Ông Trump không giải quyết vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu

13 Tháng Mười Một 20164:48 CH(Xem: 11239)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  14  NOV  20160


image018

Ông Trump không giải quyết vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu

 

image020

Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh đảo Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Các chuyến bay trinh sát của Mỹ ngày 21/5/2015 gần những bãi cạn mà Trung Quốc đang cải tạo cho thấy mấy mươi chiếc tàu đang ráo riết tiến hành hoạt động lấp biển xây đảo.


Cây viết Matt Rivers nhận định trong mục Chính trị của trang web thuộc đài CNN rằng ông Donald Trump, tổng thống thứ 45 của Mỹ, sẽ không “giải quyết” vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ đầu. Ông nhận định rằng việc hai cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng ở Biển Đông có tuyến hàng hải chiến lược là một trận đấu sẽ kéo dài.


Trong những năm gần đây, những hành động của Trung Quốc lấn chiếm và xây đảo nhân tạo trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp với các nước khác, trong đó có Việt Nam, là những tín hiệu đáng báo động đối với Mỹ.


Washington lo ngại chính sách bành trướng của Trung Quốc cuối cùng sẽ giúp nước này ngang nhiên kiểm soát tuyến đường biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá hàng nghìn tỷ đôla hàng năm, giúp Bắc Kinh kiểm soát tuyến hàng hải huyết mạch này.


Phóng viên của CNN cho rằng cả Mỹ lẫn Trung Quốc “đều tiến hành trận đấu lâu dài ở Biển Đông”. Ông nêu ra thực tế là các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc và các trang thiết bị của họ sẽ vẫn tồn tại, trong khi quân đội Mỹ chuyển trọng tâm sự chú ý của họ sang Trung Quốc. Cả hai điều đó, theo Matt Rivers, đều là chiến lược dài hạn, và cả hai nước đều có nguồn lực để thực hiện.


Giữ nguyên trạng Biển Đông có thể là giải pháp tốt nhất


Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông.


Ông Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại quỹ Heritage Foundation ở Washington, nhận xét: “Tiếp cận về chính sách đối ngoại của ông Trump dường như chỉ mới trong giai đoạn phôi thai và vì vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào việc ông bổ nhiệm những nhân vật nào, và ai sẵn lòng phục vụ”.


Nhiều người chưa quên những lời chỉ trích của ông Trump khi tranh cử, cho rằng các đồng minh của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, ỉ lại vào sự đảm bảo an ninh của Mỹ mà không chung vai đóng góp tài chánh một cách công bằng cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ. Điều này có thể khiến Trung Quốc nghĩ rằng Mỹ sẽ giảm bớt hoạt động ở châu Á.


Ông Wang Yiwei, Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc nói: “Từ giác độ dài hạn, điều này mang lại cho Trung Quốc nhiều không gian hơn để chứng minh bản thân và tình thế này cũng giảm bớt một số sức ép lên Trung Quốc”.


Tuy nhiên, việc Mỹ giảm bớt vai trò trong khu vực cũng làm Bắc Kinh có những quan ngại mới, chẳng hạn như khả năng Nhật Bản sẽ gia tăng sức mạnh quân sự. (VOA 10.11.2016)


Theo CNN, Reuters

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12126)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14471)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13268)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12981)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15725)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12322)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn