Biển Đông Liệt Quốc

18 Tháng Mười Một 20157:20 CH(Xem: 15726)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ NĂM 19 NOV 2015

Biển Đông Liệt Quốc

image026

1. Chấm đỏ: Các đảo nhân tạo Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt, bồi đắp, xây dựng thành căn cứ hỏa lực hải không quân, phi đạn, rađa phòng không là: Su Bi (Subi Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Ga Ven (Gaven Reefs), Tư Nghĩa (Hughes Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Gạc Ma (Johnson South Reef), Vành Khăn (Mischief Reef), Hoa Lau (Swallow Reef), Scarborough, riêng James Shoal (chấm đen) đang trong tình trạng bị chiến hạm TQ đe dọa.

2.Chấm xanh: Vành đai chiến lược bao vây của Mỹ từ Manila tới Kota Kinabalu, Bintulu (Malaysia), Natuna (Indonesia), Singapore. Khu trục hạm USS Lassen (mũi tên xanh lợt) có khả năng xuất phát từ căn cứ Hải quân Hoàng gia Malaysia Kota tiến lên hướng bắc tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý đảo Hoa Lau, đảo Chữ Thập và đảo Su Bi như tin đã loan.

3. Chấm vàng: Các đảo có vị trí quan yếu của Việt Nam như Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Trường Sa Lớn. mỗi đảo có nhiệm vụ bảo vệ an ninh từng khu vực; Song Tử Tây (hướng bắc) và Trường Sa Lớn (hướng tây nam) nằm ở vị trí xung yếu; Sơn Ca và Nam Yết tuy rộng lớn quân đông, nhưng lọt thỏm giữa tầm nhắm của Ba Bình và tứ giác hỏa lực chéo Tư Nghĩa, Ga Ven, Gạc Ma, Vành Khăn.

4. Mũi tên trắng: Nếu hình thành được liên minh quân sự giữa Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, và Indonesia được nâng lên hàng liên minh an ninh quân sự chiến lược, vành đai Subic, Cam Ranh, Singapore, Natuna,  Bitulu, Kota Kinabalu, Palawan sẽ có khả năng "bao vây - khống chế" ngược lại toàn bộ các căn cứ đảo nhân tạo do Trung Quốc đang chiếm giữ ở khu vực biển đảo Trường Sa. 

5. Các căn cứ đảo hải không quân ở khu vực Biển Trường Sa có sứ mạng bảo vệ an ninh tuyến đường hàng hải quốc tế, các tuyến bay ngang và bảo vệ an ninh khu vực Đông Nam Á. Viêc tranh chấp  chủ quyền biển - đảo cũng như việc thiết lập các căn cứ quân sự ở các bãi, rạn san hô, đảo chìm, đảo nổi biến khu vực quần đảo Trường Sa thành một "mắt xích" trong chuỗi an ninh chiến lược Châu á Thái bình dương; Mỹ và Trung Quốc đều nhìn thấy sự lợi hại của "mắt xích" này. Mắt xích dính liền với Cam Ranh, vị trí tối quan trọng của hậu cần lẫn tấn công. Nga, Mỹ, và mới đây Nhật đều muốn được sử dụng Cam Ranh. Mỹ bỏ Cam Ranh từ thời VNCH là một nước cờ dở. VNCS dùng Cam Ranh là nơi hội tụ hải quân quốc tế là nước cờ liều. Cam Ranh rất gần với mấy lò hạt nhân ở Bình Thuận. 

6. Trường Sa rơi vào tình huống thành bãi chiến quốc tranh hùng của hai siêu cường Mỹ- Trung nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi của họ và tạo thế lực đối với ASEAN. Nếu mắt xích Biển Đông quyết định phần lớn chiến lược xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ thì Vịnh Bắc Việt, Hoàng Sa, Trường Sa cũng có tính chiến lược lâu dài đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh triển khai Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Không có gì ngạc nhiên vì sao Trung Quốc quyết tâm đá Mỹ ra khỏi Biển Đông, qua chính sách trung lập chủ quyền nửa vời và chậm chân của Mỹ, Trung Quốc liên tục xây dựng các căn cứ hỏa lực đảo nhân tạo nhằm đối đầu với tiềm năng hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.

7. Quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc chiếm Hoàng Sa tây của VNCH năm 1974, cho đến nay vẫn chưa có giải pháp chính trị hay hoạt động quân sự nào thay đổi vị trí và tư thế của quần đảo này. Căn cứ hải không quân Tam Á ở đảo Phú Lâm (Hoàng Sa đông) trở nên một căn cứ quân sự lớn hàng thứ hai sau Vịnh Á Long đảo Hải Nam. Tam Á được coi như tiền đồn án ngữ, bảo vệ trực tiếp cho hạm đội tầu ngầm nguyên tử Á Long. Tam Á khống chế mạn đông nam Vịnh Bắc Việt, trực tiếp chỉ huy mạn bắc Trường Sa và quan sát đường đi nước bước cửa biển Cao Hùng Đài Loan - Luzon Philippines.

8. Phát biểu tại Singapore ngày 7/11/2015, ông Tập Cận bình nói: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. Ông Tập ví von Trung Quốc cần tự do hàng hải không kém gì Mỹ, nhưng lời nhắn nhủ đó ngó ngang vào nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ (5,000 tỉ đôla/năm) dịch chuyển từ tuyến hàng hải này hiện đang nằm trong tay Mỹ, đồng thời 80% lượng dầu hỏa từ Trung Đông cung ứng cho Bắc Kinh phải đi ngang qua Biển Đông, đó là hai lý do Bắc Kinh phải ra tay chiếm đoạt những hòn đảo cổ đại nổi chìm cho bằng được.

9. Không loại trừ khả năng "liên minh chiến thuật" của Trung Quốc và Việt Nam hình thành vành đai phía tây xuất từ căn cứ Phú Lâm đến Đà Năng, đến Cam Ranh, đến Phú Quốc và ... đến một hải điểm nào đó gần Natuna (Indonesia đang thẳng tay đốt phá tàu cá xâm nhập hải phận),  nhằm tạo một phòng tuyến tây nam đối xứng phòng tuyến đông nam của Mỹ và đồng minh. (vh)
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15425)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13098)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11692)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12691)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14252)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13621)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12889)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17148)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14654)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17910)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14976)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16089)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14351)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"