Đường hành quân của USS Decatur

02 Tháng Mười Một 20165:57 CH(Xem: 11368)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI 31  OCT  2016


Đường hành quân của USS Decatur


image016

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA


31 Oct 2016


 Kỳ 1


1. Đô đốc Harry B. Harris, Jr. là ai?


image018

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter (phải) và Đô đốc Harry Harris, Jr.,  Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ lộ vẻ lạc quan trước tình hình quân sự biển Đông Nam Á tại một hội nghị ở Singapore tháng 6/2016.


Tướng 4 sao hải quân - Đô đốc Harry B. Harris, Jr., Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa  Kỳ ở Hawaii - Honolulu, tổng chỉ huy lực lượng không hải quân của Mỹ ở Châu á Thái bình dương trong đó có hai hạm đội: Đệ tam Hạm độiĐệ thất Hạm đội, các lực lượng Không lực Hải quân, Thủy quân Lục chiến, lực lượng Tiềm thủy đỉnh và các bộ tư lệnh chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm khác.


Nhà quân sự hải quân chiến lược của Mỹ đến Hà Nội hôm 26/10/16 gặp tướng quân sự 3 sao Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng Quân đội VN tại Bộ quốc phòng; theo thông báo, Đô đốc Harris sẽ đến Đà Nẵng, quân hải cảng quan trọng thứ nhì sau Cam Ranh có tầm quan sát thẳng ra quần đảo Hoàng Sa (vĩ tuyến 16 - 17), sau đó, ông thăm thành phố Sàigon có bến Bạch Đằng và khánh thành một cảng mới ở Tam Kỳ Quảng Nam nằm phía nam cảng Tiên Sa Đà Nẵng vài chục cây số.


image020

Từ  đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi ra Tri Tôn khoảng 123 hải lý, ra Phú Lâm khoảng 200 hải lý. Từ Phú Lâm về Tri Tôn khoảng 70 hải lý. Tốc độ chiến hạm hiện nay khoảng 35 gút/giờ. (tài liệu chưa kiểm chứng chính xác). VĂN HÓA MAP.



image022image024

Bãi biển và vịnh Tam Kỳ Quảng Nam.


image025

Trận liệt quần đảo Hoàng Sa khi chiến hạm USS Curtis Wibur thuộc Đệ thất Hạm đội thi hành cuộc hành quân thám sát đảo Tri Tôn của ngày 30 tháng 1, 2016 và USS Decatur hành quân tầm kích tây và đông Hoàng Sa. VĂN HÓA MAP.


Việc ông tướng hải quân 4 sao thân hành đến Việt Nam vào thời điểm chiến hạm USS Decatur, hải kích tiên phong của Đệ tam Hạm đội thi hành chiến dịch FONOP tại Hoàng Sa ngày 21 tháng 10, 2016 là việc không bình thường dưới con mắt của nhà quân sự. Nên nhớ rằng Hoàng Sa chỉ cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 200 hải lý, một khoảng cách địa lý hải quân quá gần. Sa bàn Đà Nẵng - Hoàng Sa rõ từng chi tiết trên bàn tham mưu.


Trong tình hình "chiến sự mềm" hiện đang diễn biến ở Châu á Thái bình dương có khả năng làm thay đổi diện mạo khu vực này, Bộ tư lệnh Thái bình dương quyết định điều Đệ tam Hạm đội về tây Thái bình dương tăng cường cùng với Đệ thất Hạm đội trách nhiệm các vùng biển Đông Nam Á, biển Hoa Đông, biển Nhật Bản và Hoàng Hải trước sự trỗi dậy đầy tham vọng của "cường quốc" hải quân Trung Quốc.


Theo tài liệu của Bộ quốc Phòng Hoa Kỳ năm 2015,  Hải quân Trung Quốc hiện có 303 chiến hạm lớn nhỏ, hải cảnh và 64 tầu ngầm. Số lượng này vượt rất xa các nước Đông Nam Á kể cả Nhật Bản, đó là chưa kể đến hạm đội tàu cá hàng vạn chiếc bán quân sự. 


Vài năm qua từ khi họ Tập lên nắm quyền ở Trung Nam Hải, bước đầu, Trung Quốc sử dụng chiến thuật khuấy động vùng biển đảo Hoa Đông - Senkaku tạo tranh chấp trực tiếp với Nhật Bản. Tháng 11/2013, Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông gây căng thẳng cho khu vực.


Sự thật, với chiến thuật "dương đông kích nam", mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc vẫn là biển nam Trung Hoa (South China Sea).


Họ Tập tung hải quân, hải cảnh ra không chế, đe dọa và tìm đủ mọi cách để làm chủ tình hình biển Đông tức biển Đông Nam Á.


Lý do: Biển Đông là thao trường diễn tập và phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc; từ cái ao này (đặc biệt tại khu vực Trường Sa) khi hải quân và các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc đủ mạnh, nơi này sẽ làm bàn đạp tiến ra biển lớn Thái Bình Dương.


Chiến lược cải tạo quy mô và tốc độ bồi đắp 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc ở khu vực biển Trường Sa nhắm khống chế an ninh khu vực và kiểm soát con đường lưu thông hàng hải quốc tế, đe dọa trực tiếp Philippines. Từ tháng 12/2013-6/2015 diện tích đất Trung Quốc bồi đắp hơn 2.900 mẫu Anh, chiếm 95% diện tích đất đai ở Trường Sa, lớn gấp 17 lần tổng diện tích các bên yêu sách chủ quyền khác như Philippines, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan.


Song song với chiến lược quy hoạch các căn cứ hỏa lực ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vẫn không bỏ quên quần đảo Hoàng Sa.


Nói thêm về đặc điểm vùng biển Hoàng Sa là vùng biển có độ sâu vừa cạn vừa sâu, có rất nhiều mỏm, bãi đá ngầm hung dữ. Chỗ cạn khoảng 40-60 mét, chỗ sâu ngàn mét. Hoàng Sa-Phú Lâm là hải lũy phòng thủ án ngữ quan trọng đối với căn cứ tầu ngầm Hải Nam và cũng là tiền đồn tiến ra eo biển Luzon - Cao Hùng; nhưng Hoàng Sa gặp phải nhược điểm cực kỳ bối rối khi mùa giông bão tới: rất khó kiểm soát một chấm đen luồn lách luồng nước trong mưa bão đại dương.


2. Diễn biến trận liệt


- Ngày 18/7/16, bắt mạch được tâm điểm của Trung Quốc đang tập trung sức lực vào 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa (Su Bi Reef (Xu Bi), Ga Ven Reef (Ga Ven), Friery Cross Reef (Chữ Thập), Hughes Reef (Tư Nghĩa), Johnson Reef  (Gạc Ma), Mischief Reef (Vành Khăn), và Cuarteron Reef (Châu Viên), Hoa Kỳ cử Đô đốc Tham mưu trưởng Hải quân John Richardson đến tận Bắc Kinh "dò chừng" Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) Tư lệnh hải quân Trung Quốc, sau khi đưa mấy con sáo sang sông USS Curtis Wilbur 54, USS Lassen, USS William P. Lawrence 110 quấy rối Tri Tôn, Xu Bi, Chữ Thập, nhử mồi.


Trong cuộc gặp gỡ tay đôi tại Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Ngô Thắng Lợi tuyên bố TQ sẽ không ngừng bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo. Kinh Kha Richardson mở cờ trong bụng.


image027

Đô đốc Mỹ John Richardson và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tại Trụ sở của Lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 18/7/2016. (US Navy Photo)


Đô đốc John Richardson Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli) Tư lệnh Hải quân TQ gặp nhau tại trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 18/7/2016. (US Navy Photo). Đô Đốc Ngô Thắng Lợi khẳng định với vị khách của mình rằng Trung Quốc không có ý định ngừng cơi nới đảo nhân tạo ở Trường Sa.


- Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là Đệ Tam Hạm Đội sẽ gửi thêm chiến hạm đến khu vực Đông Á. Như vậy khu vực này có Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sẽ cùng phối hợp hoạt động dưới quyền chỉ huy của tư lệnh hạm đội: Đô đốc Scott Swift.


- Ngày 30 tháng 1/16, mùa biển động bão giông, chiến hạm USS Curtis Wilbur 54 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Triton - do Trung Quốc chiếm đoạt của VNCH tháng 1/1974).


image029

Chiến hạm Trung Quốc bám đuôi USS Curtis Wilbur.


- Ngày 10 tháng 5/16, mùa biển êm sóng lặng, chiến hạm USS William P. Lawrence 110 thuộc Hạm đội 7 áp sát 12 hải lý của đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef - do Trung Quốc kiến tạo).


image031

- Ngày 12/7/16, Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan thuộc Đệ thất Hạm đội đến "đóng đô" ở vùng biển giữa Hoàng Sa và Trường Sa.


image033

- Cùng ngày này, theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, tòa thường trực La Haye PCA ra phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm. 


image035

- Đầu tháng 10/16, mùa biển động, Đệ thất Hạm đội phái khu trục hạm USS John S. McCaine và Vận tải hạm USS Frank Cable lởn vởn ở miền Trung Việt Nam - bắc Trường Sa, tới "trụ" ở Cam Ranh nhằm án ngữ hải lộ từ cực nam Trường Sa tiến lên phía Bắc.


image037

- Ngày 16/10/16, mùa biển động ở Trường Sa, ba chiến hạm 529, 531 và 890 thuộc Hạm đội Đông Hải Trung Quốc từ Myanmar ghé cảng Sihanoukville và ở lại thêm bốn ngày.


image038image040

Đội tàu hộ tống 23 của hải quân Trung Quốc gồm ba chiến hạm Tương Đàm, Châu Sơn và Sào Hồ tới cảng Cam Ranh 23/10/16 và neo đậu ở đây gần 5 ngày. Ảnh trên Chiến hạm Tương Đàm.


Bốn ngày phân đội 23 của Hạm đội Đông Hải neo đậu ở cảng Sihanoukville là bốn ngày thời cơ cho Đô đốc Harris mở mặt trận biển Đông Nam Á, các hải sư của ông bủa vây từ cực nam Trường Sa cho đến cực bắc Hoàng Sa. Thế trận bày ra ngoạn mục.


Bốn ngày phân đội 23 của Hạm đội Đông Hải neo đậu ở cảng Cam Ranh cũng là một "nghi vấn" khó hiểu khi mặt trận Hoàng Sa đang diễn ra.


- Ngày 21/10/16, mùa biển động, bão số 7 số 8 hoành hành, Đệ tam Hạm đội tung USS Decatur hành quân tầm kích quanh nhóm Lưỡi Liềm và An Vĩnh. Mục tiêu là hai hòn đảo Tri Tôn - Phú Lâm.


- Ngày 22/10/16, ba chiến hạm thuộc hạm đội Đông Hải TQ lò mò từ Sihanoukville đến Cam Ranh trong lúc USS Decatur đang làm mưa làm gió ở Hoàng Sa. Phân đội Đông Hải "bị" cầm chân ở Cam Ranh.


- Ngày 26/10/16, Trung Quốc điều Hạm đội Nam Hải dàn quân gọi là "tập trận" ở vùng biển phía nam - đông- nam đảo Hải Nam, tây - bắc đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Không thấy có sự đụng độ nào nổ ra trên mặt biển.


image042

Chiến hạm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật. Ảnh minh họa.


Trước đó mấy ngày, Bộ quốc phòng Mỹ hồ hởi lạc quan đến độ ra thông báo khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur thực hiện nhiệm vụ đi qua vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa « một cách bình thường, hợp pháp, không có tàu nào khác hộ tống, và không gặp phải bất cứ vấn đề gì ».


- Ngày 28/10/16, không còn thấy dấu vết hay tin tức hoạt động nào của USS Decatur phổ biến.  Hành tung hoạt động của Decatur đầy bất ngờ và xuất sắc.


Đô đốc Mỹ John Richardson và Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi tại Trụ sở của Lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 18/7/2016. (US Navy Photo)


Như vậy, phải mất đến gần một tuần lễ khi USS Decatur vùng vẫy chán quanh phía tây lẫn phía đông quần đảo Hoàng Sa trong mùa biển động, hải quân Trung Quốc mới "tập trận" nhưng rõ ràng hơi chậm.


Nếu "chiến sự" biển Đông Nam Á khởi động ở Hoàng Sa thì chiến thuật "đánh đầu - chặn đuôi " của tướng hải quân 4 sao Harris kể ra thắng đẹp ở hiệp đầu.


Ông không hổ danh là vị tướng thực thi thành công quyền tự do hàng hải mà Hoa Kỳ đã lên án Trung Quốc: "Các tuyên bố chủ quyền quá đáng của TQ không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển vì chúng hạn chế quyền lưu thông mà Hoa Kỳ cũng như tất cả các quốc gia khác phải được hưởng".


Thay vì nhắm vào mục tiêu 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà truyền thông báo chí khuấy lên om sòm, Đô đốc Harris đã gọi Trung Quốc "xây vạn lý trường thành bằng cát!" hàm ý căn cứ hỏa lực của Trung Quốc chỉ là hạt cát giữa đại dương. Nguyên Đô đốc Dennis Blair nói thẳng thừng: "chỉ cần 10-15 phút để vô hiệu hóa các đảo nhân tạo Trung Quốc ở Trường Sa" - tức là hạt cát chìm lỉm xuống đáy.


Mỹ tảng lờ cho Trung Nam Hải ì ạch gia công xây đắp 7 đảo nhân tạo cố định gần 3 năm, chiến lược hành binh của Mỹ ngược lại: linh hoạt, cơ động và "du kích chiến". Thỉnh thoảng Mỹ cho vài con sáo đến quấy rối đồn lũy tiền phương địch.


Không có tin tức nào cho biết thêm Đô đốc Harris Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương làm việc gì ở Việt Nam; nhiều dự đoán cho rằng, một trong những việc ông đích thân đến thị sát mặt trận biển Đông Nam Á là để gắn huy chương cho chiến hạm USS Decatur hoàn thành nhiệm vụ mở đường cho "đại quân".


3. Đường hành quân của những hải sư


Đường đi từ phía nam - tây nam đến cực nam Trường Sa của các chiến hạm Mỹ có thể xuất phát từ Singapore; đường đi của USS Deacatur có thể từ Okinawa tiến vào eo biển Cao Hùng tới Hoàng Sa.


Không tin tức nào mô tả cuộc hành quân đơn độc của USS Decatur thám sát Tri Tôn trước hay Phú Lâm trước, hay tiến sâu vào ranh giới lãnh hải Hải Nam tới mức nào trong 5 ngày đêm. Tin tức cho biết có 3 chiến hạm Trung Quốc bám đuôi - không phản ứng (có khi Decatur mất dạng).


Khoảng cách từ Tri Tôn đến Phú Lâm trên dưới 70 hải lý. Khoảng cách từ Phú Lâm tới vịnh Á Long khoảng 200 hải lý.Giữa Tri Tôn và Phú Lâm là đảo Hoàng Sa, Quang Hòa, nơi diễn ra trận hải chiến lịch sử giữa hải quân VNCH và hải quân Trung cộng ngày 19 tháng Giêng năm 1974. 


Khi Hạm đội Nam Hải bắt đầu dàn quân gọi là cuộc "tập trận bắn đạn thật" vào ngày 26/10/16 thì Tư lệnh Châu á Thái bình dương Đô đốc Harry B. Harris Jr. đã đứng ở bao lơn bờ biển Việt Nam. Năm ngoái, ngày 17/12/2015.  Đà Nẵng là tọa độ ông tướng 4 sao đã đến quan sát.


Những viên đạn thật của Hạm đội Nam Hải "tập trận" bắn vào đâu? Người ta chỉ biết lúc Nam Hải tập trận thì USS Decatur 73 đã về bến nghỉ ngơi, hoặc đến chào Mẫu hạm USS Ronald Reagan đang "đóng đô" giữa biển Hoàng Sa-Trường Sa.


Nếu trên mặt biển là nơi vùng vẫy bao la của chiến hạm thì đừng quên đáy biển chằng chịt những con đường bí mật với những "hang-động" ẩn nấp của tầu ngầm.Tất nhiên, lòng biển, đáy biển Đông Nam Á ẩn chứa đầy rẫy những hoạt động bí mật của lực lượng tầu ngầm mà thế giới chỉ nhìn thấy những chuyện ầm ĩ bên trên.


Trong mấy năm gần đây, lực lượng tầu ngầm của Trung Quốc phát triển nhanh đến mức TQ đã có hạm đội tầu ngầm nguyên tử. Ai cũng hiểu rằng tầm hoạt động của tầu ngầm nguyên tử không chỉ quanh quẩn ở vùng biển chỉ có 3 triệu rưỡi km2.


Thế nhưng, ngoài mặt trận trên biển dưới biển, sự kiện gì quan trọng đến nỗi Đô đốc Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái bình dương từ Honolulu đích thân đi "thị sát chiến trường" ở cái ao Đông Nam Á? (lkt)


4. (tiếp Kỳ 2)