3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông

14 Tháng Tám 20166:32 CH(Xem: 11908)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  15  AUGUST 2016


3 mục tiêu của Trung Quốc khi xua tàu ra Hoa Đông


 (GDVN) - Sẽ không có chuyện Nhật Bản chịu lép vế trước Trung Quốc, từ bỏ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết vụ kiện trọng tài vì những tiểu xảo này của Trung Nam Hải.


Nikkei Asian Review ngày 12/8 cho biết, hồi đầu tháng này một đội tàu hải cảnh Trung Quốc cùng hàng loạt tàu cá phối hợp tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải quần đảo Senkaku / Điếu Ngư ở Hoa Đông.


Đây là lần đầu tiên tàu hải cảnh hộ tống tàu cá Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản đang kiểm soát với tổng số lên đến 230 chiếc, trong đó có 15 chiếc tàu hải cảnh có vũ trang.


Một nguồn tin an ninh cho biết, hoạt động đổ bộ của 230 tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc ra Senkaku / Điếu Ngư là nhằm 3 mục đích:


Một là "trừng phạt" chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã can thiệp vào Biển Đông; Hai là thăm dò xem Mỹ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào vì hai nước có hiệp ước đảm bảo an ninh bao gồm cả phạm vi Senkaku / Điếu Ngư; Ba là đánh lạc hướng dư luận quốc tế khỏi Biển Đông.


image056

"Hạm đội" tàu cá Trung Quốc dưới sự hộ tống của 15 chiếc tàu hải cảnh có vũ trang tiến ra Senkaku / Điếu Ngư, ảnh: Nikkei Asian Review.


Trong 3 mục tiêu này, Nhật Bản cảnh giác nhất là mục tiêu thứ 2. Bởi lẽ dù Mỹ có hiệp ước bảo đảm an ninh với Nhật ở cả Senkaku / Điếu Ngư, nhưng phải trong trường hợp các tàu hải quân Trung Quốc tiến vào quần đảo này và uy hiếp hoạt động kiểm soát của Nhật Bản.


Đằng này Mỹ không thể can thiệp nếu Bắc Kinh chỉ đạo phần lớn tàu cá (trá hình) đi cùng một số tàu hải cảnh. 


Theo Nikkei Asian Review, mục đích thực sự của Bắc Kinh buộc Mỹ phải thúc Nhật Bản "giải quyết hòa bình các tranh chấp" ở Senkaku / Điếu Ngư. Nếu Washington hành động theo hướng này, là thừa nhận mặc nhiên có tranh chấp ở Senkaku / Điếu Ngư.


Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng đối với Nhật Bản lâu nay vẫn duy trì quan điểm không có tranh chấp ở Senkaku và Nhật Bản đang kiểm soát thực tế quần đảo này. 


Tuy nhiên với hoạt động xâm nhập thường xuyên của tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc, Tokyo sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bác bỏ lập luận của Bắc Kinh rằng, họ đã "quản lý hiệu quả" khu vực Điếu Ngư / Senkaku. [1]


Cá nhân người viết cho rằng, sẽ không có chuyện Nhật Bản chịu lép vế trước Trung Quốc, từ bỏ kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết vụ kiện trọng tài vì những tiểu xảo này của Trung Nam Hải.


Ngược lại, chuyến thăm Philippines mới đây của Ngoại trưởng Nhật Bản cho thấy Tokyo và Washington tiếp tục tìm cách hối thúc Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết.


Nhật Bản cũng sẽ tăng cường hợp tác an ninh với Philippines và Việt Nam, đặc biệt là chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, theo báo Nga Sputnik News ngày 12/8.


Tờ báo này cho biết, từ năm tài chính 2017, Nhật Bản sẽ tăng số lượng Tùy viên Quân sự tại Philippines và Việt Nam từ 1 lên 2 người. [2]


Tuy nhiên hoạt động này của Trung Quốc còn cho thấy bản chất cường quyền, ngoài vòng pháp luật trong hành xử trong quan hệ quốc tế. Bởi lẽ ngay ở Biển Đông, Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp, xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ 1956, 1974 đến nay.


Bất chấp những yêu cầu thường xuyên từ Việt Nam, Trung Quốc vẫn liên tục từ chối đàm phán về vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa với lý do: "không có tranh chấp"!


Đó chính là tiêu chuẩn kép mà Trung Quốc đang lên án Mỹ, Nhật và các nước khác. Nhưng chính họ cũng đang sử dụng tiêu chuẩn kép đối với các nước láng giềng khác.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://asia.nikkei.com/Features/China-up-close/The-motives-behind-China-s-latest-maritime-provocations


[2]http://sputniknews.com/asia/20160812/1044182336/japan-partnership-philippines-vietnam.html


Hồng Thủy 12/08/16

27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17173)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16153)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16326)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15134)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17695)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15008)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22412)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17139)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15386)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 14941)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16583)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16165)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17397)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16487)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19452)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17256)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24058)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19667)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15670)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14502)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.