3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông

14 Tháng Tám 20166:32 CH(Xem: 12050)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông


 (GDVN) - Sẽ không có chuyện Nhật Bản chịu lép vế trước Trung Quốc, từ bỏ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết vụ kiện trọng tài vì những tiểu xảo này của Trung Nam Hải.


Nikkei Asian Review ngày 12/8 cho biết, hồi đầu tháng này một đội tàu hải cảnh Trung Quốc cùng hàng loạt tàu cá phối hợp tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải quần đảo Senkaku / Điếu Ngư ở Hoa Đông.


Đây là lần đầu tiên tàu hải cảnh hộ tống tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản đang kiểm soát với tổng số lên đến 230 chiếc, trong đó có 15 chiếc tàu hải cảnh có vũ trang.


Một nguồn tin an ninh cho biết, hoạt động đổ bộ của 230 tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc ra Senkaku / Điếu Ngư là nhằm 3 mục đích:


Một là "trừng phạt" chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã can thiệp vào Biển Đông; Hai là thăm dò xem Mỹ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào vì hai nước có hiệp ước đảm bảo an ninh bao gồm cả phạm vi Senkaku / Điếu Ngư; Ba là đánh lạc hướng dư luận quốc tế khỏi Biển Đông.


image056

"Hạm đội" tàu cá Trung Quốc dưới sự hộ tống của 15 chiếc tàu hải cảnh có vũ trang tiến ra Senkaku / Điếu Ngư, ảnh: Nikkei Asian Review.


Trong 3 mục tiêu này, Nhật Bản cảnh giác nhất là mục tiêu thứ 2. Bởi lẽ dù Mỹ có hiệp ước bảo đảm an ninh với Nhật ở cả Senkaku / Điếu Ngư, nhưng phải trong trường hợp các tàu hải quân Trung Quốc tiến vào quần đảo này và uy hiếp hoạt động kiểm soát của Nhật Bản.


Đằng này Mỹ không thể can thiệp nếu Bắc Kinh chỉ đạo phần lớn tàu cá (trá hình) đi cùng một số tàu hải cảnh. 


Theo Nikkei Asian Review, mục đích thực sự của Bắc Kinh buộc Mỹ phải thúc Nhật Bản "giải quyết hòa bình các tranh chấp" ở Senkaku / Điếu Ngư. Nếu Washington hành động theo hướng này, là thừa nhận mặc nhiên có tranh chấp ở Senkaku / Điếu Ngư.


Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng đối với Nhật Bản lâu nay vẫn duy trì quan điểm không có tranh chấp ở Senkaku và Nhật Bản đang kiểm soát thực tế quần đảo này. 


Tuy nhiên với hoạt động xâm nhập thường xuyên của tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc, Tokyo sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bác bỏ lập luận của Bắc Kinh rằng, họ đã "quản lý hiệu quả" khu vực Điếu Ngư / Senkaku. [1]


Cá nhân người viết cho rằng, sẽ không có chuyện Nhật Bản chịu lép vế trước Trung Quốc, từ bỏ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết vụ kiện trọng tài vì những tiểu xảo này của Trung Nam Hải.


Ngược lại, chuyến thăm Philippines mới đây của Ngoại trưởng Nhật Bản cho thấy Tokyo và Washington tiếp tục tìm cách hối thúc Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết.


Nhật Bản cũng sẽ tăng cường hợp tác an ninh với Philippines và Việt Nam, đặc biệt là chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, theo báo Nga Sputnik News ngày 12/8.


Tờ báo này cho biết, từ năm tài chính 2017, Nhật Bản sẽ tăng số lượng Tùy viên Quân sự tại Philippines và Việt Nam từ 1 lên 2 người. [2]


Tuy nhiên hoạt động này của Trung Quốc còn cho thấy bản chất cường quyền, ngoài vòng pháp luật trong hành xử trong quan hệ quốc tế. Bởi lẽ ngay ở Biển Đông, Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp, xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ 1956, 1974 đến nay.


Bất chấp những yêu cầu thường xuyên từ Việt Nam, Trung Quốc vẫn liên tục từ chối đàm phán về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với lý do: "không có tranh chấp"!


Đó chính là tiêu chuẩn kép mà Trung Quốc đang lên án Mỹ, Nhật và các nước khác. Nhưng chính họ cũng đang sử dụng tiêu chuẩn kép đối với các nước láng giềng khác.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://asia.nikkei.com/Features/China-up-close/The-motives-behind-China-s-latest-maritime-provocations


[2]http://sputniknews.com/asia/20160812/1044182336/japan-partnership-philippines-vietnam.html


Hồng Thủy 12/08/16

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12110)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14463)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13263)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12962)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15702)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12313)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn