Đối trọng với Shangri-La, Trung Quốc mở "Hương Sơn luận kiếm" Biển Đông

19 Tháng Mười 201512:34 SA(Xem: 15417)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 19 OCT 2015

Đối trọng với Shangri-La, Trung Quốc mở "Hương Sơn luận kiếm" Biển Đông

image008

Chấm đỏ: 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp kiến tạo thành căn cứ quân sự án ngữ tuyến hàng hải hàng không quốc tế nằm ở vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa-Biển Đông.  Đồ họa Văn Hóa map.

Hương Sơn luận kiếm: Trung Quốc dọa biến Trường Sa thành thùng thuốc súng

 (GDVN) - Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò.

Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/10 tường thuật, các tướng và học giả Trung Quốc đã "ngửi thấy mùi thuốc súng ở quần đảo Trường Sa" sau khi Đô đốc cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ Gary Roughead cảnh báo nguy cơ quân sự hóa Biển Đông bởi những hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp quy mô lớn mà Trung Quốc đang tiến hành.

image011

Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tại Diễn đàn Hương Sơn, ảnh: CNR.


Đô đốc Gary Roughead nhấn mạnh, những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt trên Biển Đông rất đáng quan ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của Trung Quốc. Ông kêu gọi Bắc Kinh đừng quân sự hóa khu vực này. Tuy phát biểu chỉ có mấy lời ngắn gọn, lập tức các tướng tá và học giả Trung Quốc tham dự Diễn đàn Hương Sơn do Bắc Kinh tổ chức, mời Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và nhiều học giả quốc tế tham dự để xoa dịu dư luận, đã phản ứng gay gắt.

Diêu Vân Trúc, một nữ Thiếu tướng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng Trung - Mỹ thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc đứng dậy chất vấn tướng Gary Roughead về khái niệm "quân sự hóa Biển Đông". Không để đối phương trả lời, bà tướng này lập tức gán các hoạt động tập trận duy trì an ninh, tự do hàng hải, bảo vệ luật pháp quốc tế và hợp tác quốc phòng của Mỹ với các nước trong khu vực là "quân sự hóa Biển Đông".

La Viện, một viên Thiếu tướng Trung Quốc khác cũng chớp cơ hội này nói với tờ Nhân Dân nhật báo rằng: "Nếu đòi phi quân sự hóa, đầu tiên máy bay và tàu chiến Mỹ chớ có vào trinh sát gần bờ lãnh hải, không phận nước khác".

Tuy nhiên ông Viện không nói cái gọi là "lãnh hải, không phận" nước khác ở đây là nước nào và ở đâu. Trong khi đó Đô đốc Gary Roughead đã nói thẳng về các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc ngoài đảo nhân tạo ở Trường Sa, nếu La Viện muốn ám chỉ khu vực này thì ông ta đã cố tình đánh lận con đen, Trung Quốc làm gì có cái gọi là "lãnh hải" hay "không phận" nào ở Trường Sa.

Trần Học Huệ, thành viên ban thư ký Diễn đàn Hương Sơn thì lên tiếng ngụy biện: "Trung Quốc xây dựng trên các đảo, đá của mình các công trình phòng ngự là cách cộng đồng quốc tế thường làm, sao có thể xem việc phòng ngự đảo, đá là quân sự hóa được?" Ông Huệ đã đánh tráo các khái niệm căn bản.

Một là không ai công nhận 7 thực thể ở Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng trái phép năm 1988, 1995 đến nay là "của Trung Quốc".

Thứ hai, 7 thực thể này không có thực thể nào đủ tiêu chuẩn là một "đảo" theo định nghĩa về đảo trong UNCLOS. Chúng chỉ là những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển hoặc các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Do đó chúng không có lãnh hải 12 hải lý riêng, không có không phận mà chỉ có một "vùng an toàn", bán kính tối đa 500 mét.

Thứ ba, Trung Quốc không chỉ "xây dựng", mà trước đó nước này đã bồi lấp biến các rặng san hô ngập nước, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thành đảo nổi nhân tạo quy mô lớn, thay đổi hoàn toàn cấu trúc vật lý và diện mạo của chúng, nhưng không thể thay đổi tính chất pháp lý của 7 thực thể này.

Thứ tư, cái gọi là "chỉ có mục đích phòng ngự" là luận điệu ru ngủ của Bắc Kinh không ai tin nổi. Dư luận các nước ven Biển Đông không ngây thơ đến mức để Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt các thực thể khác ở Trường Sa, thỏa mãn âm mưu bành trướng, xưng hùng xưng bá của họ ở Biển Đông mới nhận ra, không phải "Bắc Kinh phòng thủ".

Điển hình cho lập luận diều hâu, sặc mùi thuốc súng của truyền thông nhà nước Trung Quốc là bài xã luận trên Tân Hoa Xã hôm qua 17/10. Hãng thông tấn này hùng hồn tuyên bố: "Chúng ta đừng quên rằng vào tháng 10 năm 1962 khi Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba, thậm chí không phải trên đất Mỹ, Tổng thống Mỹ Kennedy đã nói rõ trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho sự tồn tại của các căn cứ tên lửa ở khu vực này.

Cái quái gì làm cho Hoa Kỳ nghĩ rằng Trung Quốc cần phải và sẽ phải chịu đựng việc Mỹ sử dụng chiến hạm mặt nước xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ hành động khiêu khích quân sự hay xâm phạm chủ quyền nào từ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, cũng giống như Hoa Kỳ đã từ chối 53 năm trước đây"?!

Như vậy có thể thấy, Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò nói chung, ai chống lại thì Trung Quốc sẽ "không để yên". Chính bài xã luận của Tân Hoa Xã đã vạch trần những phát biểu dối trá, ru ngủ dư luận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và học giả quốc tế tại Diễn đàn Hương Sơn.

Bình luận về động thái này của Lầu Bát Nhất và Trung Nam Hải, Military Times ngày 18/10 cho rằng cam kết không gây chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đã thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của láng giềng.

Do đó, việc Trung Quốc đề xuất tập trận chung với các nước ASEAN ở Biển Đông hay thiết lập đường dây nóng giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước này với Lầu Bát Nhất chẳng qua chỉ là kế hoãn binh và đuổi khéo Hoa Kỳ khỏi Biển Đông để dễ bề cai trị và khống chế từng nước - PV.

Hồng Thủy 18/10/15

 

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tập Cận Bình: Biển Đông của tổ tiên để lại, dùng "gia phả tự chế" đòi chủ quyền

(GDVN) - Về chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không thể chỉ dựa vào vũ lực.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10 đưa tin, hôm qua Chủ Nhật 18/10 ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh. Như tiền lệ đã từng xảy ra trong chuyến thăm Hoa Kỳ, lần này ông Bình "trả lời phỏng vấn bằng văn bản" hãng thông tấn Reuters của nước sở tại, trong đó nói rằng các đảo ở Biển Đông là "lãnh thổ Trung Quốc" từ thời cổ đại, là do tổ tiên nước ông để lại?!

image012

Ông Tập Cận Bình.


Tập Cận Bình tuyên bố rằng dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai "xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của Trung Quốc". Các hoạt động (leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế) của Trung Quốc ở Biển Đông là để bảo vệ "chủ quyền", "phản ứng chính đáng", vì vậy Trung Quốc "không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ trích"?!

Nhân Dân nhật báo và China News ngày 18/10 cho biết, Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn Reuter bằng văn bản với cả 2 ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng Anh. Riêng bản tiếng Anh do thuộc hạ chuẩn bị, nhưng đích thân Tập Cận Bình đọc và duyệt trước khi gửi cho Reuters. 2 tờ báo này dẫn lời ông Tập Cận Bình nói rằng, về cơ bản Biển Đông vẫn "ổn định" và Trung Quốc không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn Biển Đông?!

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và ASEAN đang "tích cực thực hiện DOC, thúc đẩy đàm phán COC". Phải chăng cái cách mà Trung Quốc đang biến 7 thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa từ những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mực nước biển, những bãi cạn lúc nổi lúc chìm thành đảo nhân tạo quy mô lớn, có sân bay, cầu cảng, radar, tên lửa, chiến hạm là cái Trung Quốc "tích cực thực hiện DOC", đồng thời "thúc đẩy COC" bằng cách chần chừ hoãn binh, loanh quanh luẩn quẩn?

Khi người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc công khai lôi "gia phả tự chế" ra để nói họ có "chủ quyền lịch sử", "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và công lý thì sắp tới, có lẽ Biển Đông sẽ ít có ngày được bình yên.

Những gì ông Bình tuyên bố với dư luận khu vực và thế giới cũng chính là những gì ông đang cho tuyên truyền mạnh mẽ xuống hệ thống cán bộ, đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân nước này. Ngày 12/10 mạng Cán bộ học tập của Trường đảng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cho đăng tải cái gọi là "phương lược của Tập Cận Bình ở Biển Đông", trong đó trình bày cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc và vu cáo các nước khác chiếm đảo của người Hán.

Tuy nhiên ngoài những phát biểu đại loại như "tổ tiên để lại" hay "chủ quyền lịch sử", phương lược của ông Tập Cận Bình không đưa ra được bất cứ tài liệu nào chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một đoạn, một trang "gia phả" cũng không có. Về chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không thể chỉ dựa vào vũ lực.

Cẩm nang được cho là của người đứng đầu Trung Nam Hải định hướng cho cán bộ, đảng viên của mình rằng phải bằng mọi cách "phá tan âm mưu liên kết của các nước ven Biển Đông", thu hẹp dần khu vực tranh chấp (bằng chiếm dần các thực thể và mở rộng phạm vi bành trướng, chiếm đóng?), bằng mọi giá phải thiết lập được mô hình quan hệ nước lớn với Hoa Kỳ để tránh Biển Đông trở thành chiến trường giữa 2 nước.

Muốn loại Mỹ - Nhật khỏi Biển Đông, Trung Quốc cần thiết lập cho được khái niệm "an ninh châu Á" để hóa giải mâu thuẫn Biển Đông và tuyên truyền rằng, Biển Đông là một vấn đề an ninh châu Á, chỉ có xét từ góc độ tổng thể an ninh châu Á mới  giải quyết được. Tập Cận Bình đã công khai phát biểu ngày 21/5 năm ngoái tại Bác Ngao rằng: "Trung Quốc là lãnh đạo tích cực của an ninh châu Á, đồng thời cũng là nước kiên định hiện thực hóa khái niệm này".

Mọi lời nói, phát ngôn dù là của một nhà lãnh đạo cao nhất cũng sẽ chỉ là xảo ngôn, ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ nói. Trung Quốc đã thực sự thất bại trong việc dùng miệng lưỡi và đồng tiền để bao biện cho hành vi bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, mà là vấn đề khu vực và toàn cầu.

Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Úc, Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông và hẳn nhiên không nước nào muốn phải xin phép, nộp tô cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ qua lại tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, trọng yếu này. Trung Quốc leo thang một bước ngoài thực địa là uy tín, danh dự của họ mất thêm một phần.

Các nước láng giềng sẽ không thể không lo phòng thủ. Sẽ không nước nào chỉ vì một vài lời đường mật của Bắc Kinh mà có thể lơ là, Biển Đông rồi đây sẽ có những cơn sóng dữ dội bởi lòng tham, sự hiếu chiến kết hợp với súng ống, tên lửa, máy bay mà Trung Quốc đang ra sức phát triển.

Đồng thời, đã đến lúc khu vực cần đoàn kết lại tự bảo vệ sân chơi chung của mình ở Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước lớn có lợi ích thiết thực ở Biển Đông cần hợp sức với các bên để bảo vệ lợi ích của mình cũng như luật pháp và công lý quốc tế, đừng để những luận điệu, thậm chí là tiền bạc của Bắc Kinh đánh lừa, ru ngủ, PV.

Hồng Thủy 19/10/15

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18135)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20078)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18026)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17871)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17359)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16320)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16474)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15301)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17861)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15168)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22600)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17323)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15561)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15108)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16758)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16324)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17574)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16678)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19643)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17466)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.