Hai Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ-Phi hành quân trên HkMh USS John C. Stennis ở biển Tây Philippines

18 Tháng Tư 201612:17 SA(Xem: 10794)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 18  APRIL 2016

Tình hình chiến sự Biển Đông

image041

Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.

image045

SS John C. Stennis 22 August 1999

image047

USS Theodore Roosevelt

Bộ trưởng Quốc Phòng Carter lại thăm HkMh USS John C. Stennis

image049

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin (P) trong buổi họp báo tại phủ tổng thống, Manila ngày 14/04/2016.REUTERS/Romeo Ranoco

Lần thứ hai chỉ trong vòng 5 tháng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lại lên thăm một hàng không mẫu hạm ở Biển Đông, nhằm khẳng định sự hiện diện của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Cùng với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc Phòng Carter đã lên thăm chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis và lãnh đạo quốc phòng của hai nước đã quan sát các chiến đấu cơ phản lực cất cánh từ hàng không mẫu hạm này.

Trong bài phát biểu sau đó, ông Ashton Carter nói chuyến đi của ông nhằm nhắn gởi một thông điệp rằng Hoa Kỳ « sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực ». Nhưng Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức, qua việc phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Phạm Trường Long, lãnh đạo số hai của quân đội Trung Quốc, đến thăm đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trên Đá Chữ Thập, Trường Sa.

Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget gởi về bài tường trình :

« Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đến Trường Sa diễn ra chỉ hai ngày sau khi Washington loan báo triển khai 300 binh lính Mỹ đến Philipines. Đây là một cử chỉ mang tính biểu tượng nhằm khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ tại một vùng mà họ đã phần nào vắng mặt trong 25 năm qua.

Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức với việc lãnh đạo số hai của quân đội Trung Quốc cũng đã đến vùng Biển Đông. Hoa Kỳ bị chỉ trích là trở lại với tâm lý của thời kỳ chiến tranh lạnh, vì đối với Bắc Kinh, Biển Đông là một phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia.

Từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã biến các đảo nhỏ thành những căn cứ quân sự với việc xây dựng các hải cảng, phi đạo, hệ thống radar. Trong tuần này, Bắc Kinh đã triển khai hai chiến đấu cơ ở khu vực Hoàng Sa.

Sự can thiệp của Hoa Kỳ liệu sẽ khiến chủ tịch Tập Cận Bình xem lại những tham vọng của ông hay không ? Theo một chuyên gia, câu trả lời là :
Không. Thậm chí nó có thể gây tác dụng ngược lại. Lầu Năm Góc càng can thiệp vào Biển Đông, Bắc Kinh càng có những biện pháp cứng rắn hơn./

Thanh Phương RFI 16-04-2016

image051

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Cartre và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia - Hishammuddin Tun Hussein bắt tay nhau trên chiếc trực thăng đặc biệt khi bay đến hành quân ở HkMh USS Theodore Roosevelt.

image053

Hình ảnh tàu đổ bộ Trung Quốc ở bãi đá James Shoal thuộc Malaysia hôm 26/3/15

image055

Khoảng cách từ căn cứ hải quân Bintulu - Malaysia đến bãi cạn James Shoal chỉ khoảng 80km

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc sẽ leo thang những gì tiếp theo ở Biển Đông?

 (GDVN) - Trung Quốc có thể vin cớ Mỹ-Philippines tuần tra chung và tăng cường hợp tác ở Biển Đông để tăng tốc quân sự hóa đảo nhân tạo ở Trường Sa.

South China Morning Post ngày 17/4 bình luận, xô xát ngày càng tăng giữa Bắc Kinh với Washington trên Biển Đông đã khiến ngày càng nhiều quốc gia châu Á muốn trở thành đồng minh với Mỹ. Trung Quốc có thể vin cớ này để đẩy mạnh quân sự hóa trên các đảo nhân tạo nước này bồi đắp (bất hợp pháp).

Các nhà phân tích Trung Quốc lập luận rằng hoạt động bảo vệ tự do hàng không hàng hải của các tàu chiến Mỹ trên Biển Đông là đang đi qua (cái gọi là) không gian chủ quyền của Trung Quốc, khiêu khích không cần thiết với Bắc Kinh, bởi Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông.

image057

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và Bộ trưởng Philippines Voltaire Gazmin trên tàu sân bay USS John C. Stennis ở biển Tây Philippines. Ảnh: defense.gov.

Người viết cho rằng, nói cách khác giới phân tích và truyền thông Trung Quốc vẫn chỉ âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như các yêu sách hàng hải pháp lý phi lý, phi pháp và bành trướng cho một số thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông.

Trong khi đó họ lờ tít đi những hành động leo thang quân sự hóa đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực, họ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi kéo mớ vũ khí tối tân họ ra Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Lý Kiệt, một chuyên gia quân sự từ Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc có thể vin cớ Mỹ-Philippines tuần tra chung và tăng cường hợp tác ở Biển Đông để tăng tốc quân sự hóa đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

"Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất phòng thủ trên đảo nhân tạo, bao gồm các loại vũ khí trang bị đất đối không, không đối không, biển đối không và các loại vũ khí cần thiết khác trên lịch trình có sẵn", Lý Kiệt bình luận.

"Hải quân Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận thường xuyên ở Hoa Đông, đi qua các chuỗi đảo trong khu vực vì các hoạt động hàng hải giữa Mỹ và Philippines cho thấy hai nước này có thể cắt đứt đường cơ động của hải quân Trung Quốc ra khỏi khu vực", ông Kiệt nhận xét.

Nghê Lạc Hùng, một nhà bình luận quân sự từ Thượng Hải cho rằng, liên minh tăng cường an ninh Mỹ - Philippines và viện trợ quân sự của Mỹ cho các nước châu Á khác trong tương lai đã chứng minh Washington muốn kiềm chế (tham vọng bành trướng ngông cuồng của) Trung Quốc bằng cách thiết lập một liên minh quân sự từ Hoa Đông tới Biển Đông.

Ông Hùng cho rằng, việc Mỹ can thiệp vào tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào cuối năm 2013 đã "đẩy" Bắc Kinh tuyên bố đơn phương áp đặt vùng nhận dạng phòng không đầu tiên ở Hoa Đông.

"Bắc Kinh đang rất tức giận sau tuyên bố chung của G-7 về Biển Đông hôm Thứ Hai vừa qua, trong đó cho thấy thậm chí Mỹ sẽ sử dụng phương tiện kinh tế và ngoại giao để gây áp lực lên Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông", ông Hùng bình luận.

Hồng Thủy 17/04/16

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16540)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16342)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162571)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19289)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19656)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16817)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14939)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15261)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14342)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15096)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15092)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17568)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14912)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14978)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16335)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15828)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14402)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15421)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15975)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15650)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.