"Không có chuyện nổ ra xung đột quân sự ở Biển Đông"

13 Tháng Mười Hai 201510:23 CH(Xem: 12404)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 14  DEC 2015

Canh bạc Quốc tế Biển Đông sắp hạ màn

image020

Thời báo Hoàn Cầu tổ chức hội thảo bàn khả năng chiến tranh ở Biển Đông

(GDVN) - Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu hỏi ông Ngô Kiến Dân, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, hiện là Giám đốc Học viện Ngoại giao về khả năng chiến tranh ở Biển Đông.

Đa Chiều ngày 12/12 đưa tin, hôm nay Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hội thảo thường niên "Thế giới tranh chấp, Trung Quốc kiếm tìm". Có hàng trăm học giả tiếng tăm của  Trung Quốc đã tham gia hội thảo và thảo luận xung quanh các vấn đề cục diện thế giới, kinh tế, văn hóa Trung Quốc...

image021

Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu.


Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu hỏi ông Ngô Kiến Dân, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, hiện là Giám đốc Học viện Ngoại giao về khả năng chiến tranh ở Biển Đông:

"Chúng ta đều tin là thế giới không xảy ra đại chiến, nhưng Đại sứ Ngô có thể đảm bảo với chúng tôi, Biển Đông sẽ không xảy ra xung đột quân sự hay không? Bởi hiện nay chỉ cần nổ ra một sự cố bất ngờ ở Biển Đông, xung lực của nó là khá lớn mà nền kinh tế Trung Quốc hay các nước xung quanh khó có thể chịu nổi. Đại sứ có thể đảm bảo với chúng tôi là Biển Đông sẽ không xảy ra xung đột không?"

Về câu hỏi của ông Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, ông Dân trả lời: "Với việc ai có thể đứng ra bảo đảm một vấn đề quốc tế là chuyện ngu xuẩn, bản thân tôi không thể làm được việc này." Ông Dân nhấn mạnh, 2 chuyện này không thể lẫn lộn, Biển Đông có thể xảy ra xung đột quân sự hay không không liên quan gì đến việc thế giới có nổ ra đại chiến hay không.

Hoàng Nhân Vĩ, một Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Thượng Hải thì khẳng định, không có chuyện nổ ra xung đột quân sự ở Biển Đông.

Dương Nhuệ, một biên tập viên truyền hình trung ương Trung Quốc nhận xét: Biển Đông sẽ không có đánh nhau.

Trần Tiểu Công, một Trung tướng Không quân Trung Quốc và hiện là Đại biểu Quốc hội cho rằng: "Từ vụ va chạm máy bay Trung - Mỹ năm 2001, hai nước đã xảy ra rất nhiều sự kiện nguy hiểm cả trên không lẫn trên biển, những sự kiện này đều do Mỹ gây ra, bao gồm cả việc Mỹ tuần tra 12 hải lý quanh đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Điều này cho thấy tranh chấp luật chơi giữa Mỹ và Trung Quốc nếu không kiểm soát chặt, có thể xảy ra nổ súng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Trung - Mỹ".

Theo Trần Tiểu Công, năm nay Tổng thống Barack Obama đã vạch rõ quy tắc cạnh tranh giữa 2 siêu cường, trong đó nói rõ luật chơi phải do Hoa Kỳ vạch ra chứ không phải Trung Quốc. Việc tranh chấp luật chơi theo ông Công có quan hệ đến phương hướng diễn biến của trật tự quốc tế.

Từ góc độ kinh nghiệm lịch sử, ông Công cho rằng trong vấn đề thiết đặt luật chơi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển bao giờ cũng có mâu thuẫn, hình thành 2 mặt trận đối đầu, tranh chấp Trung - Mỹ cũng vậy.

Trong vấn đề Biển Đông ông Công lập luận: Trước khi có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), một số nước phát triển bao gồm Hoa Kỳ  và các nước đang phát triển cũng có tranh chấp về chiều rộng lãnh hải, nhưng khi UNCLOS ra đời, những tranh luận này tự nhiên kết thúc.

Tuy nhiên UNCLOS không kết thúc được các tranh luận khác, ví dụ vấn đề qua lại tự do trong phạm vi lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế vẫn còn tranh chấp (?!), Mỹ cứ xem nhẹ chi tiết này nên mới dẫn đến tranh cãi (?!).

Vài lời nhận xét: Học giả Trung Quốc một lần nữa lại tự lừa mình, dối người bằng cách mập mờ khái niệm, bởi lẽ UNCLOS quy định rất rõ về quyền đi qua vô hại cũng như quyền đi lại tự do trong các vùng biển, bao gồm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Vấn đề là các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Mỹ chọn tuần tra là các bãi cạn lúc nổi lúc chìm chỉ có tối đa một vùng an toàn bán kính 500 mét, ngoài đó là vùng biển quốc tế. Tuy nhiên Trung Quốc đang cố gắng mập mờ điều này để giành sự công nhận trên thực tế về chủ quyền đối với các đảo nhân tạo nói riêng, Trường Sa nó chung.

Trung Quốc không gọi phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi hay Vành Khăn nơi Mỹ tuần tra là "lãnh hải" mà là "vùng biển phụ cận" mà Trung Quốc có "chủ quyền". Một khái niệm không hề có trong công pháp quốc tế xưa cũng như nay. Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ thì UNCLOS quy định rất cụ thể:

Mục 3, Phần 2 đã quy định rất rõ ràng và chặt chẽ về “quyền đi qua vô hại” như sau: “Với điều kiện phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải” (Điều 17).

Và tại Mục 3, Phần 2, Công ước, quy định thêm: “Chế độ đi qua không gây hại nêu ở Mục 3 Phần 2 được áp dung cho các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế”: “a. Nằm ngoài phạm vi áp của chế độ quá cảnh theo Điều 38, Khoản 1; hoặc, “b. Nối liền lãnh hải của một quốc gia với một bộ phận của biển cả hay với một vùng đặc quyền về kinh tế của một quốc gia khác.”  

Như vậy, khái niệm “quyền đi qua không gây hại” chỉ áp dụng trong vùng lãnh hải 12 hải lý của quốc gia ven biển và eo biển quốc tế. 

Riêng đối với tàu chiến, khi thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải 12 hải lý của nước khác, không cần báo trước, miễn là hành trình liên tục, nhanh chóng, tắt vũ khi, tắt ra đa, không sử dụng máy bay, không có bất kỳ hành vi nào nhằm can thiệp vào hệ thống liên lạc, thiết bị do quốc gia ven biển lắp đặt.

Còn quyền “tự do hàng hải” (đi lại tự do):  Phần7, Mục1 UNCLOS đã quy định rõ về “quyền tự do hàng hải”: “Biển cả (còn được gọi nôm na là Biển quốc tế, Biển công - chú thích của Tác giả) được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển.

Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước và những quy tắc khác của luật pháp quốc tế trù định. Đối với các quốc gia, dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm: a. Tự do hàng hải; b. Tự do hàng không…

Đó là quyền không bị hạn chế cho phép tất cả các loại tàu thuyền của tất cả các nước, bao gồm cả tàu quân sự, được tự do đi lại trong “vùng biển quốc tế”. Trong vùng biển này, tàu chiến được đi lại tự do và được phép thực hiện việc điều khiển, sử dụng các cảm biến chủ động cũng như thụ động, thậm chí cả hoạt động của máy bay, trực thăng….

Hồng Thủy  12/12/15 15:38

10 Tháng Hai 2022(Xem: 3994)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 4697)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth