Cứ điểm Lăng Cô: Tuyến đầu ngăn chặn, bao vây Đà Nẵng?

13 Tháng Mười 20159:43 CH(Xem: 20375)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 14 OCT 2015

Cứ điểm Lăng Cô: Tuyến đầu ngăn chặn, bao vây Đà Nẵng?

image035

Vòng tròn đỏ: Vùng lãnh hải gần như bất khả xâm phạm của Trung Quốc. Vùng biển này nông, có độ sâu khoảng 30 - 60 mét, rất nguy hiểm đối với việc khám phá đường di chuyển của tầu ngầm. Lăng Cô chính là trạm tiền phương canh gác cho căn cứ Hải Nam, đồng thời kiểm soát luôn sự ra vào của chiến hạm, máy bay lên xuống mỗi khi ghé cảng Tiên Sa. Đồ họa Văn Hóa

 

image037image039image041

Vòng tròn đỏ nhỏ: Căn cứ Lăng Cô; Vòng tròn đỏ lớn: Hòn Sơn Trà quan sát toàn bộ vịnh Đà Nẵng.

Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?

image042

Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

 

image044

Lập ra Resort Angsana 5 sao  ở Lăng Cô Huế có nhiều khách du lịch đến nghỉ không?

image046

Vịnh Lăng Cô

 image048image050

Vịnh Lăng Cô

 

image051

Vịnh Lăng Cô nhìn thẳng ra biển Hoàng Sa tây.

 

 image053

image037
Vịnh Lăng Cô án ngữ mạn Bắc căn cứ hải quân Đà Nẵng.

 

 image054

Lê Anh Hùng

Công ty TNHH MTV Bãi Chuối là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân. Đây là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh - quốc phòng, chính vì vậy mà dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt.

Tuy nhiên, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km.

Vùng biển dưới chân Hòn Dòn, đặc biệt là cảng Chân Mây, có mực nước rất sâu; sát chân núi đã có những chỗ sâu mười mấy mét; cách chân núi một quãng ngắn mực nước đã sâu xấp xỉ hai chục mét, cho phép tàu tải trọng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn cập vào.

Với địa thế trước mặt là biển, sau lưng là núi và nằm ở vị trí như trên, khu vực dự án của Cty TNHH MTV Bãi Chuối rõ ràng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.

Nếu một quốc gia bên ngoài thiết lập được căn cứ quân sự ở đây thì khi có biến, đội quân nằm vùng sẽ khống chế đường quốc phòng ven biển, tạo điều kiện cho lực lượng đổ bộ từ biển vào, kiểm soát và khai thác kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, chiếm lĩnh các cao điểm trên núi Hòn Dòn, khống chế cảng Chân Mây cùng toàn bộ khu vực xung quanh, đồng thời chia cắt QL 1A tại 2 vị trí xung yếu là đèo Hải Vân và đèo Phú Gia, chưa kể đèo Phước Tượng và cầu Nước Ngọt (bắc qua sông Bu Lu, nằm giữa đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng) cũng cách đấy không xa. Việt Nam dễ dàng bị chia cắt thành hai phần ở dải đất hẹp với nhiều chỗ hiểm trở này.

image055

Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

 

image056

Đường quốc phòng ven biển, chạy quanh Hòn Dòn. Khu vực này không chỉ có kho vũ khí bí mật của Bộ Quốc phòng, mà mực nước biển dưới chân núi còn rất sâu, cho phép tàu chiến tải trọng hàng chục ngàn tấn trở lên đổ bộ.

​Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là: Một công ty nước ngoài nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như vậy thì phải chăng có điều gì khuất tất, mờ ám?

Xin thưa, tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người Hoa quốc tịch Canada. Trước đây, khi được giao 100ha đất để đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối vào tháng 3.2008, người ta công bố công ty mẹ của dự án là Cty Cattigara One Ltd. của Singapore. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm trong danh sách công ty ở Singapore thì cái tên Cattigara One lại không tồn tại. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả tìm kiếm lại cho ra một doanh nghiệp khác liên quan đến cái tên Cattigara vẫn còn đang hoạt động – đó là công ty Cattigara Two Private Limited.

image057

Kết quả tìm kiếm trên trang Singapore Company Name Check chỉ cho ra Cty Cattigara Two Limited, Cty Cattigara One Limited hiện đã biến mất.

Chưa hết, mặc dù là chủ của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, nhưng Cattigara (cả Cattigara One Ltd. lẫn Cattigara Two Private Ltd.) lại không nằm trong danh sách những công ty nổi bật ở Singapore và thậm chí còn không để lại bất cứ thông tin gì trên các trang thông tin doanh nghiệp nói riêng hay trên Internet nói chung, ngoại trừ… dòng địa chỉ của Cattigara Two Private Ltd.

Singapore hoàn toàn không phải là địa bàn xa lạ gì với người Trung Quốc, và dư luận thì vẫn đang xôn xao về vụ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự định mời tập đoàn CPG, một công ty Singapore nhưng đã bán cho một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, lập quy hoạch huyện đảo Lý Sơn.

Không còn nghi ngờ gì, giống như Cty Silver Shores Ltd., chủ đầu tư của những dự án nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng, công ty Cattigara One Ltd, công ty mẹ của Cty TNHH MTV Bãi Chuối, cũng là một công ty ma. Và, tương tự Silver Shores Ltd., Cattigara One Ltd. cũng biến mất sau khi đã hoàn thành “sứ mạng” đóng cho các ông chủ đầu tư “made in Trung Nam Hải” cái mác công ty Mỹ hay công ty Singapore – một mánh khoé chẳng có gì là quá cao siêu song vẫn đủ giúp cho đám quan chức “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” tự tin vung tay quả quyết: Dự án đã được cấp phép “đúng quy trình”.

Những người có ruộng đất thuộc diện bị thu hồi để thực hiện dự án cho chúng tôi biết, chính quyền và nhà đầu tư đã đến đo đạc trên khu đất vài lần; lần mới nhất chỉ cách đây chừng 1 tháng.

Sau những Formosa ở Hà Tĩnh, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận, hay Silver Shores ở Đà Nẵng, phải chăng người ta đã sẵn sàng chào đón một căn cứ quân sự trá hình khác của Trung Hoa Đại Hán ở Thừa Thiên - Huế?

VOA 08.10.2015

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng & Nguyễn Đức Quốc

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18088)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20033)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17977)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17831)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17314)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16297)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16443)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15269)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17820)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15121)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22553)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17282)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15525)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15076)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16713)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16297)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17526)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16636)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19599)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17419)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.