Việt về Biển Đông hiện nay.

Quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ. Tuy nhiên qua những cuộc tiếp xúc, trao đổi với các học giả, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ cũng như những phát biểu của chính khách, quan chức Mỹ tôi nhận thấy người Mỹ vẫn còn hoài nghi về thiện chí của Việt Nam cũng như chính sách đối ngoại của người Việt.

Ở cái thế của Việt Nam hiện tại không thể có chuyện liên minh với nước này chống nước kia, mà bắt buộc phải đa phương hóa đa dạng hóa quan hệ quốc tế, bắt tay với các nước lớn, với các nước láng giềng, với những nước thân thiện. Việt Nam không muốn trở thành nạn nhân "xâu xé địa chính trị" của các cường quốc. Hy vọng người Mỹ hiểu và chia sẻ điều này với Việt Nam.

Nhưng một khi ai đó bất chấp tất cả, dùng sức mạnh quân sự uy hiếp độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đe dọa chiến tranh với Việt Nam như lo ngại của học giả Joshua Kurlantzick từ Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ cảnh báo gần đây về khả năng xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì cá nhân tôi cho rằng lúc đó bắt buộc Việt Nam phải tìm mọi cách bảo vệ mình, kể cả phải tính đến việc liên minh với Mỹ./

 

bien-dong-oct01-6

Gửi ông Tập Cận Bình: Hãy nên noi gương Thủ tướng Hun Sen

(GDVN) - Mong ông Tập Cận Bình nên dành thời gian tìm hiểu thấu đáo những vấn đề liên quan đến chủ quyền dưới góc độ pháp lý một cách khoa học, khách quan và cầu thị


Việt Nam đã mất mát quá nhiều vì chiến tranh và hơn ai hết hiểu được sự quý giá của hòa bình, nhưng khi bị chèn ép thì người Việt buộc phải vận dụng mọi nguồn lực và sức mạnh để bảo vệ mình. Trong tình huống bị chiến tranh, xâm lược, liên minh sẽ rất cần thiết và lịch sử đã từng xảy ra, trong đó Việt Minh là một hình thức liên minh, thậm chí là liên minh giữa người Việt và người Mỹ. Hoa Kỳ đã từng hỗ trợ, giúp đỡ Việt Minh chống phát xít thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 là minh chứng điển hình.

Trong quan hệ Việt - Trung sự hoài nghi còn lớn hơn nhiều. Sự cảnh giác của người Việt trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng lên rất nhiều sau khủng hoảng giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 cũng như những gì đã và đang diễn ra ở Trường Sa, Hoàng Sa.

Còn với Trung Quốc lâu nay vẫn tìm cách buộc Việt Nam nằm trong vòng ảnh hưởng của họ và không muốn Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các cường quốc khác, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Truyền thông báo chí nhà nước Trung Quốc đã công khai bình luận về điều này, thậm chí có cả luận điệu đe nẹt dọa dẫm kiểu nước lớn, đại Hán. Nhưng tất cả điều đó không ngăn cản được xu thế hội nhập, phát triển quan hệ đối ngoại, an ninh quốc phòng của Việt Nam với Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác. 

Chính Trung Quốc đang leo thang bành trướng ở Biển Đông, chính Trung Quốc đang ra sức phát triển và phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông, cũng chính Trung Quốc sở hữu lực lượng Cảnh sát biển vốn là một dạng lực lượng vũ trang trá hình công vụ lớn nhất khu vực đã buộc các nước ven Biển Đông, chứ không riêng Việt Nam phải tìm cách nâng cao năng lực phòng thủ cho mình. Hợp tác với Mỹ, Nhật và các nước khác lẽ dĩ nhiên phải trở thành lựa chọn ưu tiên.

Theo nhiều nguồn tin và dư luận, sắp tới có khả năng cả Tổng thống Obama và ông Tập Cận Bình đều sang thăm chính thức Việt Nam, đây là thách thức cũng là cơ hội để Việt Nam tỏ rõ lập trường của mình, đồng thời phân tích đúng sai, lợi hại các mặt của vấn đề, tìm kiếm điểm chung và thu hẹp khác biệt. Việt Nam không gây hấn, khiêu khích ai, nhưng những gì thuộc về chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ./

Ts Trần Công Trục

18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16557)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18104)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16653)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17360)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17002)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17631)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17197)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17778)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17529)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17424)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16876)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19364)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23791)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19299)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18113)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24849)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18877)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18477)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25068)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18372)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.