Ngư phủ và nguồn cá Biển Đông

19 Tháng Bảy 201611:29 CH(Xem: 12535)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 20  JULY 2016


Ngư phủ và nguồn cá Biển Đông


Sau phán quyết về Biển Đông, tranh giành nguồn cá gay gắt hơn


image080

Ngư dân trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ảnh ngày 14/09/2014.Reuters


Trong phán quyết đưa ra ngày 12/07/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực cho rằng không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc khẳng định “ quyền lịch sử ” đối với các nguồn tài nguyên tại những vùng biển nằm trong đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, ở Biển Đông.


Một trong những nguồn tài nguyên chủ yếu ở Biển Đông chính là cá. Cho nên phán quyết nói trên có ảnh hưởng to lớn đến ngành ngư nghiệp của các nước trong vùng, đặc biệt là những nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Đó là nhận định của tờ The Wall Street Journal trong một bài viết đăng trên mạng ngày, 19/07/2016.


Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, phán quyết của Tòa Trọng Tài sẽ dẫn đến việc gia tăng đánh bắt cá ở Biển Đông. Những nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc sẽ dựa theo phán quyết để đẩy mạnh khai thác các nguồn tài nguyên biển. Còn Trung Quốc, một mặt bác bỏ phán quyết, mặt khác cũng có thể gia tăng đánh bắt cá như là một cách để tái khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.


Việc các nước gia tăng đánh bắt cá sẽ là một điều đáng quan ngại cho ngành ngư nghiệp, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người lên tiếng báo động là nguồn cá ở vùng Biển Đông đang trên đà suy giảm mạnh.


Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học British Colombia thẩm định lượng cá xuất khẩu ở Biển Đông từ khoảng 11% thập niên 1980 đã tăng lên thành 27% tổng lượng cá xuất khẩu toàn cầu vào năm 2011. Nghiên cứu này cũng cho thấy là nguồn cá ở Biển Đông trong vòng 20 năm tới có thể sẽ giảm mất đến 59%, nếu chính phủ các nước trong vùng không có biện pháp để ngăn chận tình trạng đánh bắt quá mức.


Tuy nhiên, phán quyết ngày 12/07/2016 cũng sẽ có một tác động tích cực, là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên dựa trên đó mà thương lượng về cách thức chia sẻ nguồn hải sản ở Biển Đông, thay vì cứ tiếp tục xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế của nhau.


Vấn đề là hiện nay, các nước trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc, vẫn dùng các đội tàu cá như là một phương tiện để khẳng định chủ quyền trên các bãi cạn, các đá và các thực thể khác trên biển. Bắc Kinh còn khuyến khích ngư dân đi ngày càng nhiều vào các vùng biển đang tranh chấp, thậm chí tài trợ cho ngư dân mua tàu mới hoặc trang bị cho tàu những thiết bị tối tân hơn để trấn giữ các vùng đánh cá. Đội tàu cá vừa đông đảo vừa hiện đại của Trung Quốc ngày càng áp đảo đội tàu cá của Việt Nam, Philippines hay Malaysia…


Hà Nội thường xuyên tố cáo tàu tuần duyên hoặc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, vụ mới nhất xảy ra ngày 09/07/2016, tức là chỉ vài ngày trước khi Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.


Ngay cả Indonesia, tuy không có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, cũng lo ngại vì thấy đội tàu cá của các nước tranh chấp đi vào đánh cá trái phép trong vùng biển của họ. Cho tới nay, Jakarta đã bắt giữ và cho nổ phá hàng trăm tàu cá nước ngoài, mà đa số dĩ nhiên là tàu cá Trung Quốc, bị xem là đánh bắt trái phép trong vùng biển của Indonesia./


Thanh Phương RFI 19-07-2016


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Ngư phủ trăm năm đổi lấy nghề xuất khẩu lao động

11 Tháng Bảy 2016


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  11  JULY 2016


image078

 Làng đánh cá truyền thống thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nằm bờ - Ảnh: VĂN ĐỊNH


image081

Ưu tiên xuất khẩu lao động dân bị ảnh hưởng vụ cá chết


06/07/2016  


Bộ Lao động - Thương binh và xã hội  sẽ hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố hải sản chết hàng loạt thông qua việc ưu tiên trong xuất khẩu lao động, dạy nghề chuyển đổi.


image082

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp trả lời báo chí chiều ngày 5-7 -


Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Doãn Mậu Diệp đưa ra khi trao đổi với báo chí chiều 5-7 về việc hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị sau sự cố hải sản chết hàng loạt do Formosa gây ra.


TTO xin giới thiệu bài phỏng vấn đăng trên trang web Đảng cộng sản.


* Trước khi có thông tin chính thức về việc Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung sau sự cố cá chết hàng loạt, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngư dân tại 4 tỉnh. Xin Thứ trưởng thông tin một số  nội dung của đề án này?


- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Ngay trước khi có thông tin Formosa bồi thường 500 triệu USD, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã đến khảo sát, làm việc với hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và dự kiến sẽ tiếp tục làm việc với tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh để có giải pháp tổng thể hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố. Qua làm việc với các tỉnh cho thấy, điều quan trọng nhất vẫn là sinh kế của người dân. Bộ trưởng cũng thống nhất với các tỉnh cần có đề án tổng thể về dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động.


Trong đó, về xuất khẩu lao động, hiện nay có một số chương trình với chi phí thấp do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trực tiếp triển khai. Trong đó, chương trình thứ nhất là Chương trình EPS đi Hàn Quốc mới được ký kết lại từ đầu tháng 5-2016. Chương trình này chỉ tiêu không nhiều (năm nay là 3.500 chỉ tiêu) nhưng sẽ dành ưu tiên cho những huyện ven biển bị ảnh hưởng.


Một số huyện hiện đang có tỷ lệ cư trú bất hợp pháp cao cũng nằm trong những tỉnh bị ảnh hưởng thì trước mắt Bộ sẽ dỡ bỏ quy định hạn chế để lao động các vùng này được tham gia Chương trình.


Thứ hai là chương trình IM Japan Nhật Bản cũng có chi phí rất thấp, những người lao động tham gia chương trình này nếu có đủ điều kiện về sức khỏe, ngoại ngữ sẽ được học trong vòng 6 tháng, tất cả chi phí do Tổ chức IM Japan chi trả. Chương trình này hiện nay đang chia đều cho các địa phương nhưng sắp tới Bộ có thể ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng.


Ngoài ra, Bộ còn triển khai hai chương trình nữa là Chương trình đưa điều dưỡng viên đi Nhật Bản và đưa điều dưỡng viên đi Đức. Các chương trình này cũng đào tạo miễn phí với điều kiện là những người tham gia có bằng cử nhân hoặc cao đẳng điều dưỡng, con em của những huyện này đáp ứng điều kiện đó mà có mong muốn tham gia thì Bộ sẽ hỗ trợ.


Như vậy, với 4 chương trình lớn mà Bộ đang triển khai thì Bộ sẽ ưu tiên cho các huyện bị ảnh hưởng.


* Vậy còn những chương trình đang do các doanh nghiệp triển khai thì Bộ có chỉ đạo gì không, thưa Thứ trưởng?


- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Với các chương trình do doanh nghiệp làm thì Bộ sẽ yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước mời các doanh nghiệp có uy tín, triển khai tốt để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Ví dụ như đối với Hàn Quốc, ngoài Chương trình EPS thì còn có chương trình tàu cá gần bờ, năm nay có khoảng 600 người đi Hàn Quốc được phân bổ cho 8 doanh nghiệp đang làm. Bộ sẽ yêu cầu 8 doanh nghiệp tập trung hỗ trợ 4 tỉnh miền Trung và giao cho Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đàm phán với đối tác.


Đối với Chương trình tàu cá gần bờ với Đài Loan (Trung Quốc), hiện Bộ đang triển khai tuyển dụng trực tiếp không qua môi giới, thông qua doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí cho người lao động. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu Trưởng Ban quản lý tại Đài Loan làm việc với các đối tác tăng quota để đưa lao động sang làm việc.


Tôi cũng xin thông tin thêm rằng, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đã được ký kết. Phía Thái Lan thông báo cho Việt Nam từ 1-7 sẽ chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam ở nghề cá (đánh bắt gần bờ) và nghề xây dựng trước khi mở rộng sang ngành nghề khác. Với những lao động ở vùng bị ảnh hưởng thì Bộ cũng sẵn sàng giao cho các đơn vị chức năng hỗ trợ để tìm kiếm công việc tại Thái Lan.


Điểm lợi khi lao động làm việc tại Thái Lan là gần, chi phí thấp. Đặc biệt, phía Bộ Lao động Thái lan cũng cam kết không có chi phí môi giới. Về phía Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ đạo 6 doanh nghiệp hiện đang làm thí điểm và 4 Trung tâm dịch vụ việc làm hạn chế chi phí đến mức thấp nhất.


* Thưa Thứ trưởng, những lao động vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố sẽ được hưởng những chính sách nào khi học nghề, xuất khẩu lao động?


Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Về mặt chính sách, chúng tôi cũng sẽ trình Chính phủ cho phép những lao động nào thuộc hộ nghèo bị ảnh hưởng thì áp dụng cơ chế miễn phí đào tạo giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ, được hỗ trợ tiền ăn, ở, cấp tiền đi lại 1 lần từ nhà tới nơi học trong thời gian đi học...


Đối với những lao động khác không thuộc hộ nghèo thì chúng tôi cũng đề nghị có thể áp dụng theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Bởi cũng tương tự như người dân mất đất, ngư dân mất ngư trường thì sẽ được hưởng các chính sách tương tự.


Cần khẳng định thêm rằng chúng ta đã có những chương trình dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động; những chính sách ưu đãi xuất khẩu lao động đối với hộ nghèo, những người bị thu hồi đất. Chỉ có điều trước đây không phải tất cả ngư dân các huyện thuộc 4 tỉnh trên đều thuộc đối tượng nghèo, bây giờ bị mất sinh kế họ trở thành người nghèo nên nguồn kinh phí hỗ trợ cần nhiều hơn.


* Dự kiến việc chuyển đổi nghề đối với lao động các tỉnh này sẽ thực hiện trong thời gian bao lâu?


- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Như tôi đã nói, chúng tôi sẽ khai thác với các đối tác có thể chuyển những người đang bị ảnh hưởng có thể chuyên sang đánh bắt ở vùng biển khác. Đến khi nào vùng biển miền Trung trở lại bình thường thì họ có quay trở lại sống bám biển.


Đối với một bộ phận khác có nhu cầu chuyển đổi nghề thì sẽ phải nghiên cứu phương án sát thực nguyện vọng của người lao động và nhu cầu thực tế của thị trường.Việc này sẽ do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các địa phương khảo sát đánh giá.


Và trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH địa phương là phải nghiên cứu các phương án đào tạo việc làm phù hợp với điều kiện, người lao động tại đó. Chương trình quốc gia về đào tạo, việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động sẽ ưu tiên hỗ trợ cho người lao động tại các địa phương này. (T.T)

26 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8564)