Thua Tàu khựa trận Scarborough, Mỹ Phi tăng thủy quân án ngữ bãi Cỏ Rong, tập trận cách Scarborough 108km

23 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 16038)

Philippines điều thêm quân ra Bãi Cỏ Mây

 Cập nhật: 10:50 GMT - thứ tư, 19 tháng 6, 2013

bai_can_scarborough

Bãi cạn Scarborough đã nằm dưới kiểm soát của Trung Quốc

Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.

Hãng tin AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói rằng một đợt mới thủy quân lục chiến đã điều ra để đổi gác tại Bãi Cỏ May, nằm trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) 200 hải lý của nước này.

Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và năm ngoái đã giành kiểm soát bãi cạn Scarborough, mà Manila nói cũng nằm trong EEZ của Philippines, khiến Philippines quyết định mang Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines tại Bãi Cỏ Mây đóng trên một tàu bệnh viện cũ được cho lên bờ và cải tạo từ năm 1999, sau đó trở thành biểu tượng chủ quyền của nước này.

Bộ trưởng Gazmin nói ông đã thông báo về đợt chuyển quân mới nhất cho Đại sứ Trung Quốc tại Manila, bà Mã Khắc Khanh.

Bà Mã bày tỏ quan ngại rằng Philippines đang cho dựng các cơ sở kiên cố trên bãi cạn này để khẳng định chủ quyền, nhưng ông Gazmin cho hay Philippines chưa có kế hoạch làm như vậy.

"Họ (đoàn Mỹ) tỏ ra rất quan ngại và muốn bảo đảm rằng việc này sẽ được giải quyết không qua sử dụng vũ lực."

Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin

Theo ông bộ trưởng, ông đưa việc này ra nói chuyện với bà Mã để nhằm ngăn chặn xung đột giữa quân lính hai bên, nhưng nhấn mạnh rằng Philippines không cần phải hỏi ý kiến Trung Quốc vì "đây là lãnh thổ của chúng tôi".

Bộ trưởng Voltaire Gazmin cũng nói đã thảo luận tình hình căng thẳng tại bãi cạn với các quan chức an ninh Hoa Kỳ đang ở thăm Philippines, trong đó có Bộ trưởng phụ trách hải quân Ray Mabus, tại Manila hôm thứ Ba 18/6.

''Họ (đoàn Mỹ) tỏ ra rất quan ngại và muốn bảo đảm rằng việc này sẽ được giải quyết không qua sử dụng vũ lực."

Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200 km, không xa đá Vành Khăn mà Philippines đã mất vào tay Trung Quốc hồi năm 1994.

Trung Quốc và Philippines đã giằng co nhau nhiều tháng trời tại khu vực bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, nằm phía Bắc quần đảo Trường Sa.

Khoảng tháng Tư, Philippines rút tàu và người khỏi nơi đây và như vậy Trung Quốc coi như nắm quyền kiểm soát bãi cạn nói trên./

(Tin BBC Thứ Sáu 31/5/2013: Ba tàu Trung Quốc đã được điều đến chỉ trong vòng 5 hải lý cách Bãi Ayungin (Bãi cỏ mây), nơi có khoảng một chục lính thủy quân lục chiến Philippines đang đóng quân trên một con tàu cũ mà Manila bị mắc cạn vào năm 1999.

Các quan chức Philippines cáo buộc Trung Quốc cố gắng ngăn chặn các nguồn tiếp liệu và lương thảo cho những người lính, và đang yêu cầu Trung Quốc rút ra. Trung Quốc, về phần mình, khẳng định rằng Bãi Ayungin là một phần của quần đảo Trường Sa, trong đó Trung Quốc tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi", và do đó các tàu Trung Quốc có quyền thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển này.)

duong_9_doan

Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông

Cập nhật: 09:51 GMT - thứ năm, 20 tháng 6, 2013

my-philippines_tap_tran_o_bien_dong

Hoa Kỳ và Philippines thường tổ chức tập trận chung hàng năm

Hoa Kỳ và Philippines sẽ tổ chức tập trận chung ở Biển Đông vào tuần tới, tại khu vực giữa đảo chính Luzon và một rặng san hô mà cả Băc Kinh lẫn Philippines tuyên bố chủ quyền, hải quân Philippines nói hôm thứ Năm.

Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 27/6 đến 2/7 và hai đồng minh sẽ triển khai hoạt động ở cách bãi cạn Scarborough chừng 108km, phát ngôn viên của hải quân Philippines, thiếu tá Gregory Fabic nói với hãng tin AFP.

Các tàu của chính phủ Trung Quốc được cho là vẫn đang tuần tra ở vùng nước quanh bãi cạn này sau một thời gian đối đầu kéo dài với phía Philippines hồi năm ngoái, với kết quả là Manila rút lui.

"Việc này đã được lên kế hoạch từ hồi 2010. Tất cả những gì diễn ra sau đó đều đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu nhiên," ông Fabic nói khi được hỏi phải chăng việc tập trận là cách để Philippines tái khẳng định chủ quyền đối với vùng bãi cạn.

Việc tập trận sẽ được tổ chức trong vùng biển rộng 12.347 km vuông, ông nói thêm.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích ở Biển Đông, kể cả những nơi nằm rất xa phần đất liền của Trung Quốc và ngay sát vùng duyên hải của các quốc gia Đông Nam Á.

Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông, và nơi này từ hàng chục năm nay đã được coi như ngòi nổ tiềm tàng cho cuộc xung đột quân sự lớn trong khu vực.

Từ tháng trước, hải quân Philippines cũng đã theo dõi các tàu Trung Quốc ở Biển Đông neo ở vùng biển do Philippines kiểm soát mà nước này gọi là bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa

Ông Fabic nói một lượng không xác định các tàu hải quân, lính thủy quân lục chiến và phi cơ Hoa Kỳ sẽ tham gia tập trận cùng các tàu tuần duyên và phi cơ Philippines, bên cạnh thủy quân lục chiến, hải quân và các đội tuần duyên đặc nhiệm của Philippines./

06 Tháng Tám 2015(Xem: 13256)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14415)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14066)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15644)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14668)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14547)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15280)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19509)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14264)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17876)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13380)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13540)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13570)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.