Chiến hạm Mỹ hành quân vì tự do hàng hải áp sát căn cứ Chữ Thập

13 Tháng Năm 201612:12 SA(Xem: 11549)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 13  MAY  2016
image021image023

Vì sao Mỹ lựa chọn tuần tra, thách thức Trung Quốc ở đá Chữ Thập?

image025

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence (DDG 110) tuần tra trên biển, ngày 2/5/2016. Nguồn VOA

12/05/2016

Mỹ đã lựa chọn tuần tra tự do hàng hải ở đá Chữ Thập thay vì đá Vành Khăn nhằm thách thức các đòi hỏi phi pháp của Bắc Kinh nhưng cũng tránh cho căng thẳng bùng phát thành xung đột quân sự.

National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của hai chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser tại Trung tâm Quốc tế học và Chiến lược (CSIS) liên quan đến hoạt động tuần tra tự do hàng hải mới đây của Mỹ ở đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do Trung Quốc cải tạo trái phép).

Ngày 10/5/2016, tàu USS William P. Lawrence đã tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông. Đây là chuyến tuần tra thứ ba Mỹ tiến hành nhằm “thách thức” các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

image026

Tàu chiến Mỹ USS William P. Lawrence (DDG 110).

Giới phân tích ở Washington đã chờ đợi chuyến tuần tra này trong vài tuần qua bởi lần cuối Mỹ tiến hành FONOP đã cách đây 3 tháng. Theo cam kết của các quan chức quốc phòng Mỹ, Hải quân sẽ tiến hành tuần tra hai lần mỗi quý. Trước đó có thông tin nói rằng hoạt động FONOP phải dời lại một tháng vì lý do không xác định.

Hai lần tuần tra khẳng định tự do hàng hải trước đó được Hải quân Mỹ tiến hành tương tự như hoạt động đi qua vô hại bởi nó nhằm phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Chuyến tuần tra đầu tiên được tiến hành ở đá Subi, thực thể ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Lần tuần tra thứ hai diễn ra gần đảo Trí Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền của Việt Nam do Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974.

image028

Theo chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser, bản chất của hoạt động FONOP ở đá Chữ Thập cũng giống như hai lần tuần tra trước đó. Tàu chiến USS William P. Lawrence đi tuần tra qua vùng 12 hải lý ở đá Chữ Thập. Đáp trả, Trung Quốc đã điều hai máy bay chiến đấu J-11, một máy bay cảnh báo Y-8, một tàu khu trục và hai chiến hạm đến xua đuổi chiến hạm Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ cần gửi tín hiệu mạnh mẽ hơn đến Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Sau hai lần tiến hành FONOP, giới quan sát đã chờ đợi Washington lựa chọn tuần tra quanh khu vực đá Vành Khăn (trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).

Việc Mỹ lựa chọn đá Chữ Thập làm mục tiêu tuần tra lần thứ ba hay vì đá Vành Khăn, theo giới chuyên gia, có hai giả thuyết chính lý giải cho quyết định này.

Đầu tiên, Nhà Trắng muốn né tránh rủi ro và khủng hoảng tiềm tàng trong năm cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhà Trắng coi hoạt động đi qua vô hại ít gây leo thang căng thẳng hơn và do đó đã né tránh đá Vành Khăn.

Chính quyền Mỹ đã thách thức hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở đá Subi, một trong 3 sân bay Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam). Việc tuần tra quanh đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc xây dựng sân bay khác cũng là lựa chọn khả thi nếu như giới chức Mỹ không chọn tuần tra gần đá Vành Khăn.

Một số cho rằng Nhà Trắng có thể đã trì hoãn việc hoạt động bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn cho đến khi Tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Tòa Trọng Tài có thể kết luận đá Vành Khăn chỉ là một bãi triều thấp chứ không phải hòn đảo hay đá. Điều này có thể khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bác bỏ FONOP hay gọi các hoạt động của Mỹ gần đá Vành khăn là khiêu khích.

Như vậy, các nhà lãnh đạo Mỹ có thể chưa đến hành tuần tra FONOP ở đá Vành Khăn cho đến khi vụ kiện được giải quyết, nhằm đảm bảo quan điểm rằng Washington đứng về phía luật pháp quốc tế. Đây cũng là cơ hội để Mỹ củng cố phán quyết của Tòa Trọng Tài.

Điều quan trọng là Mỹ cần phải tiếp tục giữ lời hứa tiến hành hoạt động FONOP định kỳ, chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser nhận định.

Việc tuần tra thường xuyên là yếu tố cần thiết bởi nế Washington không thách thức những tuyên bố phi lý của Trung Quốc, sẽ rất khó để các quốc gia yếu thế hơn có thể lên tiếng.

Trung Quốc như thường lệ vẫn tiếp tục chỉ trích Mỹ bất kể hoạt động tuần tra nào mà Washington tiến hành ở Biển Đông. Ngày 10/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói rằng hoạt động FONOP “đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, gây nguy hiểm cho các nhân viên và cơ sở trên trạn san hô, làm tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố tương tự cho rằng Mỹ gây “leo thang căng thẳng” và “phá hoại hòa bình, ổn định”.

Những phản ứng này đã được dự đoán trước và chỉ là những căng thăng nhỏ lẻ để đổi lấy việc giữ gìn các quy tắc, chuẩn mực, trật tự quốc tế, chuyên gia Zack Cooper và Bonnie S. Glaser kết luận.

(Theo Người Đưa Tin)

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Vì sao Mỹ chọn tuần tra gần đá Vành Khăn và Subi

27/10/2015

Việc Mỹ lựa chọn tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá ngầm này được đánh giá là khôn khéo, phù hợp với quy định của luật biển quốc tế UNCLOS. 

image030

Tàu khu trục tên lửa USS Lassen.

Sáng 27/10, hải quân Mỹ xác nhận rằng tàu khu trục tên lửa USS Lassen đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo. Trước đó, các quan chức Mỹ cũng thông báo rằng USS Lassen sẽ tiếp tục tiến sát bãi đá ngầm Vành Khăn, cũng bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo, trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra Bảo vệ tự do hàng hải (FON) trên Biển Đông.

Các quan chức Mỹ cho hay họ không thông báo trước với phía Trung Quốc về chuyến tuần tra này, vì họ cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn phát đi.

“Bạn không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nào khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, ông John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong một cuộc họp báo.

Chuyên gia Ankit Panda của tờ Diplomat nhận định rằng đây là hành động quyết liệt nhất của hải quân Mỹ từ trước tới nay nhằm thách thức và bác bỏ những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với những bãi đá nửa nổi nửa chìm bị biến thành đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Chuyên gia này cho biết, về bản chất, chiến dịch FON không thách thức trực tiếp chủ quyền của một thực thể cụ thể nào trên Biển Đông, và nó phù hợp với quan điểm không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền của các bên tại vùng biển này. FON được tiến hành nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, trên không, và bác bỏ tuyên bố chủ quyền “quá đáng” của Trung Quốc tại những nơi không được thừa nhận là “lãnh hải” theo luật pháp quốc tế.

Ông Panda và nhiều chuyên gia phân tích khác cho rằng với mục đích này, việc Mỹ lựa chọn Vành Khăn và Subi để tuần tra trong khu vực 12 hải lý là một động thái rất khôn ngoan, theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Điều 121 của UNCLOS 1982, chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động của con người và hoạt động kinh tế mới được hưởng vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, nơi nước có chủ quyền có thể đưa ra quy định, kiểm soát việc sử dụng và sử dụng mọi tài nguyên.

Vành Khăn và Subi là hai thực thể duy nhất trong số các bãi đá mà Trung Quốc chiếm giữ và bồi đắp trái phép ở Trường Sa ngập hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Theo quy định của UNCLOS, các thực thể này không có quyền có lãnh hải xung quanh, mà chỉ có một khu vực an toàn 500 mét. Việc mở rộng bồi đắp bất cứ thực thể nào không mang lại quy chế cho chúng theo luật quốc tế.

Xét trên phương diện pháp lý, việc tàu USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý quanh hai bãi đá này sẽ không bị coi là đi vào “lãnh hải”, và Trung Quốc sẽ không có cớ gì để vu vạ rằng Mỹ đang “có hành vi khiêu khích” hoặc “xâm phạm lãnh hải”.

Chuyên gia Panda chỉ ra một điểm rất đáng chú ý trong thông báo của hải quân Mỹ về hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen, đó là các quan chức Mỹ không đề cập đến cụm từ “đi qua vô hại”. UNCLOS định nghĩa rằng “đi qua vô hại” là hành động tàu thuyền của nước khác đi qua lãnh hải của một nước mà không gây ra bất cứ mối đe dọa nào, và cũng không cần xin phép nước sở tại. Hồi tháng trước, 5 tàu chiến Trung Quốc cũng đã áp dụng tiêu chuẩn này khi đi qua vùng biển gần những hòn đảo của Mỹ ở Alaska.

Untitled

Trung Quốc xây trái phép các đường băng ở Trường Sa như thế nào (chi tiết). 

Hải quân Mỹ không sử dụng thuật ngữ “đi qua vô hại” trong chuyến tuần tra này, vì làm như vậy đồng nghĩa với sự thừa nhận trên thực tế về “lãnh hải”, trái với mục đích của FON.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã có phản ứng đầu tiên khi “khuyên Mỹ nên nghĩ lại trước khi hành động, chớ hành động mù quáng hay để chuyện bé xé ra to”, theo Reuters.

Việc ông Vương sử dụng cụm từ “suy nghĩ lại” cho thấy Trung Quốc có thể không phản ứng hay có những hành động đáp trả quyết liệt đối với chuyến tuần tra lần này của tàu khu trục Mỹ, ông Panda nhận định. Tuy nhiên, đó được coi như một lời cảnh báo cho các chiến dịch FON trong tương lai của Mỹ.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ “không bao giờ cho phép bất cứ nước nào” vi phạm cái mà họ gọi là “lãnh hải”. Trên thực tế, với việc Trung Quốc không có bất cứ hành động nào để ngăn chặn hay tìm cách cản trở tàu USS Lassen cho thấy sự đuối lý của Bắc Kinh, ông Panda nhận xét.

Theo giới phân tích và các quan chức Mỹ, tàu USS Lassen đã đặt nền móng đầu tiên cho hải quân Mỹ thực hiện các chiến dịch FON trong tương lai nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. “Đây là điều sẽ diễn ra thường xuyên chứ không phải là sự kiện xảy ra một lần”, một quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định.

(Theo Vnexpress)

Chỉ huy tàu Mỹ kể chuyện tuần tra gần đảo nhân tạo Su Bi

07/11/2015

 “Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi tàu Mỹ…

image033

Khu trục hạm USS Lassen của Mỹ trên Thái Bình Dương tháng 11/2009 – Ảnh: Reuters.

Ngay khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ vượt qua giới hạn 12 hải lý quanh một trong những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên biển Đông vào tuần trước, một chiến hạm Trung Quốc bám theo từ trước đó bắt đầu lên tiếng.

“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11.

Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải.

Tàu Trung Quốc “vẫn nhắc đi nhắc lại câu hỏi ban đầu”, chỉ huy Francis cho hay.

Theo hãng tin Reuters, câu chuyện này được ông Francis kể lại trên tàu Theodore Roosevelt khi hàng không mẫu hạm này di chuyển cách 150-200 hải lý kể từ cực Nam của quần đảo Trường Sa ngày 5/11.

Trước đó, vào đêm 4/11, tàu Lassen đã gia nhập vào nhóm của tàu Roosevelt, ngay trước chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tới tàu Roosevelt vào ngày 5/11.

Nhấn mạnh về tần suất các chiến hạm Trung Quốc gặp tàu Trung Quốc ở các vùng biển châu Á, chỉ huy Francis nói tàu Lassen đã gặp tàu và máy bay quân sự của Trung Quốc khoảng 50 lần kể từ tháng 5 khi tuần tra trên biển Đông và biển Hoa Đông – công việc mà ông Francis miêu tả là hoạt động thường kỳ.

“Mỗi ngày tàu Trung Quốc tuần tra, chúng tôi đều gặp phía Trung Quốc”, ông Francis nói.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc có hàng chục tàu hải quân và bảo vệ bờ biển triển khai trên biển Đông ở bất kỳ thời điểm nào. Các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ với tàu Trung Quốc có thể sẽ tăng lên sau khi giới chức Mỹ nói hải quân nước này dự định tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên biển Đông mỗi quý hai lần.

Ông Francis cho biết, con tàu khu trục Trung Quốc đã bám theo tàu Lassen suốt 10 ngày trước và sau khi chiến hạm Mỹ tiến sát đảo nhân tạo. Cũng theo vị chỉ huy Mỹ, tàu Lassen đã vào khu vực cách nơi Trung Quốc khai hoang gần nhất khoảng 6-7 hải lý.

Tuy nhiên, không phải tất cả các cuộc “chạm trán” giữa tàu Mỹ và Trung Quốc đều căng thẳng.

“Cách đây vài tuần, chúng tôi đã nói chuyện với một trong những con tàu bám theo chúng tôi, một tàu Trung Quốc… Chúng tôi cầm bộ đàm lên và nói: “Này, các anh đang làm gì vào ngày thứ Bảy này thế? Ồ, chúng tôi có bánh pizza và cánh gà. Các anh đang ăn gì? Mà chúng tôi còn đang lên kế hoạch cho Halloween nữa”, ông Francis nói.

Theo vị chỉ huy Mỹ, mục đích của việc nói như vậy là “để cho họ thấy rằng chúng tôi là những thủy thủ bình thường, cũng giống như họ, cũng có gia đình”.

Các thủy thủ bên phía tàu Trung Quốc, đáp lại bằng tiếng Anh, kể họ từ đầu tới, về gia đình họ và những nơi họ đã ghé thăm – ông Francis cho biết.

Cuối cùng, chiến hạm Trung Quốc bám theo tàu Lassen trong chuyến tuần tra gần đảo nhân tạo cũng rẽ theo một hướng khác.

“Họ lúc nào cũng tỏ ra thân mật… thậm chí cả trước và sau chuyến tuần tra gần Trường Sa”, ông Francis nói.

“Khi rời đi, họ nói: ‘Này, chúng tôi sẽ không đi theo các anh nữa. Chúc các anh có một hành trình thú vị. Hẹn gặp lại’”, vị chỉ huy Mỹ kể.

Về phần mình, Francis và 300 thủy thủ trên tàu Lassen không hề cảm thấy bối rối khi đọc những bài báo viết về cuộc tuần tra gần đảo nhân tạo – một trong những cuộc tuần tra được mong chờ nhất của Hải quân Mỹ trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Francis nói, mẹ ông đã đọc tin và gọi điện hỏi xem ông đang ở đâu.

“Một ngày nữa trôi qua trên biển Đông. Mọi việc vẫn diễn ra rất chuyên nghiệp”, Francis nói.

(Theo VnEconomy)

Mỹ tuần tra Xu Bi chưa đầy một giờ, Nhà Trắng chỉ đạo im lặng

/10/2015

 Nhà Trắng chỉ đạo các quan chức quốc phòng, ngoại giao không công khai nói gì về việc tuần tra, không ra thông báo chính thức, không đưa theo báo chí…

The New York Times ngày 28/10 đưa tin, sau nhiều tháng kêu gọi của các nhà lập pháp và an ninh quốc gia, cuối cùng Tổng thống Barack Obama cũng quyết định hành động chống lại hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Tuy nhiên khi tiến hành tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi, Nhà Trắng không muốn nói về nó.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter là người thúc đẩy mạnh mẽ quyết định tuần tra bên trong 12 hải lý đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa cuối cùng cũng phải im lặng về vụ việc theo chỉ đạo của Nhà Trắng, ảnh: Military Times.

Hôm qua chính quyền Obama đã chính thức hành động bảo vệ tự do và an ninh hàng hải hàng không trên Biển Đông. The New York Times cho rằng động thái này có ý nghĩa trấn an các đồng minh và đối tác như Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Mỹ muốn thể hiện cam kết sẽ chống lại các nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng các hành động đơn phương bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa.

Nhưng ngay khi chỉ đạo hải quân tuần tra ở bãi Xu Bi, Nhà Trắng đã cố gắng giảm sự cố, tránh leo thang xung đột với đối thủ lớn ở Thái Bình Dương. Nhà Trắng chỉ đạo các quan chức quốc phòng, ngoại giao không công khai nói gì về việc tuần tra, không ra thông báo chính thức, không đưa theo báo chí truyền thông theo chân tàu khu trục USS Lassen tiếp cận đảo nhân tạo ở Xu Bi. Và nếu được hỏi, các quan chức đã được chỉ thị không được nói gì về hành trình tuần tra cụ thể.

Kết quả là Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đã phải vùng vẫy né tránh các câu hỏi của Ủy ban Quân vụ Thượng viện hôm Thứ Ba, vài giờ sau khi USS Lassen rời Xu Bi. Thượng nghị sĩ Dan Sullivan đảng Cộng hòa và đại diện bang Alaska nói với ông Carter, ban đầu ông đã có kế hoạch thể hiện lo ngại Mỹ “không hành động gì” chống Bắc Kinh bành trướng Biển Đông, nhưng đã thay đổi quyết định vào phút chót khi nghe tin USS Lassen đã tiến vào 12 hải lý.

“Đó có phải là sự thật? Có phải chúng ta đã làm điều đó?” Sullivan chất vấn Cater. Ông chủ Lầu Năm Góc ngần ngại: “Chúng tôi đã nói và chúng tôi đang hành động trên cơ sở đã cam kết rằng chúng tôi sẽ bay, sẽ cho tàu qua lại hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.” Sullivan lập tức ngắt lời: “Chúng ta đã điều động một tàu khu trục tiến vào 12 hải lý?” Một lần nữa Ash Carter tránh trả lời thẳng câu hỏi khiến hai người lời qua tiếng lại.

Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain cũng bức xúc: “Tại sao ông không xác nhận hay phủ nhận rằng việc này đã xảy ra?” Đến nước này Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ buộc phải thừa nhận: “Tôi không thích nói về hoạt động quân sự của chúng tôi. Nhưng những gì các ngài đọc trên báo là chính xác.” Đó là một cuộc trao đổi bất thường, The New York Times bình luận.

Derek Chollet, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh quốc tế nhận xét: “Động thái này dường như đã được lên kế hoạch cẩn thận và cũng được thực hiện để giảm thiểu tối đa căng thẳng và nguy cơ. Chính quyền Obama có thể muốn nói chuyện bằng hành động”. Trên thực tế ông Ash Carter đơn giản chỉ là làm theo mệnh lệnh từ Nhà Trắng.

Về phía Trung Quốc, họ đưa ra những tuyên bố phản đối như vẫn thường thấy. Bắc Kinh triệu tập Đại sứ Mỹ Max Baucus, còn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thì nói họ điều tàu khu trục mang tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Đài Châu bám theo USS Lassen ở Xu Bi. Lầu Năm Góc nói rằng USS Lassen cơ động bên trong 12 hải lý quanh Xu Bi chưa đầy một giờ với các thiết bị giám sát, ghi lại hình ảnh.

Ông Andrew S. Erickson, giáo sư từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng, Lầu Năm Góc lựa chọn đá Xu Bi để tuần tra là rất thận trọng, bởi đây là một bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo thủy triều, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định không có lãnh hải 12 hải lý cho các thực thể loại này ngoại trừ một vùng an toàn bán kính 500 mét. Ngoài 500 mét, tàu và máy bay nước ngoài tự do hoạt động không cần thông báo trước.

Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa, nếu Mỹ tiếp tục tuần tra thì Bắc Kinh sẽ tăng tốc xây dựng?! Hoạt động tuần tra đá Xu Bi của USS Lassen diễn ra 1 tuần trước khi Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris sang Bắc Kinh hội đàm với các tướng Trung Quốc.

(Theo Giáo Dục Việt Nam)

image034

Đá Subi nằm trong phạm vi 12 hải lý tính từ đá Hoài Ân và Tri Lễ trong cụm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa: Google Map

18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16530)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18085)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16635)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17326)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16991)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17608)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17173)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17758)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17506)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17400)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16850)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19333)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23765)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19273)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18093)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24819)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18849)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18461)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25046)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18358)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.