Từ vụ Trường Sa tới vụ Vịnh Thái Lan

15 Tháng Mười Hai 201510:20 CH(Xem: 17993)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 16 DEC 2015

Từ vụ Trường Sa tới vụ Vịnh Thái Lan

 

image011

Tàu vận tải Hải Đăng 05 đi tiếp tế đảo Sơn Ca về ngang Xu Bi, Ga Ven bị chiến hạm 995 TQ chĩa pháo lớn vây, ép, đuổi

Sơn Ca: HD-05 thoát nạn "Thu hồi"; Suối Ngọc: Biển cả và Ngư ông bỏ mạng

 

image012
*Ngày  5-6/11/2015: Ông Tập Cận Bình sang Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp ước chiến lược.

* Ngày 13/11/25: Tàu vận tải Hải Đăng-05 xuất phát (có thể từ Song Tử Tây hoặc Trường Sa Lớn) đi tiếp tế Sơn Ca.

* Ngày 17/1/2015: Ông Trương Tấn Sang và ông Aquino dự lễ ký kết ‘Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược".

* Ngày 25/11/2015: Phiên tòa La Hayer nghe Philippines điều trần lần thứ hai.

* 26/11/2015: Báo Tuổi Trẻ loan tin đầu tiên vụ HD-05.

* Vị trí nguy hiểm của các đảo VN và Philippines gần quanh căn cứ hỏa lực đảo nhân tạo Xu Bi do Trung Quốc bồi đắp.

* Đảo nào sẽ bị TQ đánh chiếm khi Trung Quốc tuyên bố sẽ "thu hồi": Sơn Ca, Nam Yết, Én Đất, Núi Thị, Song Tử Tây, Đá Nam, Cô Lin, Len Đao, ... ? Hay Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Cây Dừa?

1. Diễn tiến hải trình HĐ-05:

- Khoảng 9g30 sáng 13/11/25: Tàu vận tải Hải Đăng-05 đi ngang căn cứ đảo nhân tạo Xu Bi do TQ bồi đắp xây dựng phi đạo dã chiến dài 3km dùng cho chiến cơ và quân hải cảng. (Các thông  tin không nói rõ là Hải Đăng-05 xuất phát ở đâu?

- Đồ họa của Văn Hóa dự kiến a/ Xuất từ Từ Song Tử Tây đi tiếp tế cho đảo Sơn Ca. Sơn Ca là một đảo lớn của VN, cách đảo Ba Bình Đài Loan khoảng 6,2 hải lý=10km về hướng Đông. Bên cạnh Sơn Ca và Nam Yết, cũng là một đảo lớn của VN có quân trú phòng. b/ xuất phát từ  đảo Trường Sa lớn đi tiếp tế cho Sơn Ca, sau đó theo lộ trình 1 về Song Tử Tây, HD-05 đi theo lộ trình 2 đi ngang qua Xu Bi.

- 11g cùng ngày: Hai tàu hải cảnh TQ (có lẽ từ Xu Bi) mang số hiệu 2305 và 35115 xuất hiện vây ép HD-05.

- Khoảng 30 phút sau:  Chiến hạm 995 TQ xuất hiện mở bạt pháo lớn 37 ly và  cho 10 lính cầm súng chĩa thẳng vào HD-05 với cự ly rất gần. (Ảnh do thuyền viên HD-05 chụp từ ở phía đuôi tàu rất rõ. Vị trí 995 cho thấy chiến hạm này cản mũi HD-05 không cho đi sâu vào 12 hải lý Xu Bi, buộc HD-05 phải quay hướng).

- HD-05 không manh động , không phản ứng, vẫn bình tĩnh đi về hướng đảo Đá Nam và đảo Song Tử Tây.

- 13g30: Chiến hạm 995 và các tàu hải cảnh TQ của Trung Quốc rút. HD-05 thoát nạn một "xì căng đan"? Vì sao? Vì suýt nữa HD-05 rơi vào "bẫy lớn" của TQ?; Vì phiên tòa La Hayer thất lợi cho TQ? Vì ông Trương Tấn Sang đi Manila đạt được thỏa hiệp đối tác chiến lược với Philippined? Vì Mỹ chỉ cho USS Lassen và B-52 "lượn lờ" đảo Vành Khăn, Su Bi biểu dương quyền "Tự do hàng hải, hàng không".

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tuyên bố của Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao TQ: "rất kiềm chế" ở Biển Đông "mới chưa thu hồi" các đảo

image013

Ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Tuyên bố và nhắc lại của ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước và sau hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm 22/11 rằng Trung Quốc đã "rất kiềm chế" ở Biển Đông "mới chưa thu hồi" các đảo đặc biệt đáng lưu ý. Ông Dân cũng không loại trừ khả năng đánh chiếm mà ông gọi bằng khái niệm sai lệch hoàn toàn về bản chất là "thu hồi" khi nói, Trung Quốc "có quyền và có khả năng" làm điều đó./

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng lớn vào tàu tiếp tế Việt Nam

26/11/2015

TTO - "Tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết. 

image014

Tàu chiến 995 của Trung Quốc đang đe dọa tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

​Ngày 26-11, ông Nguyễn Duy Hiết, giám đốc Công ty bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, xác nhận tàu Hải đăng 05 của công ty bị hai tàu hải cảnh số hiệu 2305, 35115 và tàu chiến số hiệu 995 của Trung Quốc vây ép tại Trường Sa vào ngày 13-11.

Cụ thể, theo tường trình của thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 Trần Văn Nga và các thuyền viên, từ 11g - 13g ngày 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây thì bị các tàu Trung Quốc vây ép, chĩa súng thẳng vào tàu Việt Nam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thuyền trưởng Trần Văn Nga tường trình lại như sau:

Khoảng 9g30 sáng 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đi ngang qua bãi đá Xu Bi (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) khoảng 12 hải lý thì Trung Quốc xua một tàu nhỏ ra đuổi.

Đến 11g cùng ngày, hai tàu hải cảnh mang số hiệu 2305 và 35115 xuất hiện và tổ chức vây ép từ mũi và đuôi tàu Hải Đăng 05.

“Tình huống lúc này rất nguy hiểm. Tàu hải cảnh 35115 xé nước từ phía sau lái tàu Hải Đăng 05. Còn tàu hải cảnh 2305 lại ép từ mạn phải, phía trước mũi tàu. Sau đó các tàu Trung Quốc thi nhau cắt mũi nằm tạo tình huống ngụy tạo là tàu Việt Nam cố va chạm”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.

Khoảng 30 phút sau, tàu chiến 995 xuất hiện. Theo thuyền trưởng Nga thì đây là tàu đổ bộ, có độ giãn nước khá lớn, màu xám và được trang bị pháo 37 ly, cùng nhiều loại vũ khí khác.

Tàu chiến 995 của Trung Quốc ngay lập tức vây ép tàu Hải đăng 05 của Việt Nam. Đồng thời bắn pháo hiệu liên tục qua tàu Hải Đăng 05 với hàm ý đe dọa, xua đuổi. Sau đó tàu chiến 995 phát loa bằng tiếng Trung. Tuy nhiên, các thuyền viên tàu Hải đăng 05 không hiểu được nội dung.

“Nhưng nghiêm trọng nhất là đến khoảng 12g thì tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết.

“Anh em vẫn bình tĩnh, điều khiển tàu Hải Đăng 05 đi theo đúng hải trình đã định và cố gắng không để xảy ra va chạm, mắc bẫy các tàu Trung Quốc dù hành động của họ là trái với các quy tắc hàng hải và lộ rõ ý độ khiêu khích”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.

Trước sự kiên cường của tàu Hải Đăng 05, đến 13g30 các tàu của Trung Quốc đã rút đi.

image015

tàu hải cảnh của Trung Quốc đang vây ép tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

Âm mưu thâm độc

Ông Nguyễn Duy Hiết cho biết đây không phải là lần đầu tiên tàu của công ty bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và hải đảo bị tàu Trung Quốc vây ép.

“Vào tháng 10-2015, khi tàu Thuận Thủy 36 của công ty đi tiếp tế lương thực và thiết bị tại Trường Sa cũng nhiều lần bị phía Trung Quốc xua tàu chiến, tàu hải cảnh, kể cả máy bay ra vây ép”, ông Hiết thông tin.

Trong đó, lần vây ép nguy hiểm nhất là vào ngày 7-10, khi tàu Thuận Thủy 36 đang di chuyển từ đảo Sơn Ca lên Song Tử Tây thì nhiều tàu Trung Quốc đã đeo bám suốt ngày. Sau đó, khi đêm xuống, các tàu Trung Quốc đã dàn đội hình chắn trước mũi tàu Thuận Thủy 36.

Đánh giá tình hình nguy hiểm, không đảm bảo an toàn, tàu Thuận Thủy 36 đã chuyển hướng, nhằm tránh lọt vào mưu đồ khiêu khích của tàu Trung Quốc.

Thông tin thêm với Tuổi Trẻ, thuyển trưởng tàu Hải Đăng 05 cho biết cuộc chạm trán ngày 13-11 không phải là lần đầu tiên tàu tiếp tế hải đăng của Việt Nam gặp. Nhiều chuyến trước đó từ các đảo phía Nam lên phía Bắc Trường Sa, tàu Hải Đăng 05 cũng đã bị tàu Trung Quốc vây ép. Tuy nhiên chưa lần nào mức độ nguy hiểm cao như ngày 13-11 vừa qua.

“Đây là âm mưu rất thâm độc của Trung Quốc. Khi bị ép như vậy thì ngoài việc gây ra nguy hiểm, có thể tạo ra tình huống va chạm thì các tàu Việt Nam có thể phải chạy sát vào các đảo  ở Trường Sa đang do Đài Loan, Philippines chiếm giữ trái phép. Và trong tình huống này có thể sẽ tạo ra va chạm giữa tàu của nhiều bên chứ không chỉ của Việt Nam và Trung Quốc”, thuyền trưởng Trần Văn Nga phân tích.

Tàu Việt Nam bị uy hiếp khi đang làm công tác nhân đạo

Trao đổi với Tuổi Trẻ trong chiều 26-11, ông Phạm Quốc Súy, tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, đơn vị quản lý Công ty bảo đảm an toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, khẳng định: “Các tàu của Tổng công ty chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân Hải đăng.

Đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến, tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế”.

Ông Súy cho biết thêm hiện nay tại Trường Sa có 13 trạm Hải đăng của Công ty Biển Đông và hải đảo đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của tất cả tàu thuyền các nước qua lại khu vực biển Đông. Các hải đăng này hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế, được Cơ quan Thủy đạc quốc tế và Hiệp hội Báo hiệu Hàng hải quốc tế ghi nhận trên hải đồ quốc tế.


Tàu chiến 995 có thể chở theo xe tăng, trực thăng

Tàu chiến 995 có trọng tải 4.800 tấn, tốc độ 17 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý với thủy thủ đoàn lên đến 120 người. Tàu chở  được 250 binh lính, 10 xe tăng, 4 xuồng đổ bộ.

Đặc biệt, tàu này được trang bị 6 khẩu pháo 37mm và 2 sàn đỗ máy bay trực thăng. Tàu 995 tàu vận tải đổ bộ lớp Du Đình I+II (LST) thuộc Hạm đội Nam Hải.


VIỄN SỰ

++++++++++++++++++++++++++++++

Biển cả và cái chết của Ngư ông Trương Đình Bảy ở bãi đá Suối Ngọc

image016

TÓM TẮT:

1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861TS của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận.

 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ.

 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến.

 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. (Xem tiếp trang trong)

 5- Ngay sau khi cập cảng Tịnh Kỳ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã lấy lời khai ban đầu của thuyền trưởng Cu và ngư dân Trương Đình Đệ.

 6- Sau khi tàu cập cảng Tịnh Kỳ, thuyền trưởng Bùi Văn Cu mang bốn vỏ đạn cùng đơn báo cáo sự việc bị bắn trên biển được lữ đoàn 146 Trường Sa đóng quân ở đảo Đá Nam xác nhận giao cho cán bộ trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ.

 7- Theo cán bộ Đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác bốn vỏ đạn thuộc loại đạn dành cho súng nào.

8- Thuyền trưởng Cu kể sơ bộ: "Hai xuồng máy chở tám người tới, áp sát, 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng,

 9- Những người trên hai xuồng máy mặc đồ dân phục. lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ.

 10- Nhiều khả năng là tàu dân sự nhưng là một nhóm cướp.

 11- Ngư dân Nguyễn Tấn Pha: “Tôi đang đánh bắt thì thấy tàu chạy và đèn pin pha báo hiệu nên lập tức trở lại tàu thì thấy xác ông Bẩy trên vũng máu.

12. Bốn vỏ đạn rơi rớt ở khoang tàu cá QNg 95861 TS là loại gì, dùng cho loại súng gì? Các chuyên gia vũ khí chưa cho biết. Chắc chắn đạn không phải súng lục, súng ngắn mà là súng trường.

image017

Ảnh trên: Tàu cá QNg 95861 TS chở thi thể nạn nhân bị bắn chết ở đá Suối Ngọc (phía Nam quần đảo Trường Sa) sau khi ghé Đảo Đá Nam về cập cảng Sa Kỳ ở Quảng Ngãi. (ảnh chụp từ trang petrotimes). Ảnh dưới: 4 vỏ đạn rơi rớt trên tàu cá do ông Bùi Văn Cu thuyền trưởng mang về.

++++++++++++++++++++++++++++++

Vịnh Thái Lan bắt đầu nổi sóng

Thái Lan bắt tàu cá VN ở đảo Koh Kood

image019

- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ.

- Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.  

image020

Vòng tròn đỏ trên hải đồ Văn Hóa là khu vực đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat Thái lan.

image021

Trước đây vào ngày 11/9/2015, tầu cá của VN hoạt động ở khu vực ven ranh giới Thái Lan - Cà Mau - Malaysia đã bị tàu treo cờ Thái trang bị vũ khí bắn chết ngư dân Ngô Văn Sinh. Bộ Ngoại giao VN lên tiếng phản đối mạnh mẽ chính quyền Thái Lan đã có hành vi dùng vũ khí sát thương sát hại ngư dân đi đánh cá.

image022

Tài công Ngô Văn Sinh tầu cá mang số hiệu KG-94811 TS đã bị bắn chết bỏ lại vợ và 2 con đang đi học chưa biết nương tựa vào đâu - Ảnh K.Nam

+++++++++++++++++++++++++++++

Hai tàu cá VN bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ

image023

Image copyright Thai Royal Navy Image caption Một trong hai chiếc tàu cá bị bắt và đang được cảnh sát biển Thái Lan điều tra.

Gần ba chục ngư dân trên hai tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị nhà chức trách Thái Lan bắt giữ do 'xâm nhập và đánh bắt thủy sản trái phép' ở bên trong Vịnh Thái Lan, theo truyền thông và nhà đương cục nước này.

Hôm 13/12/2015, hai tàu cá của Việt Nam đã bị Hải quân Hoàng gia Thái Lan lai dắt vào bờ vào bàn giao cho cảnh sát biển nước này để tiến hành điều tra với 28 ngư dân Việt Nam đi trên các chiếc tàu có thể bị kết tội 'đánh bắt trái phép' thủy sản trong lãnh hải của Thái Lan.

Tất cả có thể sẽ bị truy tố vì đánh cá trái phép và xâm nhập bất hợp pháp vào Thái Lan. Các tàu bị bắt cũng sẽ bị tịch thu và sử dụng làm bằng chứng của cảnh sátVăn phòng Thông tin Quốc gia Thái Lan (NTT)

Trước đó, hôm 12/12, một lực lượng đặc biệt của hải quân Thái Lan với các tàu tuần duyên và phi cơ hộ tống đã được lệnh xuất phát vào lúc 1 giờ sáng (giờ địa phương) sau khi có tin một nhóm tàu gồm 10 tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động bất hợp pháp ở vùng Vịnh, phòng thông tin quốc gia Thái Lan (NTT) cho hay.

Sau một chiến dịch kéo dài khoảng mười tiếng đồng hồ, hai tàu đánh cá trong nhóm trên đã bị bắt giữ tại một khu vực cách 20 dặm biển ngoài khơi đảo Koh Kood, thuộc tỉnh Trat của Thái Lan.

Hai chiếc tàu đã được đưa vào một cầu cảng thuộc huyện Sattahip, thuộc tỉnh Chonburi, với tất cả nghi can được bàn giao cho cảnh sát huyện này.

"Tất cả có thể sẽ bị truy tố vì đánh cá trái phép và xâm nhập bất hợp pháp vào Thái Lan. Các tàu bị bắt cũng sẽ bị tịch thu và sử dụng làm bằng chứng của cảnh sát', văn phòng thông tin NTT cho biết thêm.

Nhổ neo, tháo chạy

image024

Image copyright Thai Royal Navy Image caption Hai mươi tám ngư dân là các nghi phạm đã bị nhà chức trách Thái Lan bắt giữ từ hôm 12/12/2015 trong vụ việc.

Hôm Chủ nhật, trang mạng nationmultimedia.com cũng cho hay mười tàu cá của Việt Nam đã bị phát giác xâm nhập và đánh cá trái phép ở Vịnh Thái Lan.

"Mười chiếc tàu nghi can đã bị phát hiện, tuy nhiên khi các lực lượng hải quân của Thái Lan can thiệp, chỉ hai chiếc tàu cá bị bắt, còn các chiếc khác đã kịp nhổ neo, rút lưới và chạy thoát.

"Các tàu bị bắt giữ đã được hải quân giao cho cảnh sát biển và các nghi can đã được giao cho cảnh sát huyện Sattahip và họ có thể sẽ bị truy tố trước pháp luật Thái Lan," nguồn tin này cho hay.

Gần đây, một quan chức thuộc Hội nghề cá Việt Nam bình luận với BBC về việc ngư dân Việt Nam bị bắt ở Thái Lan do nghi ngờ đánh bắt trái phép ở lãnh hải của quốc gia láng giềng trong Asean.

image025

Image copyright Thai Royal Navy Image caption Một số 'vật chứng' được cho là rắn biển có thể bán với giá cao ở Trung Quốc, các nghi phạm nói với nhà chức trách Thái Lan.

Khi được hỏi về con số thống kê các trường hợp được ngư dân Việt Nam bị bắt ở Thái Lan, ông Trần Văn Của, Ủy viên Ban chấp hành Hội nghề cá Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Cà Màu, nói:

"Riêng tỉnh (Cà Mau), từ đầu năm tới giờ hơn 40 chiếc rồi. Trong đó cả khu vực, không riêng gì Thái Lan", ông Của nói với BBC hôm 30/11.

Theo cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 9 này, nhiều người Việt Nam do 'không có nghề nào khác', do giáo dục, đào tạo 'hạn chế', trong khi ngư trường ở địa phương 'cạn kiệt', nên đã 'liều' sang vùng biển của các quốc gia láng giềng như Campuchia hay Thailand để tìm cơ may đánh bắt thủy sản.

"Mình (tỉnh Cà Mau) có quy định chẳng những qua nước bạn bị phạt, nhưng mà về Việt Nam vẫn tiếp tục bị phạt," ông Trần Văn Của nói thêm với BBC./

image026

Image copyright Thai Royal Navy Image caption Có mười tàu cá bị nghi là đã tham gia vụ đánh bắt thủy sản trái phép trong vùng Vịnh Thái Lan, theo nhà chức trách Thái.

BBC  13/12/15

10 Tháng Hai 2022(Xem: 3997)
CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH
07 Tháng Mười 2021(Xem: 4697)
Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth