Mỹ - Hoa dàn trận

19 Tháng Tư 201611:32 CH(Xem: 13469)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  20  APRIL 2016

image018

Cập nhật chiến sự Biển Đông:

 

12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh.

14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung.

15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis.

15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa.

17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa.

18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa.

19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.

 

1. Chiến hạm Nhật cập cảng Cam Ranh

12/04/2016

Thư của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhân sự kiện này
image019

 Ảnh trên:Hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản từ cảng Subic  tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh (ảnh chụp từ trang vnexpress). Ảnh dưới:Đường đi của chiến hạm và tàu ngầm Nhật Bản (mũi tên trắng). Mũi tên trắng dưới: đường đi của Hàng khôngMẫu hạm Mỹ. Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn (mũi tên đỏ). Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore (mũi tên xanh).

Hai chiến hạm Nhật Bản hôm nay lần đầu tiên ghé thăm cảng chiến lược của Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm kéo dài tới ngày 15/4, trong bối cảnh cả Hà Nội và Tokyo đang đối mặt với các thách thức của Trung Quốc trên biển.

Hai tàu hộ vệ này chở theo thủy thủ đoàn gần 500 người, trong đó có 54 học viên sĩ quan hải quân vừa tốt nghiệp.

Chuyến thăm của tàu chiến Nhật Bản được cho là nhằm mục đích “tăng cường quan hệ giữa hải quân các nước” và “để rèn luyện kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua quá trình đi biển dài ngày cho các học viên sĩ quan của Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản”.

Tham dự lễ đón hai tàu chiến này có ông Fukada Hiroshi, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tiếp tàu có đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Trước khi tới Việt Nam, các tàu khu trục của Nhật đã tới thăm căn cứ hải quân Subic ở Philippines.

Nói về lý do vì sao đến Cam Ranh, chỉ huy trưởng đội tàu, đại tá Morishita Osamu cho hay vì Cam Ranh “nằm ở vị trí trung tâm của Biển Đông, là cảng biển tự nhiên tốt nhất trong khu vực và nơi đây vừa khánh thành cảng quốc tế”.

Tại buổi lễ đón biên đội tàu hộ vệ của Nhật Bản, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đã đọc thư của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhân sự kiện này.

Bức thư có đoạn viết: “Biển Đông phía trước mặt vịnh Cam Ranh là tuyến đường hàng hải quốc tế, nơi có nhiều tàu bè kể cả dân sự và quân sự qua lại 24/24 giờ trong suốt 365 ngày, là một “vùng biển tự do và rộng mở”, giữ vai trò thiết yếu đối với hòa bình và phồn vinh của khu vực. Để vùng biển “tự do và rộng mở” của Biển Đông tiếp tục là vùng biển hòa bình và an toàn trên nguyên tắc tự do hàng hải và luật pháp quốc tế là điều hết sức quan trọng đối với hòa bình và ổn định của toàn khu vực và thế giới”.

VOA 12.04.2016  Theo Japan Times, Tuoi Tre


2.Hoa Kỳ và Philippines sẽ thường xuyên tuần tra chung trên Biển Đông

14/04/2016

image020

Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (như trong ảnh) đã tiến vào di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn ngày 30/01/2016. Sắp tới đây tàu Mỹ sẽ có tàu Philippines đi theo.REUTERS/U.S. Navy

Hoa Kỳ và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông, vùng biển chiến lược đang bị Trung Quốc nhất quyết đòi hỏi chủ quyền trên phần lớn diện tích. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter hôm nay 14/04/2016 khẳng định như trên.

Một thông cáo của phía Mỹ cho biết : « Cuộc tuần tra chung đầu tiên đã diễn ra vào tháng Ba, tiếp đó vào đầu tháng Tư, và các chiến hạm của hai nước sẽ tiếp tục tuần tra chung thường xuyên hơn trong tương lai ».

Đang ở thăm Manila, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ loan báo bên cạnh đó, Mỹ sẽ để lại 275 quân nhân tại Philippines cùng với một số phương tiện không quân, trong đó có năm chiến đấu cơ A-10. Một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, lực lượng đặc biệt Mỹ sẽ lưu trú « cho đến cuối tháng Tư », sau đó Lầu Năm Góc có thể huy động thêm.

Washington vừa ký kết một thỏa thuận với Manila để đóng quân tại năm căn cứ quân sự tại nước này. Như vậy quân Mỹ có thể quay lại Philippines, sau khi rút đi vào đầu thập niên 90. Tuy nhiên tình trạng căng thẳng với Bắc Kinh khiến Manila đòi hỏi Mỹ gia tăng hỗ trợ.

Trong chuyến đi lần này, bộ trưởng Ashton Carter đến thăm Antonio Bautista trên đảo Palawan, một trong năm căn cứ quân sự mở cửa cho quân đội Mỹ. Căn cứ này nằm cạnh Biển Đông, đối diện với quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đang quyết liệt tranh chấp.

Cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Philippines mang tên Balikatan (vai kề vai), huy động trên 4.400 quân nhân Mỹ, 3.000 quân Philippines và 80 lính Úc, cũng đang bước vào giai đoạn kết thúc. Hôm nay hệ thống hỏa tiễn tầm xa tối tân HIMARS của Mỹ đã vào cuộc, với một loạt tác xạ./

Thụy My RFI 15-04-2016

 

3. Bộ trưởng Quốc Phòng Carter lại thăm HkMh USS John C. Stennis

15/04/2016

image021

Ảnh trên: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines-Voltaire Gazmin đứng trên HkMh USS John C. Stennis hôm 15.4.2016. Ảnh dưới: Ngày 5 tháng 11 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia-Hishammuddin Tun Hussein trên chiếc trực thăng đặc biệt bay đến thăm HkMh USS Theodore Roosevelt hoạt động ở khu vực biển cực Nam Trường Sa thuộc lãnh hải Malaysia khoảng 3 tiếng.

image022

SS John C. Stennis 22 August 1999

image023

USS Theodore Roosevelt

image024

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter (T) và đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin (P) trong buổi họp báo tại phủ tổng thống, Manila ngày 14/04/2016.REUTERS/Romeo Ranoco

Lần thứ hai chỉ trong vòng 5 tháng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lại lên thăm một hàng không mẫu hạm ở Biển Đông, nhằm khẳng định sự hiện diện của Mỹ tại khu vực trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Cùng với đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin, bộ trưởng Quốc Phòng Carter đã lên thăm chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ USS John C. Stennis và lãnh đạo quốc phòng của hai nước đã quan sát các chiến đấu cơ phản lực cất cánh từ hàng không mẫu hạm này.

Trong bài phát biểu sau đó, ông Ashton Carter nói chuyến đi của ông nhằm nhắn gởi một thông điệp rằng Hoa Kỳ « sẽ tiếp tục đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực ». Nhưng Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức, qua việc phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Phạm Trường Long, lãnh đạo số hai của quân đội Trung Quốc, đến thăm đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trên Đá Chữ Thập, Trường Sa.

Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget gởi về bài tường trình :

« Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đến Trường Sa diễn ra chỉ hai ngày sau khi Washington loan báo triển khai 300 binh lính Mỹ đến Philipines. Đây là một cử chỉ mang tính biểu tượng nhằm khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ tại một vùng mà họ đã phần nào vắng mặt trong 25 năm qua.

Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức với việc lãnh đạo số hai của quân đội Trung Quốc cũng đã đến vùng Biển Đông. Hoa Kỳ bị chỉ trích là trở lại với tâm lý của thời kỳ chiến tranh lạnh, vì đối với Bắc Kinh, Biển Đông là một phần không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia.

Từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã biến các đảo nhỏ thành những căn cứ quân sự với việc xây dựng các hải cảng, phi đạo, hệ thống radar. Trong tuần này, Bắc Kinh đã triển khai hai chiến đấu cơ ở khu vực Hoàng Sa.

Sự can thiệp của Hoa Kỳ liệu sẽ khiến chủ tịch Tập Cận Bình xem lại những tham vọng của ông hay không ? Theo một chuyên gia, câu trả lời là :
Không. Thậm chí nó có thể gây tác dụng ngược lại. Lầu Năm Góc càng can thiệp vào Biển Đông, Bắc Kinh càng có những biện pháp cứng rắn hơn./

Thanh Phương RFI 16-04-2016

image025

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Cartre và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia - Hishammuddin Tun Hussein bắt tay nhau trên chiếc trực thăng đặc biệt khi bay đến hành quân ở HkMh USS Theodore Roosevelt.

image026

Hình ảnh tàu đổ bộ Trung Quốc ở bãi đá James Shoal thuộc Malaysia hôm 26/3/15

image027

Khoảng cách từ căn cứ hải quân Bintulu - Malaysia đến bãi cạn James Shoal chỉ khoảng 80km


4. Điều 16 máy bay ra Phú Lâm, Trung Quốc thử Việt Nam?

15/04/2016

(Biển Đảo) - Việc Trung Quốc điều 16 máy bay chiến đâu J-11 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa được coi là phép thử mới với Việt Nam.

Phép thử mới

Mới đây, khi chia sẻ với tờ Stars and Stripes,  một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên đã cáo buộc Trung Quốc điều 16 máy bay chiến đấu J-11 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn máy bay chiến đấu J-11 ra Phú Lâm lần này được coi là “chưa từng có tiền lệ”.

Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ông Nguyễn Anh Sơn, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng đây là một trong những toan tính mới của Trung Quốc nhằm thử phản ứng của Việt Nam trong vấn đề biển Đông.

“Âm mưu của Trung Quốc thì đã rõ rồi. Họ cứ nói rằng không làm căng thẳng, phức tạp thêm tình hình trên biển Đông nhưng lại luôn nói một đằng làm một nẻo. Đây là

Bằng việc đưa máy bay, tên lửa ra đảo họ chiếm trái phép, mục đích chính của Trung Quốc là từng bước khống chế rồi xác định vị thế không chỉ trên lời nói mà còn trên hành động, không chỉ bằng lý thuyết mà bằng cả hành động thực tiễn.

Trung Quốc hành động gây hấn vào thời điểm này là phép thử bản lĩnh của người Việt Nam chúng ta, với những người lãnh đạo mới. Trung Quốc luôn luôn có những bước tính toán hết sức nham hiểm như vậy. Chúng ta nên có những phản ứng mạnh mẽ”, ông Sơn khẳng định.

image028

Việc Trung Quốc điều 16 máy bay chiến đâu J-11 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa được coi là phép thử mới với Việt Nam.

Theo ông Sơn, trước những hành động gây hấn của Trung Quốc từ trước đến nay, Việt Nam luôn khẳng định rõ lập trường chính nghĩa của mình tại các khu vực đó.

Tuy nhiên, Việt  Nam cần tích cực nói lên tiếng nói của mình trong vấn đề biển Đông. Vừa rồi chúng ta cũng có những công hàm để phản đối nhưng cũng phải tranh thủ dư luận quốc tế trong các diễn đàn quốc tế, cuộc gặp mặt với lãnh đạo các nước kêu gọi cùng phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc.

”Tôi rất hi vọng  Mỹ và các nước (?) sẽ phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc. Vấn đề của chúng ta là tăng hơn nữa sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế đừng ngại Trung Quốc”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ngoài ra, vị Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội còn cho rằng, nếu chúng ta phản ứng đơn thuần thì sẽ không hiệu quả và Trung Quốc sẽ lợi dụng điều này để tiếp tục thực hiện các hành động phi pháp.

“Tôi hi vọng với việc Đại tướng Đỗ Bá Tỵ trở thành Phó Chủ tịch Quốc hội thì tiếng nói của Việt Nam về biển Đông sẽ mạnh mẽ hơn (?). Đồng thời người dân cũng phải có tiếng nói mạnh mẽ, không ngừng đấu tranh”, ông Sơn cho biết thêm.

Tiếp tục âm mưu chiếm đoạt biển Đông

Cũng đưa ra nhận định về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Uỷ viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội cho rằng hành động điều 16 máy bay chiến đấu J-11 đến đảo Phú Lâm của Việt Nam, Trung Quốc đang muốn tiếp tục thể hiện âm mưu chiếm đoạt biển Đông bằng mọi cách.

“Những hoạt động của phía Trung Quốc thì đương nhiên họ muốn thực hiện chủ trương từ trước tới nay là kiểm soát trên biển Đông. Thứ hai là những hoạt động đó ảnh hưởng đến an ninh chủ quyền của nước ta cho nên chúng ta phải tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của chúng ta ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa. Họ thực hiện những hoạt động đó thì đương nhiên vi phạm luật DOC trên biển Đông về thỏa thuận không làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông”, ông Hùng nói.

Theo Đại tá Hùng, trước hành động gây hấn của Trung Quốc, Việt Nam cần tiếp tục khẳng định chủ quyền (?) và tiếp tục phản đối những việc làm sai trái đó.

“Chúng ta đang đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Đặc biệt trong việc chấp pháp chúng ta kiểm soát được tình hình”, Đại tá Hùng nhận định.

Uỷ viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc cũng cho rằng, chúng ta cần ủng hộ tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ từ các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

“Mỗi một nước đều có 1 chiến lược riêng của họ. Mỹ có chiến lược với các vấn đề trên biển Đông, trong đó quan tâm nhiều nhất là luật tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế. Chính vì vậy những gì ở các nước hoạt động, tuân theo luật pháp quốc tế thì nên ủng hộ. Đương nhiên những gì họ vi phạm chủ quyền của nước ta thì cần phải phản đối”, Đại tá Hùng khẳng định.

(Theo Đất Việt)

Một máy bay tuần tra – vận tải của Hải quân Trung Quốc ngày 17/4 hạ cánh xuống sân bay phi pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

image029

Máy bay quân sự Trung Quốc hạ cánh xuống đường băng trên đá Chữ Thập. Ảnh: CCTV

Báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết, sáng 17/4, một máy bay tuần tra của Hải quân Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay dài 3 km trên đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc bối lấp trên đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Trước đó, Bắc Kinh từng hạ cánh phi cơ dân sự xuống đường băng trên đảo.

Theo phía Trung Quốc, máy bay quân sự đáp xuống Chữ Thập nhằm cấp cứu công nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa. Bệnh nhân được đưa về điều trị tại bệnh viện ở Tam Á, đảo Hải Nam. Phía Trung Quốc cho rằng, vận tải bằng máy bay sẽ giúp bệnh nhân an toàn và nhanh chóng hơn so với đi lại bằng tàu thuyền.

image030

Vị trí đá Chữ thập trên bản đồ. Đồ họa:Wall Street Journal

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai đáp phi cơ quân sự xuống đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập. Ngày 2/1, Trung Quốc lần đầu tiên đưa máy bay tới thử nghiệm đường băng phi pháp. 4 ngày sau, Trung Quốc cho thêm 2 máy bay dân sự hạ cánh xuống đảo kèm theo tuyên bố hành động của họ nhằm đảm bảo an toàn hàng không trong khu vực.

Trong khi đó, Wall Street Journal đưa tin, Mỹ phát hiện một loạt chuyến bay đến và đi từ đá Chữ Thập trong ngày 15/4, thời điểm mà truyền thông Trung Quốc nhắc tới chuyến thăm Biển Đông của Tướng Phạm Trường Long, một trong các phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.

Loại máy bay đáp xuống Chữ Thập cũng tương tự phi cơ mà giới quan chức cấp cao Trung Quốc sử dụng bao gồm Airbus A319 và Bombardier Canadair Regional Jet (CRJ). Ông Phạm tuyên bố tới thăm các binh sĩ và thị sát quá trình xây dựng trên thực thể Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông.

image031

Trung Quốc ngụy biện việc đáp máy bay xuống Chữ Thập nhằm phục vụ mục đích nhân đạo. Ảnh:81.cn

Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc. Đây là một trong 3 đường băng Trung Quốc xây dựng phi pháp trên các đá và rạn san hô chiếm đóng của Việt Nam. Sân bay trên đá Chữ thập là sân bay đầu tiên được sử dụng trong khu vực.

Việc Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự xuống Chữ Thập cho thấy một bước tiến mới của Bắc Kinh trong tham vọng hiện thực hóa chủ quyền. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới. Theo các chuyên gia, sân bay trên đá Chữ Thập không chỉ giúp Trung Quốc phong tỏa Biển Đông mà còn tạo cho Bắc Kinh bàn đạp để tấn công các mục tiêu trong khu vực./

Theo Zing


5. Biển Đông: Sau tướng 3 sao, Tập Cận Bình ra Trường Sa trái phép?

17/04/2016,

(Biển Đảo) - Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Phạm Trường Long đã trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc tính tới lúc này, đến thị sát trái phép các đảo, đá ở biển Đông.

Ngày 15/4/2016, Lầu Năm Góc đưa tin Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuần tra biển Đông trên tàu sân bay USS John C. Stennis.

Cùng ngày, Bộ quốc phòng Trung Quốc ngay công bố tin Phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Phạm Trường Long dẫn đoàn thị sát (trái phép-PV) một số đảo đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV).

Hồi tháng 11/2015, ông Carter cũng lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ nhân chuyến thăm Malaysia. Trung Quốc khi đó đã lên tiếng phản đối.

Trang Đa Chiều (Mỹ) ngày 16/4 bình luận, đây là lần đầu Bắc Kinh cử một Phó chủ tịch quân ủy thực hiện chuyến đi (phi pháp) ra quần đảo Trường Sa. Vụ việc này khiến dư luận quốc tế quan tâm hơn bởi diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Carter hủy chuyến công du Bắc Kinh.

Việc Phạm Trường Long thị sát trái phép ở biển Đông, bên cạnh mục đích rõ ràng là “nắn gân” Washington, còn nhiều khả năng nhằm “mở đường” để Tập Cận Bình, Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, công khai tới quần đảo Trường Sa.

image032

Tướng 3 sao Phạm Trường Long (trái) và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter, tháng 6/2015. (Ảnh: CFP)

Theo Đa Chiều, căng thẳng Mỹ-Trung ở biển Đông thời gian qua đã leo thang, những phản ứng “gửi thông điệp cứng rắn” ở mức độ hiện tại không tạo ra điều gì khác biệt.

Khi những biện pháp như đeo bám, cảnh cáo tàu Mỹ ở biển Đông vô hiệu, khiến Bắc Kinh đã phải điều động tới “nhân vật số 2″ quân đội, thì ông Tập sẽ là “lá bài” tiếp theo để Trung Quốc tỏ thái độ không nhượng bộ lập trường của Mỹ.

Gác nhà cầm quyền ở Bắc Kinh cho rằng, hiện Mỹ đã “ngửa bài” ở các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố là “có lợi ích cốt lõi” như biển Đông, biển Hoa Đông và biển Đài Loan. Khả năng Washington hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho Philippines đã trở thành mối đe dọa hiện hữu. Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia, Jr. tiết lộ, Manila sẽ được Mỹ viện trợ quân sự 75 triệu USD trong năm nay, nhiều hơn 25 triệu USD so với 2015, để tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và tuần tra trên biển. Đây là đợt viện trợ lớn nhất của Mỹ đối với Philippines kể từ năm 2000.

Đa Chiều phân tích, cách làm được Bắc Kinh cho là hiệu quả nhất lúc này vẫn là “xua” ngư dân ra biển Đông và kêu gọi người dân Trung Quốc đi du lịch (phi pháp) tới Trường Sa, Hoàng Sa, nhằm đạt dã tâm “bình thường hóa” sự kiểm soát của nước này đối với các đảo đá bị họ chiếm đóng trái phép.

Chính phủ Trung Quốc có cơ sở tin rằng đưa Tập Cận Bình ra quần đảo Trường Sa, chứ không phải một tướng lĩnh quân đội nào khác, là biện pháp khai thác “tâm lý dân tộc chủ nghĩa” ở nước này một cách hữu hiệu để đạt được tham vọng trên.

Phó Tham mưu trưởng Chiến khu Bắc (Trung Quốc) An Vệ Bình từng tiết lộ, Tập Cận Bình đã 2 lần tới biển Đông trong số 3 cuộc thị sát Hải quân.

Trước Phạm Trường Long, quan chức có vị trí cao nhất của quân đội Trung Quốc từng thị sát phi pháp ở biển Đông là Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân, vào tháng 10/2014.

image033

Tàu USS Chancellorsville của Hải quân Mỹ bị một tàu hộ vệ Trung Quốc (phía xa) đeo bám khi tuần tra trên biển Đông hồi cuối tháng 3. (Ảnh: The New York Times)

Hiện nay, truyền thông quốc tế đã chỉ rõ các hoạt động bành trướng phi pháp mà Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Không chỉ là những ngọn hải đăng và cơ sở cứu hộ (phi pháp) như tuyên bố “phục vụ cộng đồng”, dấu hiệu Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông đã không thể giấu giếm được.

Tên lửa, chiến đấu cơ mà nước này đưa trái phép ra các đảo ở Trường Sa, Hoàng Sa liên tục bị vệ tinh của phương Tây ghi hình kể từ cuối năm 2015.

(Theo Soha News)


6. Trường Sa : Lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống Đá Chữ Thập

18/04/2016

 

image034

Đá Chữ Thập- Fiery Cross Reef- Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Viện CSIS chụp ngày 03/09/2015Reuters

Báo chí Bắc Kinh đưa tin, ngày 17/04/2016 quân đội Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng đường băng có chiều dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef). Đây là một trong ba phi đạo do Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa nơi đang có tranh chấp chủ quyền.

Trang nhất nhật báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc số ra ngày 18/04/2016 cho biết, hôm qua một chiếc máy bay quân sự Trung Quốc đang tuần tra trên Biển Đông thì nhận được tin nhắn khẩn cấp yêu cầu đáp xuống bãi Đá Chữ Thập để sơ tán ba công nhân bị bệnh nặng. Cả ba sau đó được đưa về đảo Hải Nam điều trị.

Tháng 1/2016 Trung Quốc đã cho máy bay dân sự đáp thử xuống đường băng vừa được hoàn tất trên Đá Chữ Thập. Nhưng báo chí Bắc Kinh nhấn mạnh đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc sử dụng đường băng này.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, đường băng trên Đá Chữ Thập được xây dựng theo tiêu chuẩn quân sự và trong trường hợp xảy ra chiến tranh, đây có thể là căn cứ cho quân đội. Hoa Kỳ từng lên tiếng phê phán Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông và lo ngại Bắc Kinh sử dụng đảo nhân tạo vì mục đích quân sự. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định không có ý đồ quân sự hóa Biển Đông.

Hãng tin Anh, Reuters lưu ý : đường băng 3.000 mét đủ dài để máy bay ném bom, vận tải hay máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng. Đây là bằng chứng cho thấy sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trong vùng Biển Đông này càng rõ nét./

Thanh Hà RFI 18-04-2016

7. Mỹ phản đối Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự phi pháp ở Chữ Thập

19/04/2016

(An Ninh Quốc Phòng) - Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tái khẳng định cam kết rằng sẽ không triển khai hoặc cho cất hạ cánh máy bay quân sự tại các tiền đồn.

CNN ngày 18/4 đưa tin, người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis đã gửi đến báo chí thông điệp phản đối Trung Quốc hạ cánh bất hợp pháp máy bay quân sự xuống đá Chữ Thập, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

image035

Chiếc máy bay quân sự Trung Quốc Y-8 hạ cánh bất hợp pháp xuống đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam hôm Chủ Nhật 17/4. Ảnh: 81.cn.

“Chúng tôi biết rằng một máy bay quân sự của Trung Quốc hạ cánh tại đá Chữ Thập vào ngày Chủ Nhật, động thái Trung Quốc gọi là hoạt động nhân đạo sơ tán 3 công nhân bị bệnh. Hiện chưa rõ tại sao Trung Quốc lại sử dụng máy bay quân sự, một phản ứng trái ngược đối với dân thường”, Jeff Davis nói.

Ngày càng có nhiều lo ngại đặc biệt về hành động của Trung Quốc tại đá Chữ Thập sau khi nước này xây xong một đường băng (bất hợp pháp) đủ khả năng cất hạ cánh máy bay quân sự cỡ lớn.

“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tái khẳng định cam kết rằng sẽ không triển khai hoặc cho cất hạ cánh máy bay quân sự tại các tiền đồn nước này chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa, phù hợp với những cam kết trước đó của Trung Quốc”, Jeff Davis nói.

Theo Đa Chiều ngày 17/4, chính Ngô Thắng Lợi – Tư lệnh Hải quân và Miêu Hoa – Chính ủy Hải quân Trung Quốc đã hạ lệnh cho chiếc máy bay vận tải Y-8 hạ cánh (bất hợp pháp) xuống Chữ Thập với cái cớ để “cứu bệnh nhân”.

(Theo Giáo Dục)