(FONOP) Chiến hạm USS Decatur hành quân "trêu ngươi" Tri Tôn-Phú Lâm như chỗ không người

27 Tháng Mười 201611:25 CH(Xem: 12782)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  28  OCT  2016


(FONOP) Chiến hạm USS Decatur hành quân "trêu ngươi" Tri Tôn-Phú Lâm như chỗ không người


* Đê Tam Hạm đội tăng cường nhiệm vụ triển khai chiến dịch Tự do Hàng hải "freedom of navigation operation"(FONOP).


* Hạm đội Nam Hải và Đệ Tam Hạm Đội "so găng" ở Hoàng Sa.


VĂN HÓA


28/10/2016


Trước hết, điểm lại vài diễn tiến các chiến hạm Nhật, Nga, Mỹ, Tầu đến "viếng" cảng Đà Nẵng và Cam Ranh.


- 12/4/2016: Hai chiến hạm Nhật Bản có chuyến "thăm lịch sử” đến cảng Cam Ranh.


- 02/5/2016: Tàu Thủy Văn Nga "thăm" Cam Ranh.


- 12/7/16: Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan đang hiện diện trên vùng biển quốc tế giữa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


- 15/7/16: Bệnh viện hạm USNS Mercy hải quân Hoa Kỳ và chiến hạm JSDS Shimokita hải quân Nhật Bản đến thăm cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.


- Đầu tháng 10/2016 , Khu trục hạm USS John S. McCaine và Vận tải hạm USS Frank Cable của Hải quân Hoa Kỳ cũng đã tới "thăm" Cam Ranh.


- 16/10/2016: Ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc hạm đội Bắc Hải Trung Quốc "thăm" cảng Sihanoukville hôm Chủ Nhật 16/10/2016 và ở lại thêm bốn ngày.


- 21/10/2016:  USS Decatur hành quân tuần tra quanh quần đảo Hoàng Sa.


-22/10/2016: Ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải TQ đã đến thăm "hữu nghị" Cam Ranh.

image029

Chiến hạm "diệt tầu ngầm" USS Decatur "hành quân tuần tra" quanh quần đảo Hoàng Sa.

image032

Hải quân Hoa Kỳ, Nhật Bản thăm cảng Đà Nẵng 15/7/2016


image034

Chiến hạm JSDS Shimokita của hải quân Nhật Bản tại cảng Tiên Sa

image036

Hai tàu chiến Nhật Bản có chuyến thăm “lịch sử” đến cảng Cam Ranh ngày 12/4/16.

image038

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh đầu tháng 10/2016.

image040

Chiến hạm TQ -Tương Đàm 531 tại cảng Cam Ranh ngày 22/10/2016.DR

image042

Ngày 12 tháng 7 năm 2016: "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

image044

Đảo Tri Tôn.


image046

Diễn tiến Chiến hạm USS Decatur tuần tra quanh đảo Tri Tôn thuộc nhóm Lưỡi Liềm- Hoàng Sa tây và Phú Lâm thuộc nhóm An Vĩnh- Hoàng Sa đông


Vị trí quần đảo Hoàng Sa (gồm trên 30 đảo lớn nhỏ thuộc hai nhóm Hoàng Sa đông và Hoàng Sa tây. Diện tích khoảng 16,000km2, cách đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 140 hải lý.


Trong tình hình chiến sự hiện nay đang diễn ra ở biển Đông bao gồm Vịnh Bắc Bộ, khu vực biển đảo Hoàng Sa, khu vực biển đảo Trường Sa, báo Văn Hóa cho rằng vị trí đảo Tri Tôn ở nhóm Hoàng Sa tây đứng về yếu tố quân sự nó quan trọng không kém gì vị trí quân sự đảo Phú Lâm thuộc nhóm Hoàng Sa đông.


Đảo Tri Tôn bấy lâu nay thường bị bỏ quên ít khi nhắc tới, nhưng không có nghĩa quên nó là một căn cứ hải quân bí mật. Bởi vị trí tiền tiêu của nó án ngữ con đường dẫn vào Vịnh Bắc Bộ, và mũi dùi của nó nhắm vào Đà Nẵng cách hơn 120 hải lý.


Ngày 1 tháng 5 năm 2014, giàn khoan HD-981 lù lù xuất hiện phía nam Tri Tôn nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Giàn khoan này có thể đã ngụy trang  ẩn núp từ đảo Tri Tôn mới tạo yếu tố bất ngờ khi xâm nhập vào thềm lục địa VN.


image048image050

Với khả năng tình báo từ trên quĩ đạo, Hải quân Mỹ không thể không biết sự dịch chuyển cùa HD-981, cũng không thể bỏ qua các hoạt động ở căn cứ Tri Tôn và Phú Lâm. Tri Tôn cách Phú Lâm khoảng trên dưới 100 hải lý.

image052

Ngày 8 tháng 3 năm 2009, thám thính hạm USNS Impeccable đi làm nhiệm vụ thám sát địa hình lòng biển cách phía nam đảo Hải Nam khoảng 110 km thì bị năm tàu cá mang cờ hiệu Trung Quốc bao vây, dàn hàng ngang cản mũi Impeccable và cho thuyền viên lên tận khoang xua đuổi. Trung Quốc phản ứng nặng nề cáo buộc Impeccable đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế  "exclusive economic zone", ngược lại Hoa Kỳ cho rằng khu vực đó thuộc hải phận quốc tế.


Đường đi của USNS Impeccable tiến vào Hải Nam có thể phải đi ngang qua Tri Tôn, nhưng vào thời điểm đó, dường như Trung Quốc làm như tảng lờ Tri Tôn, cố tình ỉm kín hòn đảo này do vị trí tối quan trọng của nó. Có thể ra đa Tri Tôn đã theo dõi đường đi nước bước của USNS Impeccable.

image054

Tàu cá Trung Quốc cản mũi USNS Impeccable ngày 8 tháng 3, 2009.


Nếu Phú Lâm là căn cứ quân sự tạo ảnh hưởng xuống quần đảoTrường Sa và là đầu cầu tiến ra eo biển lớn Luzon - Cao Hùng thì Tri Tôn là tiền đồn bảo vệ căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam.

image056

Thực thi phán quyết ngày 12 tháng 7, 2016 của tòa thường trực quốc tế PCA, cuộc hành quân tuần tra của chiến hạm USS Decatur mặc dù không vượt sâu vào phạm vi 12 hải lý của hai đảo Tri Tôn và Phú Lâm nhưng như thể "trêu ngươi" hải quân Trung Quốc.


Ngày 21/10/2016, chiến hạm USS Decatur lần đầu tiên tiến vào khu vực biển đảo Phú Lâm sau khi đã dọn đường quanh đảo Tri Tôn mà không gặp phản ứng tức thì nào. Lý do: Bắc Kinh một là khá bất ngờ, hai là âm thầm theo dõi hoạt động của mũi xung kích "diệt tầu ngầm" của Đệ Tam Hạm đội.   


Từ trước và trong chiến tranh Đông Dương, hầu như Đệ tam Hạm đội chưa có thời gian nào hoạt động ở khu vực biển Đông Nam Á và Hoa Đông.


Nếu Khu trục hạm USS Vandegrift được coi là mũi hải kích đầu tiên của Đệ thất Hạm đội trở lại cảng Sàigon tháng 11 năm 2003, đánh dấu cho một thời kỳ "ngoại giao chiến hạm" thì USS Decatur sẽ chỉ dấu cho một thời kỳ có khả năng diễn ra các cuộc "đụng độ ngầm"  giữa các tư lệnh hải quân.


Cuộc đối đầu giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc lan rộng không chỉ ở biển nam Trung Hoa mà còn kéo sang tận biển Hoa Đông.


Một trong các chiến thuật tác chiến lợi hại là việc sử dụng lợi thế của tầu ngầm. Kỹ năng "diệt tầu ngầm" là kỹ năng lợi hại của Đệ tam Hạm đội. Căn cứ Hải Nam là căn cứ tầu ngầm nguyên tử quan trọng của Trung Quốc không thể qua mắt Hạm đội 3. Diệt tầu ngầm từ trong nôi là chiến thuật đánh phủ đầu.


Một chính trị gia ở điện Capital nhân dịp xuống Câu Lạc Bộ Văn Hóa Quận Cam nói chuyện về biển Đông nhận xét rằng, hải quân Trung Quốc sẽ từ căn cứ Hải Nam tiến ra tây Thái bình dương. Thật ra, có nhiều con đường tiến ra biển lớn. Chẳng hạn từ các căn cứ bí mật ngầm ở quần đảo Trường Sa, nam Trường Sa, tầu ngầm có thể vượt qua biển Su Lu, eo biển Mindanao tiến ra tập kích.


image058 Căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam và con đường tiến ra tây Thái Bình Dương.


Trong thế chiến II, tầu ngầm quân đội Thiên Hoàng thường ẩn núp ở Trường Sa tiến ra Thái Bình Dương tập kích hải quân Hoa Kỳ. Cũng từ Trường Sa, hải quân hạm đội Thiên Hoàng xuất phát từ đây băng qua Palawan đánh trận Leyte. Trại hải chiến vịnh Leyte là trận hải chiến lớn nhất thế giới diễn ra giữa hải, không quân và tầu ngầm. Thiết giáp hạm khổng lồ không bao giờ chìm Yamato bị tầu ngầm Mỹ phát hiện gọi chiến đấu cơ đến dội bom đánh chìm. Soái hạm Yamato tan nát kéo theo sự thảm bại của hải quân Thiên Hoàng trước hải quân Đệ tam Hạm đội.

image060

Đô đốc Trung Quốc Ngô Thắng Lợi (phải) tiếp chuyện Đô đốc John Richardson (trái), tham mưu trưởng hải quân Mỹ trong chuyến thăm Bắc Kinh tháng 7.2016 - Ảnh: AP

image061

Các tướng soái biển cả bộ tư lệnh Thái bình dương. Từ trái qua: Đô đốc Scott H. Swift, Đô đốc Samuel J. Locklear III, Đô đốc Harry B. Harris, Jr.


So với các cuộc tuần tra trước đây, Khu trục hạm USS Decatur đã thực hiện cuộc hành quân tuần tra dài nhất 164 ngày đêm so với USS Curtis Wilbur và USS William P. Lawrence 105 ngày đêm, so với USS Lassen và USS Curtis Wilbur 95 ngày đêm.


Thật ra, mỗi chiến hạm đều có khả năng tác chiến khác nhau. Gọi các cuộc hành quân của hải quân Mỹ là "tuần tra" không mô phỏng hết các nhiệm vụ đặc biệt. Chiến dịch FONOP tung ra bao gồm nhiều chiến thuật và kỹ năng tác chiến khác nhau. Ví dụ như chiến hạm chuyên truy tìm dấu vết tầu ngầm, diệt tầu ngầm, chiến hạm đối không, chiến hạm trinh sát, v,v...


Giống như lần trước đối với khu trục hạm USS Lassen, Trung Quốc chỉ cho chiến hạm bám đuôi và hửi khói USS Decatur.


Tuy nhiên, sự kiện USS Decatur hành quân tuần tra (dù là biển Quốc tế - theo phán quyết PCA) chung quanh một căn cứ dầy đặc tên lửa phòng không, chiến đấu cơ TQ thường trú trên đảo Phú Lâm khiến giới quân sự lo ngại về sự kiện Vịnh Bắc Bộ có thể tái diễn. (Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 2-4 tháng 8 năm 1964 hải quân Bắc Việt đã nổ súng tấn công hai khu trục hạm USS Maddox và USS Turney Joy mở màn cho Hoa Kỳ có cớ đổ quân vào Đông Dương).


Trung Quốc tỏ ra rất "kềm chế trong ấm ức" (mà không kềm chế cũng không được) đối với các cuộc hành quân tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế  FONOP.


Mới đây, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc sau khi một vòng cực nam Trường Sa về ghé Cam Ranh cho thấy diễn biến mặt trận biển Đông mở ra các gọng kềm chiến thuật vờn nhau của đôi bên.


Tuy nhiên, kinh nghiệm từ trận Hoàng Sa Tây tháng Giêng năm 1974, phe nào nổ súng trước phe đó thua. Nếu Văn Hóa không nhầm, chiến hạm hải quân VNCH nổ súng trước trong lúc chiến hạm Trung cộng chỉ vờn quanh trước mũi HQ khiêu khích. (Xin lạm bàn: Hạm đội 7 khoanh tay nhìn lính VNCH trôi lềnh bềnh có thể là câu trả lời cho việc Hoa Kỳ đã nhìn thấy tham vọng bành trướng về phương nam của Trung cộng).


Thật ra những cuộc hành quân tuần tra ban đầu của hải quân Hoa Kỳ là thăm dò phản ứng của Trung Quốc và định lượng sức mạnh hải quân của TQ , ngoài ra  chiến dịch FONOP tung ra đều có sự cân đo tính toán phản ứng chính trị của đối phương. Có thể có những hoạt động quân sự bí mật ngấm ngầm truyền thông không thể biết được.


Hoa Kỳ rất khôn khéo và nhã nhặn không làm mất mặt Trung Quốc qua thắng lợi to lớn sau Phán quyết PCA 12/7/16 mang tính ràng buộc và cuối cùng. Chứng tỏ Mỹ gần như tảng lờ "sự nổi giận có tính toán" về những phát ngôn "sốc hông" của tân Tổng thống Philippines Duterte. Duterte đã "hét" thay cho Trung Quốc sau cú đánh "nốc ao" của PCA. Phán quyết là bước đầu địa chính trị khởi động cho chiến sách xoay trục về Châu á Thái bình dương của Hoa Kỳ, do đó mọi động tác về quân sự và mọi phát ngôn chính trị về mặt trận biển Đông Nam Á đều hết sức e dè.


Trong một bài viết trước đây trên Văn Hóa, kết quả cuối cùng của phán quyết đã biến đổi diện mạo biển Đông Nam Á trong đó bao gồm 3 khu vực biển quan trọng là biển Nam Trung Hoa, biển Đông của Việt Nam và biển Tây của Philippines. Ngoài các khu vực biển có chủ quyền 200 hải lý từ các quốc gia ven biển tính từ đường cơ sở, tất cả các vùng biển còn lại đều là vùng biển Quốc tế.


Hoa Kỳ kiên quyết giữ vững phán quyết cuối cùng của tòa trọng tài PCA về vùng Biển Quốc Tế. Quyền tự do lưu thông hàng hải và quân sự trên vùng biển Quốc tế đối với  là quyền không thể thay đổi và hạn chế.


Vùng biển Quốc tế  chính là "khắc tinh" của đường lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ và đã "hóa giải" mọi yếu tố chủ quyền lịch sử, chủ quyền lãnh hải nới rộng của các thực thể địa lý. Do đó, dù Trung Quốc bỏ ra hàng tỉ đô la để thiết kế xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 đảo nhân tạo, yêu tố chủ quyền lãnh hải nới rộng đều vô giá trị, may ra yếu tố an ninh quân sự chỉ có khả năng hù dọa mấy nước nhỏ ven biển.


Cũng cần nói thêm,theo phán quyết này, Việt Nam - biển Đông, Philippines - biển Tây, Trung Quốc - biển Nam Trung Hoa đều chuốc lấy "thảm bại" về  quy chế thực thể đảo PCA phán ngày 12/7/2016. Tất cả thực thể địa lý ở vùng biển Đông Nam Á không còn là đảo mà chỉ là đá. Đảo hay đá cũng chỉ có 12 hải lý mà thôi.


Phản ứng của Việt Nam tương đối "chịu đựng", phải nói thẳng là rất "đắn đo" đối với nội dung phán quyết PCA, trong lúc phản ứng của tân Tổng thống Phi Duterte đòi đày TT Obama xuống địa ngục.


Tuy nhiên, xuyên qua các động thái chính trị mới đây của Việt Nam, qua lời tuyên bố của tướng Nguyễn Chí Vịnh nhận định về việc các chiến hạm cường quốc ghé thăm cảng quốc tế Cam Ranh, chiều hướng "cân bằng" cán cân mặt trận biển Đông tay ba Việt Nam-Hoa Kỳ - Trung Quốc đã thể hiện phần nào quan điểm của Việt Nam, nhưng, chính sách ba không của Việt Nam rõ là đồng tiền hai mặt, tất nhiên cũng phải chú ý đến kết quả chuyến đi Mỹ của ông Đinh Thế Huynh.  


Ông Duterte mắng nhiếc TT Obama hàm ý mắng nhiếc chính sách của Mỹ đối với Philippines kể từ năm 1951là năm Philippines và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định phòng thủ chung giữa hai quốc gia (Enhanced Defense Cooperation Agreement). Nhẽ ra ông Duterte nên đổi lỗi cho tướng McArthur. Ngày 20 tháng Ba năm 1942, trong bài diễn văn nổi tiếng của tướng McArthur, ông nói "I came out of Bataan and I shall return" (Tôi đến từ Bataan và tôi sẽ trở lại - được viết ở Terowie, Nam Úc ngày 20 tháng 3, năm 1942) . Tướng McArthur đã trở lại "giải phóng" Philippines nhưng không đầu tư cải cách Phi trở nên hùng cường như Nhật Bản, Đại Hàn mà chỉ coi Philippines chỉ là phòng tuyến "maginot' ở phương Đông.


Vào năm ngoái, khi bổn báo Văn Hóa được dịp đi tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila, con đường huyết mạch từ phi trường quốc tế Manila về trung tâm thủ đô, phải nói thật ra rằng cái nghèo xơ xác hai bên đường nó lộ ra hàng mấy chục cây số. Trung tâm thủ đô lèo tèo có mấy cái buynh đinh cao tầng cũ.


Mới năm ngoài, cựu TT Benigno S. Aquino III, tổng thống thứ 15 của Philippines được coi là thân Mỹ vừa ký kết hiệp định cho Mỹ thiết lập 5 căn cứ quân sự trải dài từ bắc Luzon xuống nam Mindanao, nhưng chỉ mới 3 tháng sau phán quyết PCA ra đời, tân TT Duterte đã  lớn tiếng chỉ trích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với philippines đã lỗi thời và tuyên bố rằng Philippines không đủ cân sức "đánh nhau" với Trung Quốc, bãi bỏ tập trận chung với Mỹ; có lẽ trong nhận thức của ông Duterte, ông không muốn Philippines bị lôi kéo vào cuốc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến tái lập nền trật tự mới ở Châu á Thái bình dương.


Tin mới nhất cho biết, trong cuộc họp báo ông Duterte nói rõ ông muốn các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines sẽ rời khỏi đất Phi trong vòng 2 năm nữa.


Trong cuộc đối đầu giữa siêu cường cũ và siêu cường mới đang va chạm, thái độ của Việt Nam đối với dòng chảy của lực kép này sẽ như thế nào để bảo toàn lãnh thổ lãnh hải? việc này sẽ còn phải bàn cãi nhiều.   


Phán quyết đã khẳng định không một cấu trúc thực thể nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.


Mỹ đã "gài độ", thả nổi cho Trung Quốc ra công xây dựng đảo nhân tạo - thiết kế mạng lưới hỏa lực ở khu vực biển đảo Trường Sa, họ Tập đã rơi vào cái bẫy lôi kéo của Mỹ vào cuộc đọ sức không cân đối sức mạnh của hải quân, cuộc tranh chấp chủ quyền lịch sử cũng như tranh giành chủ quyền biển đảo chỉ là con cờ thu hút TQ lao vào trận chiến. Họ Tập đã phạm sai lầm chiến lược. Sau khi chờ Trung Quốc hoàn tất 7 căn cứ đảo nhân tạo, tướng Mỹ tuyên bố chỉ cần 15 phút là tất cả các căn cứ hỏa lực của TQ đều chìm xuống đáy biển. Khi chiến hạm USS Vandegrift trở lại biển Đông, Mỹ đã nói rõ không can dự vào các cuộc tranh chấp các bên, chỉ yêu cầu tự do lưu thông hàng hải.


image063

Về tính chính trị, phán quyết khẳng định "Đảo" chỉ là hình thức tái tạo của "Đá". Đảo nhân tạo đã phá vỡ tính nguyên trạng 'đá" nổi trong vùng biển Đông Nam Á.


Vì vậy, không có gì ngạc nhiên các cuộc hành quân tuần tra của hải quân Mỹ áp sát các đảo nhân tạo của Trung Quốc mà không cần vượt sâu vào bên trong 12 hải lý. Cho 7 hòn đảo nhân tạo 12 hải lý thấ, tháp với 3 triệu 5 km2 biển Đông Nam Á. Trung Quốc chỉ có nước ngậm bồ hòn, la làng cho có lệ.


Tất nhiên, rất cẩn thận khi nhận xét về quy chế đảo của đảo Phú Lâm ở nhóm An Vĩnh-Hoàng Sa tây có khả năng là một hòn đảo có sự hình thành tự nhiên lớn nhất trong cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Trong quá khứ, đảo này có thể đã duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài, và quan trọng không kém, đó là một tiền đồn quân sự lớn của Trung Quốc chỉ sau đảo Hải Nam.


Phú Lâm có thể là một ngoại lệ cùa phán quyết PCA 12/7?


Nếu Phú Lâm trở nên một ngoại lệ về quy chế đảo theo phán quyết PCA thì ta lấy gì mà "sấn tới" một hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch đã làm chủ từ năm 1945-1947, ta lấy gì mà "sấn tới" khi trận hải chiến bất phân thắng bại sao lại kéo tầu về bến?


Phán quyết đã bác bỏ các yếu tố lịch sử của TQ về đường 9 đoạn; yếu tố lịch sử của VN về Hoàng Sa có dựng lại được lịch sử không lại là một chuyện khác.


Thực hiện theo sau phán quyết, Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành quyền tự do hàng hải (FONOP)  vào:


- Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan "đóng đô" giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Đúng vào ngày ra Phán quyết PCA)


- Ngày 21 tháng 10 năm 2016, USS Decatur thuộc hạm đội 3 hành quân tuần tra quanh đảo Tri Tôn và Phú Lâm.


Cũng xin nhắc lại diễn tiến của ba vụ hành quân tuần tra trước:


- Ngày 27 tháng 10 năm 2015, chiến hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) và các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa.


- Ngày 30 tháng 1 năm 2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur thuộc hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Triton).


- Ngày 10 tháng 5 năm 2016, chiến hạm USS William P. Lawrence thuộc hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef).


image065


Tạm kết


Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện tất cả 4 vụ hành quân tuần tra tự do hàng hải (FONOP). Hoa Kỳ đã tăng cường chiến hạm thuộc Đệ tam Hạm đội vào hoạt động trên vùng biển Đông Nam Á.  Chiến dịch FONOP khiến người ta liên tưởng tới chiến dịch lục quân "Lùng và Diệt - Search/Seek and Destroy" từ năm 1966 đến1967 của cố Thống Tướng Westmoreland trên chiến trường Đông Dương.


Thế kỷ 21 là thế kỷ của những Thủy sư Đô đốc. Ta cứ chờ xem mặt trận biển Đông Nam Á nghiêng về phía nào và vì sao Tổng thống Duterte lại có ý mời Mỹ ra khỏi Philippines sau hai năm./ 


Kiến Trúc

25 Tháng Ba 2018(Xem: 12031)
Sau Cá Rồng Đỏ, tương lai Cá Voi Xanh đi về đâu?
09 Tháng Giêng 2018(Xem: 18954)
Vị trí chiến lược đảo nhân tạo Chữ Thập đối với quần đảo Trường Sa và con đường hàng hải quốc tế. Hải đồ minh họa: VĂN HÓA.