Các ông Ash Carter, Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng nói về Biển Đông

10 Tháng Mười Một 201511:20 CH(Xem: 12206)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 NOV 2015

 

Canh bạc Quốc tế biển Đông

Các ông Ash Carter, Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng nói về Biển Đông

 

- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la".

- Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”.

- Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...".

- Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"...

- Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán". 

 

 image024

Mỹ 'quan tâm sâu sắc về nguy cơ xung đột tại Biển Đông'

image027

Một tàu khu trục Trung Quốc theo dõi một chiến hạm Mỹ trong tháng trước khi chiến hạm này đến cách một đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây tại Biển Đông trong vòng 11 kilômét.

Ngày thứ Bảy Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter nói Hoa Kỳ và các nước khác tại châu Á - Thái Bình Dương “quan tâm sâu sắc” về nguy cơ xung đột giữa các quốc gia tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan gần Los Angeles ông Carter nói mức độ và phạm vi của việc lấy đất lấp biển của Trung Quốc và những nước khác làm gia tăng những nguy cơ tính toán sai lầm và phải chấm dứt.

Một tàu khu trục Trung Quốc theo dõi một chiến hạm Mỹ trong tháng trước khi chiến hạm này đến cách một đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây tại Biển Đông trong vòng 11 kilômét. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông. Một vài quốc gia khác cũng giành chủ quyền vùng biển này.

Ngày thứ Bảy một người nào đó hỏi ông Carter là “một bãi đá tại bên phía kia của trái đất” có đáng để đối đầu với Trung Quốc hay không.

Ông Carter trả lời là điểm chính của sứ mạng của chiến hạm Mỹ là tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la. Ông nói tự do này trọng yếu và Hoa Kỳ cần gắn bó với việc này.

Tuy nhiên, ông Carter nói việc tái cân bằng an ninh của Mỹ tại Thái Bình Dương không nhằm ngăn chặn bất cứ quốc gia nào.

“Hoa Kỳ muốn tất cả các nước có cơ hội lớn mạnh vì đây là điều tốt cho vùng này và tốt cho tất cả các nước chúng ta trong đó có Trung Quốc…Tuy nhiên trong việc này Chủ tịch Tập Cận Bình phải giữ lời hứa không ‘theo đuổi việc quân sự hóa’ tại Biển Đông,” ông nói.

Ông Carter nói ông đã chấp nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đi thăm Trung Quốc vào năm tới. Ông nói chắc chắn là hai bên sẽ thảo luận về nhiều phương cách hợp tác về những vấn đề trọng yếu như quả đất ấm dần, sao chép bất hợp pháp, và việc trợ giúp nhân đạo đối với các tai họa./

VOA 08.11.2015

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trong vấn đề Biển Đông

(Theo Ts Trần Công Trục)

Trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng và quan hệ Việt - Trung nói chung, các nhà lãnh đạo Việt Nam khi hội đàm, hội kiến với ông Tập Cận Bình cũng đã thể hiện rõ lập trường và nói những gì cần nói, còn việc đối phương có nghe hay không và nghe đến đâu lại là câu chuyện khác mà tôi vừa phân tích ở trên.

Nhưng chắc chắn rằng, qua trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ giúp chúng ta hiểu và đánh giá đúng vấn đề để tìm đối sách phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

image028

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: SCMP.


Theo báo VnEconomy hôm 5/11 khi tiếp và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
Kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không để vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để kiểm soát hiệu quả tình hình trên biển; tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau; thực hiện nghiêm túc các nhận thức chung và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước; duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình. 

Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; tăng cường xây dựng lòng tin để triển khai thuận lợi các dự án hợp tác trên biển mà hai bên đã nhất trí. 

Đề nghị hai bên triển khai hiệu quả, thực chất các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tích cực trao đổi tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài hai bên đều chấp nhận được. Việt Nam có thái độ tích cực đối với vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển tại khu vực thực sự có tranh chấp theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Mâu thuẫn bất đồng về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền không phải câu chuyện trong ngày một ngày hai có thể giải quyết xong, càng không thể xong trong chỉ một chuyến thăm.

Truyền thông Việt Nam cho biết, khi đề cập đến các vấn đề trên biển Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao về vấn đề trên biển; nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hành động thực tế, nhất quán. 

Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Duy trì hòa bình, ổn định và kiểm soát bất đồng trên biển. Chân thành và thẳng thắn trao đổi, nghiên cứu vấn đề phi quân sự hóa ở Biển Đông; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; bảo đảm an toàn cho các hoạt động đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Cùng phản ánh về vấn đề này, báo Thanh Niên ngày 6/11 dẫn lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói thẳng với ông Tập Cận Bình rằng:

Những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ.

image029

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Tân Hoa Xã.


Vì vậy, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tích cực tìm cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại. Theo Chủ tịch nước, bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.

Theo đó hai bên cần thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân, cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hai bên có thể triển khai thúc đẩy các lĩnh vực, dự án hợp tác trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC), sớm ký Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)...

Như vậy có thể thấy chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ Việt - Trung, mở ra nhiều cơ hội, lĩnh vực hợp tác cho cả hai nước, lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa vẫn dậm chân tại chỗ.

Phía Trung Quốc chưa tỏ rõ thiện chí giải quyết các mâu thuẫn bất đồng thông qua đối thoại trên tinh thần thiện chí, cầu thị, khách quan và thượng tôn pháp luật để hướng đến giải pháp thiết thực mà các bên chấp nhận được. 

Và với Việt Nam, chuyến thăm này lại càng quan trọng hơn để một lần nữa tỏ rõ thiện chí mong muốn đối thoại cũng như lập trường trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa trước dư luận trong và ngoài nước cũng như dư luận nhân dân Trung Quốc, làm sao để giải quyết bất đồng tạo tiền đề cho quan hệ hai nước phát triển lành mạnh.

Chuyến thăm này một lần nữa giúp chúng ta hiểu đúng, nhận rõ hơn về bản chất chủ trương, lập trường và cách hành xử của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa sẽ giúp ta hoạch định chính sách đấu tranh thích hợp bảo vệ chủ quyền, không ảo tưởng viển vông mà cũng tránh được xung đột, đối đầu, giữ vững hòa bình ổn vịnh.

Ts Trần Công Trục

 

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

"Chót lưỡi đầu môi" của Tập Cận Bình về Biển Đông

* Ông Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa".

* Ông Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam".

* Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông.

* Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!

Tập Cận Bình: "Các đảo ở biển Đông thuộc Trung Quốc từ xa xưa"

image031

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay tuyên bố các hòn đảo trên biển Nam Trung Hoa (biển Đông) “là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa”, một ngày sau khi rời Việt Nam trong chuyến thăm mà ông được “chào đón trọng thể” với 21 phát đại bác bắn đi từ Hoàng thành Thăng Long.

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Singapore, ông Tập thừa nhận rằng các nước Đông Nam Á quan ngại về hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, nhưng tuyên bố “các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa, và rằng chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi lãnh hại chính đáng”.

Ông nói thêm: “Tuy một số đảo mà Trung Quốc có chủ quyền đã bị các nước khác chiếm cứ, Trung Quốc luôn tìm cách giải quyết vấn đề thông qua thương thuyết hoà bình.”

Ông cũng cho rằng “quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất.”

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi các nước ngoài khu vực tôn trọng nhu cầu phát triển “môi trường hòa bình và ổn định” của các quốc gia Đông Nam Á.

Vấn đề quan trọng nhất mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt là làm thế nào để đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, và điều đó cần tới môi trường ổn định và hòa bình. Đây là mối quan tâm chung lớn nhất đối với các quốc gia trong khu vực, và các nước bên ngoài khu vực nên hiểu và tôn trọng điều đó, cũng như có những đóng góp một cách xây dựng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói.

Giới quan sát cho rằng ý kiến đó rõ rằng nhắm tới Hoa Kỳ, hai tuần sau khi Washington đưa tàu chiến tới gần các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở biển Đông, cũng như ít ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lên tàu sân bay Theodore Roosevelt khi chiến hạm này dừng ở vùng biển tranh chấp.

Ông Tập nói: “Vấn đề quan trọng nhất mà các quốc gia châu Á đang phải đối mặt là làm thế nào để đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững, và điều đó cần tới môi trường ổn định và hòa bình”.

Người đứng đầu chính quyền Bắc Kinh nói thêm: “Đây là mối quan tâm chung lớn nhất đối với các quốc gia trong khu vực, và các nước bên ngoài khu vực nên hiểu và tôn trọng điều đó, cũng như có những đóng góp một cách xây dựng”.

Chủ tịch Trung Quốc tới thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 5-6/11, và trong dịp này, chính quyền Hà Nội đã kêu gọi Bắc Kinh “không quân sự hóa biển Đông”.

“Láng giềng tốt”

Trong bài phát biểu trước quốc hội Việt Nam, ông Tập nói rằng “láng giềng khó tránh va chạm nhưng hai bên cần xuất phát từ đại cục để xử lý bất đồng”.

Chủ tịch Trung Quốc cũng bày tỏ mong muốn hai nước "luôn là láng giếng tốt, cùng nhau phát triển".

Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt. Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói.

Hồi tháng Chín, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã lần đầu tiên phản hồi bình luận của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng Trường Sa “thuộc về Trung Quốc từ thời xa xưa”.

Khi được VOA Việt Ngữ hỏi về phản ứng đối với tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Sang nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa “thực sự thuộc về tổ quốc Việt Nam của chúng tôi”.

Nguyên thủ Việt Nam nói tiếp: “Người Trung Quốc, trong những lần gặp gỡ Việt Nam, cũng thường nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc, không gì tranh cãi. Thì người Việt Nam chúng tôi cũng nói lại rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam, không gì tranh cãi. Chắc các câu này các bạn đã nghe suốt".

Ông Sang nói thêm: "Vấn đề đặt ra là chúng tôi mong muốn rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế và con đường duy nhất dẫn đến chỗ đó thôi, chứ không thể nói mãi như thế này được. Một anh đứng ở bên đây sông thì nói là của tôi, và một anh đứng ở bên kia sông thì nói là của anh. Như tôi đã nói với các bạn vừa nãy, trong lúc quá độ, hai bên đều thống nhất 6 nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo các vấn đề trên biển”.

Tuyên bố của ông Sang được đưa ra tại Hội châu Á ở New York, ít ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc trả lời tờ The Wall Street Journal rằng Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa, là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa.

Theo The New York Times, VOA

05 Tháng Hai 2017(Xem: 9856)
James Mattis : Mỹ chưa cần có những chiến dịch lớn ở Biển Đông
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 11192)
-Putin gởi thư riêng cho Trump. - Chiến hạm Nga đến thăm Subic Manila.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 10860)
Bàn cờ Biển Đông, Hoa Đông & Đông Thái bình dương:
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 22210)
Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10883)
Hải đồ mặt trận quần đảo Trường Sa trước đây. Bắc Kinh nay mở lời kêu gọi Philippines họp song phương gác bỏ dị biệt cùng khai thác. Du lịch có lẽ là hướng khai thác đầu tiên mở ra con đường hòa bình cho biển Đông Nam Á. (VĂN HÓA).