‘Tứ trụ’ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì?

08 Tháng Ba 201610:57 CH(Xem: 12312)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 09  MAR  2016

image117

Phòng thủ đảo Sơn Ca. Photo: VH

‘Tứ trụ’ trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì?

image119

Trực thăng bay trên tàu hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận ở Vịnh Bengal. (Ảnh tư liệu ngày 17 tháng 10, 2015).

Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông.

Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Không đề cập tới Trung Quốc, Đô đốc Harris nói rằng một số cường quốc đang tìm cách “bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn thông qua các hành động chèn ép, đe dọa”, đồng thời cho rằng việc lập ra một nhóm hải quân giữa các nước lớn trong khu vực là cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động “ỷ lớn hiếp đáp các nước nhỏ”.

Đề nghị của chỉ huy lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người sử dụng mạng ở Việt Nam.

Trong ý kiến gửi cho VOA tiếng Việt, bạn đọc Võ Tấn Hùng viết: “Nếu ra đời liên minh bảo vệ hòa bình ở biển Đông, Hoa Đông gồm 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, chắc Trung Quốc sẽ phải xem lại hành động hiếu chiến và những phát ngôn không trung thực của mình”.

image121

Đô đốc Harry Harris phát biểu trước giới truyền thông về cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC tại Trân Châu Cảng ở Honolulu, Hawaii, tháng 6, 2014. Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Thính giả này viết tiếp: “Trung Quốc là nước gây rối trật tự trị an trên Biên đông, coi thường luật pháp quốc tế, không tôn trọng và không cần đếm xỉa đến phản ứng của các nước, trong đó có Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Việt Nam, Philipines và cộng đồng thế giới”.

Thứ nhất, Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu.

Chuyên gia về quan hệ Việt-Trung Dương Danh Dy nói.

Một số người thậm chí còn gọi 4 quốc gia trong liên minh này là “tứ trụ” trên biển Đông. Đây là từ ám chỉ 4 chức danh lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, là thuật ngữ xuất hiện dày đặc thời gian qua khi Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12 với việc tái bầu ông Nguyễn Phú Trọng, người bị báo chí phương Tây coi là thân Trung Quốc, tiếp tục làm tổng bí thư.

Chuyên gia về quan hệ Việt – Trung Dương Danh Dy nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc tái lập liên minh bốn bên là điều “tất nhiên” vì chính sự “hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông đã buộc các nước phải cùng chung tay kiềm chế”. Ông Dy nói tiếp:

“Họ nhất trí với nhau trong việc đối phó với Trung Quốc thì họ sẽ ngăn chặn, Trung Quốc không phải muốn làm gì cũng được nữa. Rõ ràng điều đó, Trung Quốc phải tính toán, phải cân nhắc. Họ có phản ứng, họ có áp lực với Trung Quốc, chứ không phải như những nước yếu như ta, một nước nhỏ như ta, muốn làm gì thì làm nữa.”

Trong khi đó, Trung Quốc luôn khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Trường Sa và Hoàng Sa đồng thời cấp tập xây đảo nhân tạo cũng như cho ngư dân ra đánh bắt ở biển Đông để xác lập chủ quyền.

Các nhà quan sát cho rằng việc nỗ lực khôi phục một liên kết hải quân đã bị Trung Quốc phản đối một thập kỷ trước nhằm mục đích cân bằng lại với các hành động mở rộng lãnh hải của Bắc Kinh, và rằng chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình lần này “sẽ không để yên”.

image123

Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ (hàng thứ hai) và tàu khu trục chở trực thăng JS Hyuga (DDH 182) của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cùng các tàu khác của Mỹ và Nhật trong cuộc tập trận ở biển Hoa Đông, tháng 11/2012.

Trong khi đó, Tướng Lori Robinson, chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương, hôm nay mới tuyên bố rằng không quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay hàng ngày trên vùng trời biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa các tên lửa đất đối không và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa và Trường Sa.

Phát biểu tại thủ đô Canberra của Australia, bà Robinson cũng thúc giục các quốc gia khác thực thi quyền được bay qua và đi ngang quang các vùng lãnh hải và không phận quốc tế mà Trung Quốc tuyên bố nhận chủ quyền ở biển Đông.

Tuy nhiên, vị chỉ huy này từ chối bình luận về phản ứng của Mỹ nếu một chiếc máy bay của Hoa Kỳ bị Trung Quốc bắn hạ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị hôm nay cũng củng cố quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh đối với tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông với tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không cho phép các quốc gia khác vi phạm điều nước này coi là quyền chủ quyền ở vùng biển chiến lược này.

Ông Vương nói thêm, ám chỉ Hoa Kỳ, rằng tuyên bố về tự do hàng hải của một nước nào đó không trao cho nước này “quyền muốn làm gì thì làm”.

Chỉ huy Không lực Mỹ ở Thái Bình Dương thừa nhận “khả năng xảy ra tính toán sai lầm” dẫn tới xung đột ở vùng biển đang ngày càng bị quân sự hóa.

Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cách thức hành xử trên không phận quốc tế hồi tháng Chín năm ngoái, và sẽ tiếp tục thảo luận chủ đề này trong năm nay.

image125

Máy bay P8 Poseidon của hải quân Mỹ.

 

Hoa Kỳ vẫn khẳng định quyền tự do qua lại trên Biển Đông, và đã nhấn mạnh quyền này bằng cách điều tàu vào và máy bay bay ngang qua các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Vị nữ chỉ huy này cũng nói thêm rằng các máy bay tầm xa của Nga cũng tăng cường hoạt động ở Thái Bình Dương với các chuyến bay quanh Nhật Bản và Guam.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy nói thêm rằng việc 4 nước trên liên kết với nhau sẽ giúp một nước nhỏ nằm cạnh “anh bạn” láng giềng khổng lồ Trung Quốc như Việt Nam sẽ ít nhiều “được hưởng lợi”. Ông Dy nói tiếp:

“Thứ nhất, anh Trung Quốc không thể coi thường khi các nước lớn này đồng tình với Việt Nam, đồng tình về vấn đề biển Đông, dám phản đối hành động bá quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Thứ hai nữa, hành động đó có lợi cho Việt Nam trong thế chống đỡ với Trung Quốc. Nếu một mình Việt Nam thì chúng ta ở thế rất yếu, nhưng mà có thêm các nước lớn đồng tình vào nữa, nhất là có thêm Mỹ, thì Trung Quốc không phải muốn làm gì Việt Nam thì cũng làm được đâu”.

Nếu ra đời liên minh bảo vệ hòa bình ở biển Đông, Hoa Đông gồm 4 nước Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, chắc Trung Quốc sẽ phải xem lại hành động hiếu chiến và những phát ngôn không trung thực của mình.

Bạn đọc VOA Tiếng Việt Võ Tấn Hùng viết.

Trong bài bình luận mới nhất đăng tải hôm qua, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc một lần nữa lại lên án sự can dự của Mỹ ở biển Đông.

Tờ báo có tư tưởng dân tộc cực đoan này đổ lỗi cho Washington gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay ở vùng biển tranh chấp.

Ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo viết: “Hoa Kỳ tuyên bố rằng nước này không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp lãnh hải, nhưng lại đi diễn tập quân sự chung với Nhật Bản và Australia, cũng như hỗ trợ Philippines và Việt Nam dưới vỏ bọc của việc bảo vệ tự do hàng hải.

Tờ báo này cũng cho rằng “can thiệp vào biển Đông là sự chuyển hướng lớn trong sách lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc”.

Bài bình luận xuất hiện đúng ngày các hãng tin đưa rằng hai chiến hạm của Nhật Bản sẽ cập bến vùng vịnh Cam Ranh chiến lược của Việt Nam sau khi tháp tùng một tàu ngầm tới Philippines.

Ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng nói rằng “quan hệ hợp tác giữa các nước liên quan “nên có ích cho hòa bình và ổn định của khu vực, không nhắm mục tiêu vào một bên thứ ba và không đe dọa tới chủ quyền và quyền lợi an ninh của các nước khác”/

VOA 08.03.2016

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18107)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20051)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17997)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17839)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17335)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16308)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16458)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15278)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17833)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15136)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22569)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17289)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15537)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15086)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16723)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16309)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17539)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16650)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19613)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17448)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.