Vì sao P-8A bám trụ ở căn cứ Changi mà không ở Subic?

10 Tháng Mười Hai 201510:20 CH(Xem: 13554)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 11 DEC 2015

P-8A Poseidon là Singapore

Vì sao P-8A bám trụ ở căn cứ Changi mà không ở Subic?

Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2.  Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km².

Nếu Subic - Manila tọa lạc ở vị trí bảo vệ chủ quyền biển Tây Philippines và quan sát Biển Đông của Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thì căn cứ Singapore Changi Airport tọa lạc ở một vị trí cực kỳ quan trọng đối với biển nam, cực Nam Trường Sa. Không những Singapore như là một quan ải trấn ngay mũi cuối của eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương thông qua Biển Đông, nó có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Singapore , vùng biển Malaysia, Brunei, mà còn có trách nhiệm nhìn ngược về phía Tây Bắc là bờ biển dài Malaysia và Vịnh Thái Lan. Cộng lại hai vùng biển này có đến cả triệu km2 không kém gì Biển Đông. 

image004image006

Với vị trí "trời cho" như vậy, Singapore trở nên một tọa độ chiến lược về an ninh quốc phòng  đối với các quốc gia ven biển Đông - Đông Nam Á. Trong vai trò một đồng minh quân sự chiến lược với Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, Singapore còn viễn kiến một tương lai khá mù mờ của Asean bước vào thế kỷ 21 dưới ảnh hưởng trùm lấp của Trung Quốc. 

Singapore còn dự báo về "Canh bạc Biển Đông", nói cho đúng hơn: "Canh bạc Trung tâm quần đảo Trường Sa" báo Văn Hóa-California gọi là Vùng 2 chiến thuật, có thể sắp tới hồi hạ màn. Sự kiện Tòa Thường Trực La Haye xử vụ kiện của Philippines đối với tham vọng lưỡi bò Trung Quốc, và các mũi giáo hung hãn cải tạo 7 đảo nhân tạo đường đường 12 hải lý chưa thể đi đến kết luận lạc quan hay bi quan.  

Tuy là một đảo quốc nhỏ xíu, nhưng mới đây, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã cập bến Changi trước khi ra tiến ra biển Nam Trường Sa; và vừa rồi 7/12/2015, một thỏa thuận giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Singapore  Ng Eng Hen đã đồng ý cho Thám thính cơ tối tân nhất của không lực Hoa Kỳ P-8A Poseidon, sẵn sàng cất cánh ở phi trường Singapore Changi Air Port, nơi thường diễn ra các "Air Show" quốc tế.

Động thái quân sự này khiến các nhà quan sát suy nghĩ: Singapore đang chuẩn bị đối phó trước xu thế gì?

Có thể là hơi cường điệu: P-8A Poseidon tức là Singapore.

Nhiều luồng dư luận nhận định rằng sân bay Changi trở nên là nơi lên xuống của P-8A báo hiệu một hoạt động đột phá mới của Hoa Kỳ về việc bảo đảm quyền tự do hàng hải hàng không nhằm đối đầu lại tham vọng độc quyền Biển Đông của Trung Quốc; Thật ra, qua lời loan báo của giới chức có thẩm quyền về P-8A, tầm hoạt động của P-8A sẽ tỏa rộng ở nhiều khu vực, nhiều lãnh vực.

Thế nhưng, cụ thể, các nhà quan sát Biển chưa thể nắm chắc tầm hoạt động của P-8A sẽ là ở những nơi nào, những con mắt do thám hàng đầu của P-8A nhắm vào mục tiêu gì.

Hải đồ minh họa của báo Văn Hóa-California dưới đây mô tả các khu vực biển mà sự xuất hiện của P-8A cất cánh từ Singapore Changi có khả năng theo dõi.

image023

Hải đồ minh họa của Văn Hóa phân tích: Đường mầu vàng lớn: Con đường tơ lụa (Một vành đai, một lộ trình) của Trung Quốc sẽ đi xuyên qua các thành phố duyên hải Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, xuyên qua kênh đào tương lai Kra Chumphon, Myanmar, v...

Mầu trắng: Tuyến hàng hải Quốc tế từ eo Malacca xuyên qua Biển Đông.

Mầu đỏ: Khu vực quần đảo Trường S được chia làm 5 vùng chiến thuật. Vùng 1 Bắc Trường Sa; Vùng 2 Trung tâm quần đảo Trường Sa, khu vực trung tâm bao trùm 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bổ đắp cải tạo, khu vực này giáp ranh biển Tây Philippines; Vùng 3 biển Nam Trường Sa; Vùng 4 biển Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia và Vịnh Thái Lan; Vùng 5 cực Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia, Brunei.

Mũi tên đỏ:  Đường biên ngăn cách biển Malaysia với Vịnh Thái Lan tính từ mũi Cà Mau tới hải cảng Kota Baharu. Các mũi tên đỏ nhỏ là đường đi từ kênh đào Kra qua Biển Đông sẽ rút ngắn được hải trình hơn 24 tiếng thay vì phải đi qua eo biển Malacca và mũi Singapore.

Một khi kênh đào Kra do Trung Quốc đầu tư hoàn thành, đảo quốc Singapore héo hon. Phú Quốc trù phú. Diện mạo Đông Nam Á thay đổi vô lường.

Đường mầu xanh: Vành đai phòng thủ và tấn công của Mỹ từ Manila kéo dài tới Puerto Princesa Palawan, hải cảng Hoàng Gia Kota Kinabalu, Hải cảng Bintulu, hải cảng Singapore, đảo Natuna của Indonesia, Kota Baharu của Malaysia (7 căn cứ).

Đường mầu xám lớn: Tầm hoạt động của Thám thính cơ P-8A Poseidon rất rộng lớn, bao trùm Vịnh Thái Lan, biển Malaysia, Vủng, 4 Nam Trường Sa,Vùng 5 biển cực Nam Trường Sa. Các khu vực này cộng lại rộng cả triệu km2.

Chấm đen ở đảo Phú Quốc: Vào ngày 3 tháng 6, 2013, nhân chuyến đi từ Hà Nội qua gặp gỡ Cộng đồng Việt - Mỹ và thăm viếng Quận Cam, Đại sứ David Shear trong buối nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ, ông đã trao đổi ngắn với nhà báo Lý Kiến Trúc (Câu Lạc Bộ Văn Hóa Truyền Thông) về an ninh và lợi ích quốc gia Hoa Kỳ ở Biển Đông; nhân đó ông thông báo một tin vui Tập đoàn Dầu khí Chevron của Hoa Kỳ vừa mới khai quật được mỏ có dầu ở gần đảo Phú Quốc - Vịnh Thái Lan.

Dầu khí vẫn là yếu tố hàng đầu của lợi ích chứ không phải chỉ có việc chủ quyền bảo toàn lãnh thổ.

Vịnh Thái Lan: Một vùng biển rộng 320.000 km2 vẫn còn hoang sơ chưa vấy tay người đào xới và xa, rất xa bàn tay tham lam Trung Nam Hải.

Chumphon  - Kra Canal: Eo đất vô giá của Thái Lan rộng chỉ có 102km bề ngang, cắt eo đất này hải lưu và môi trường sinh thái của Ấn Độ Dương và Vịnh Thái Lan xúc tác rất lớn đến đời sống hàng trăm triệu dân cư.


image024image025image026image027

Lý Kiến Trúc 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra

TS Hà Anh Tuấn (Học viện Ngoại giao)

image029

Một số sáng kiến lớn đáng chú ý như xây dựng con đường tơ lụa trên biển và quỹ Con đường tơ lụa trên biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề nghị (nhưng không được phía ASEAN chấp thuận) việc chọn năm 2015 là Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN.

Riêng ý tưởng xây dựng kênh đào Kra cắt ngang Thái Lan, rút ngắn đáng kể quãng đường từ biển Đông đến Ấn Độ Dương đã được đề cập từ lâu.

Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận xây dựng kênh đào này.

Tuy các thông tin này tới nay chỉ mang tính đồn thổi, cho thấy mối quan tâm của các nước đối với tham vọng và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.

Nhìn vào lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới và chiến lược phát triển biển của Trung Quốc hiện nay, có thể khẳng định biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế, chính trị và địa chiến lược với Trung Quốc.

Nhiều học giả cho rằng với tầm quan trọng của biển Đông và những gì Trung Quốc đã thể hiện, có thể khẳng định mục tiêu thật sự của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông.

Tuy cho tới nay chưa có đầy đủ bằng chứng để ủng hộ lập luận này, rõ ràng Trung Quốc đang từng bước phá vỡ nguyên trạng, xác lập sự hiện diện trên thực tế của mình trong khu vực vượt trội so với các quốc gia ven biển khác.

Với xu thế này, trước mắt có thể lập luận Trung Quốc hướng tới nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông./

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc và Con đường tơ lụa trên bộ - trên biển

Thực chất dự án Con đường tơ lụa mới của TQ?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

2015-06-20

 

image030

Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất.

Courtesy biendong.net

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Thực chất của dự án này là gì và Việt Nam cần nhin nhận nó ra sao?

Trình bày ‘Con đường tơ lụa’ thế kỷ 21

Báo cáo chính được trình bày tại cuộc tọa đàm mang tên “Tơ lụa đạo- Cách thế giới sẽ về chầu Trung Quốc’, do tiến sĩ Trịnh Văn Định thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn trình bày.

Trong báo cáo có đoạn nêu rõ ‘ Nếu như Hán Vũ Đế mở ra con đường tơ lụa thông sang phía Tây với tâm thức và khát vọng là Tây vực về chầu Thiên Triều, Tùy Dạng đế thiết lập và khai thông hệ thống Đại Vận Hà để cai trị và mở đường về chầu từ bốn phía. Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?!

Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?

-TS Trịnh Văn Định

Một diễn giả khác là tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu rõ ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa là một ‘sáng kiến đúp/sáng kiến kép’ bao gồm ‘Con đường Tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21’. Các nhà hoạch địnnh chính sách của nhiều nước đều đang đứng trước các nan đề không dễ dàng tìm lời giải. Một mặt thấy khó cưỡng lại sức hút của ‘đại dự án’ này, vì nó được quảng bá như một dự án kinh tế- thương mại. Mặt khác, không thể không nhận ra tham vọng truyền thống cũng như tính đơn nhất và ý đồ chính trị hóa của Trung Quốc thông qua hệ thống ‘Con đường tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21’.”

Người quan tâm

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một trong những diễn giả có tham luận tại cuộc tọa đàm cho biết những quan tâm đến vấn đề :

“Hội thảo có tính chất nội bộ của Trung tâm Minh Triết Làm chủ Biển Đông qui tụ chừng 100 đại biểu tham dự bao gồm các học giả thuộc các viện nghiên cứu thuộc các trường đại học ở khu vực Hà Nội. Đây là hội thảo rất hay, có nhiều vấn đề ‘Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc là gì và Trung Quốc là ai?’

image031

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Citizen photo.

Ví dụ thiếu tướng Lê Văn Cương đưa ra câu hỏi để mọi người trả lời: nếu muốn nghiên cứu Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc thì phải hiểu Trung Quốc là ai? Và một điều mà đại biểu rất ngạc nhiên là thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đảng cộng sản Trung quốc đang nắm quyền ở Trung quốc hiện nay không có phần trăm nào là cộng sản mà thực chất là một nhà nước tư bản độc tài. Từ quan điểm đưa ra, thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích tất cả những thủ đọan, những tham vọng của Trung Quốc đối với thế giới, cũng như đối với Việt Nam trong hàng ngàn năm vừa qua để cảnh giác tất cả mọi người cũng như giới lãnh đạo Việt Nam. Khi muốn tham gia Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc.

Và có rất nhiều vấn đề đặt ra. Ví dụ như giáo sư Trần Ngọc Quân thì cho rằng làm gì có Con đường Tơ lụa trên biển, làm gì có tơ lụa mà đây là biện pháp để Trung Quốc nắm cả thế giới theo các tham vọng của những triều đại phong kiến và các triều đại cộng sản ngày nay.

Những kiến thức của hội thảo ngày hôm nay có rất nhiều điều bổ ích và làm cho mọi người thấy rõ tham vọng và cách vận hành của Nhà nước Trung quốc hiện nay để mà thâu tóm thiên hạ, tiếp tục coi như mình là trung tâm của vũ trụ.”

Giám đốc Trung Tâm Minh Triết, ông Nguyễn Khắc Mai cũng nói rõ:

“Qua qua các tham luận và ngót 20 ý kiến tại hội thảo có thể thấy như thế này: một là phải đánh giá đúng nhà nước Trung quốc hiện nay họ là ai, và người ta đều khẳng định họ là một nước đại Hán; tuy mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất là tư bản và đế quốc hoang dã, tức là đế quốc cổ.

Thứ hai là hai vành đai là chủ trương của Trung quốc nhằm ôm lấy lục địa và biển, đảo từ Hoa Đông xuống đển Biển Đông sang đến Ấn Độ Dương về đến trung cận Đông. Đó là chủ trương và âm mưu của họ. Thứ ba chủ trương và âm mưu này trên cơ sở Trung Quốc thực hiện cái gọi là ‘sức mạnh đại Trung Hoa’. Họ nói trỗi dậy hòa bình chỉ là nói mỹ miều như thế thôi. Họ đang có tiền, mấy nghìn tỷ dự trữ, họ vung tiền với sức mạnh của một tên nhà giàu có lực lượng quân đội, có vũ khí và có sự bặm trợn, hung hăng, gian ác.”

Vấn đề đặt ra

Nhưng tôi tin chắc chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi tham vọng của nhà nước Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải là tất cả để làm như những gì mà Tập Cận Bình mong muốn.

-Đinh Kim Phúc

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng trong tham luận của ông nêu rõ 5 bước để Việt Nam có thể đối phó cùng lúc với cả việc Trung Quốc gây hấn trên biển đảo lẫn triển khai dự án ‘Con đường tơ lụa’: ‘củng cố/tăng cường hệ thống đối tác với bên ngoài; đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa trong nước; kết hợp cuộc chiến pháp lý với cuộc chiến truyền thông; xây dựng cách tiếp cận minh triết để ‘định chế hóa’ mọi nỗ lực; tận dụng tối đa mạng lưới tự do hóa thương mại khu vực lẫn toàn cầu để ra với thế giới.’

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đưa ra nhận định về khả năng thành công của đại dự án đầy tham vọng của Trung Quốc hiện nay:

“Trước mắt trong khu vực đông nam Á, chính phủ các nước ASEAN đang cần rất nhiều tiền để phát triển đất nước, đang cần sự ổn định xã hội và họ rất mong muốn đảng cầm quyền của họ tiếp tục cầm quyền; do đó họ cần có một nguồn lực nước ngoài giúp đỡ. Vấn đề Mỹ hiện nay không kham nổi, mà người chìa tay ra để giúp đỡ các nước ASEAN là Trung quốc. Nhưng đông nam Á, các quốc gia ASEAN có quá nhiều bài học kinh nghiệm với nhà nước Trung quốc từ năm 1949 đến nay. Tôi thấy rằng đồng tiền có đi, có lại thì ai cũng thấy tham vọng của Trung quốc là muốn thâu tóm cả khu vực này. Trước nhất là làm chủ Biển Đông, sau đó thống trị khu vực đông nam Á và bao gồm cả lục địa Á-Âu.

Nhưng tôi tin chắc chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi tham vọng của nhà nước Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải là tất cả để làm như những gì mà Tập Cận Bình mong muốn. Nhưng qua chiến lược triển khai của chính phủ Trung Quốc hiện nay, chúng tôi thấy rằng Tập Cận Bình là người khởi xướng chứ không phải là người mở ra và kết thúc trong nhiệm kỳ của ông ta. Tôi thấy rằng Trung Quốc cần phải có vài mươi năm nữa nếu đi đúng vào con đường hòa bình, dân chủ và tiến bộ thì Trung Quốc mới có thể thực hiện được giấc mơ của mình!”

Lâu nay mọi hành động lấn lướt của Bắc Kinh đều được tính toán kỹ nhưng được che giấu dưới những kế hoạch hợp tác mà kế hoạch lớn Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa được cho là một điển hình khác thuộc chuỗi hành động đầy tính toán của Trung Quốc như thế./

++++++++++++++++++++++++++++

Đô Đốc Scott Swift thị sát Trường Sa

19 Tháng Bảy 201511:46 CH(Xem: 2074)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 JULY 2015


image033
 Đô đốc Swift có mặt trong chuyến bay do thám trong bảy giờ


Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo.

Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương.

Chiếc Poseidon được cho là có nhiều khả năng chiến đấu trong đó có chống tàu ngầm cũng như tham gia các chuyến do thám và tình báo.

Hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời Đại úy Hải quân Charlie Brown, sỹ quan đối ngoại bay cùng chuyến với ông Swift, nói qua điện thoại rằng vị đô đốc "hài lòng với khả năng của chiếc Poseidon."

Tuy nhiên ông Brown không cho biết thêm các chi tiết khác về chuyến bay chẳng hạn như máy bay có đi qua vùng lãnh hải tranh chấp mà Trung Quốc đang có các công trình xây dựng.

Cũng máy bay P-8A Poseidon đã thấy công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hồi tháng Năm

Đô đốc Swift tham gia chuyến bay do thám hôm thứ Bảy sau chuyến thăm tới Manila nơi ông gặp các quan chức quân sự hàng ầu.

Sau đó ông cũng tới Hàn Quốc và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.

AP nói Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin, đã hoan nghênh hành động của vị đô đốc và nói nó cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trước đó ông Swift nói Hoa Kỳ không ngả về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục có các hành động đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp và ở những nơi khác.

theo BBC 19 tháng 7 2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++

 

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm HKMH USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông

image034
 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên chiếc siêu trực thăng bay ra HKMH Theodore Roosevelt. Google Images

image035

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter và Bộ trưởng Malaysia Ng Eng Hen thăm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang có mặt ở Biển Đông.

Việc này được cho là sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.

Ông Carter nói chuyến thăm là “biểu tượng” cho sự có mặt giúp bình ổn khu vực của Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra một tuần sau khi Mỹ điều tàu chiến USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa.

Diễn biến này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mới nhất, Trung Quốc tuyên bố Mỹ cần “đình chỉ tất cả mọi hành vi và lời nói sai lầm” sau khi có tin Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông thường xuyên.

Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 2/11 nói tàu chiến Mỹ sẽ tối thiểu tiến hành tuần tra 2 lần mỗi quý ở khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.

Phản ứng ngày 3/11, người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc sẽ cương quyết ứng phó việc này.

“Trung Quốc luôn tôn trọng và giữ gìn tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải của các nước theo Luật Quốc tế, song, kiên quyết phản đối bất cứ nước nào làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc với cái cớ tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải.”/

BBC 5 tháng 11 2015

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16813)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17442)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16986)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17595)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17358)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17273)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16718)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19191)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23616)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19170)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17942)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24621)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18714)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18297)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24918)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18230)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18934)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19740)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20278)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18087)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».