Đảo Đá Lát nằm ở đâu?

08 Tháng Mười Hai 20166:36 CH(Xem: 22395)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  09   DEC  2016


Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ


Đảo Đá Lát nằm ở đâu?


VĂN HÓA

09/12/2016


image018


Trong cụm đảo Trường Sa nằm về phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, đảo Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ) là một đảo nằm cách đảo Trường Sa Lớn về phía Tây khoảng 14 hải lý.


 


Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 6 km, rộng gần 2 km, diện tích khoảng 10 km2.


 


Đá Lát nguyên thủy là một rạn san hô khép kín, tức là không có rạch nước thông thủy vào bên trong, nhưng trong bụng  rạn san hô này có hồ nước mỗi khi thủy triều rút xuống.  Hồ nước lộ ra các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên lởm chởm; ngược lại, khi thủy triều lên, toàn bộ đảo san hô Đá Lát ngập chìm dưới nước.


 


Đá Lát là một trong 21 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam hoàn toàn kiểm soát. Từ năm 1988, Hải quân Việt Nam đã chiếm giữ rạn san hô Đá Lát và xây trên đó tòa lô cốt bằng bê tông giao cho một đơn vị nhỏ hải quân đồn trú.


 


Về mặt thời tiết, đảo Đá Lát là một tụ điểm cho vòng xoáy của các cơn bão Trường Sa hoành hành.  Người Pháp khi khám phá ra khu vực biển đảo này họ gọi là "khu vực đảo bão tố". 


 


Đá Lát trở nên một hải cứ tiền tiêu nguy hiểm và rất quan trọng trong việc bảo vệ mặt tiền cho đảo Trường Sa Lớn. Chiếm giữ Đá Lát có nghĩa là biến Đá Lát thành cái khiên che chở cho Trường Sa Lớn.


 


Trường Sa Lớn hiện đang tân tạo hóa sân bay, hải cảng, cảnh quan ... để trở thành trung tâm du lịch tương lai đúng nghĩa là thủ phủ của quần đảo Trường Sa. Trong việc tân tạo và bảo vệ cho Trường Sa Lớn, yếu tố phòng thủ quân sự không thể loại trừ, cho nên các tin tức phao tin VN đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn là việc người viết bài này cho là rất tự nhiên trong việc phòng thủ. 


 


Cũng cần nói thêm, việc đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn (nếu có thật) không hẳn là để uy hiếp hay tấn công một "đối thủ" nào, mà trong bối cảnh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ hiện nay, nhân tố kinh tế và quân sự phải là sự tương tác hợp đồng nhuần nhuyễn.   


 


Đứng về địa hình chiến thuật, Đá Lát và Trường Sa Lớn là một tổ hợp tiến công về phía Đông Bắc và cực nam, đồng thời, tọa độ này còn và hàng rào phòng thủ cho bờ biển Vũng Tàu và các nhà giàn "chốt" ở thềm lục địa Nam - Tây Nam gồm bãi Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên và Tư Chính.   


 


Đứng về mặt kinh tế, nếu xây dựng được một ngọn hải đăng trên đảo Đá Lát với sức quét ánh sáng 20 km, tàu bè ngư dân và hàng không dân dụng có thể đến Trường Sa Lớn an toàn hơn khi có bão tố hay biển động. 


 


Đá Lát và Trường Sa Lớn cách Vũng Tàu khoảng 450km.


 


Bồi đắp hay nạo vét để khai thông một con rạch thông thủy vào bên trong rạn san hô Đá Lát là việc Việt Nam bắt buộc phải làm dùng cho việc tiếp liệu hải quân và cũng là một trong các "bến cảng cá" cho tàu cá ngư dân sinh hoạt. Nếu Việt Nam có đầy đủ điều kiện, Đá Lát có thể trở nên một đảo nhân tạo.


 


Rất tiếc trong chục năm qua, số tiền tham những và lãng phí đầu tư ở các công trình "phiêu lưu" lãnh đạo bởi các nhà kinh bang tế thế hạng bét  - nếu dùng vào việc đầu tư cho quần đảo Trường Sa thì VN có thể có cả chục phi đạo cho chiến đấu cơ sử dụng.  


 


Theo như các thông tin quốc tế cho biết, việc "nạo vét" hay tôn tạo rạn san hô Đá Lát đang thuộc vùng tranh chấp với Trung Quốc hay Đài Loan là hoàn toàn không đúng. Đá Lát không có tranh chấp với quốc gia nào. Không phải cứ nghe nước này hay nước nọ đòi tranh chấp là cứ cho đó là khu vực tranh chấp, hay cứ nhìn thấy các nước khác tôn tạo là to mồm phản đối.


 


Đấy là chưa nói đến việc “xây đảo nhân tạo không giản dị như người ta tưởng; đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện quyền lực quốc gia của một nước”.


 


Đấy là chưa nói đến thuyết "đa phương hóa - đa diện hóa" đang đứng ở ngã ba đường  "lợi ích quốc gia" đối với các quốc gia ven biển đang đối đầu với quyền lợi của các thế lực quốc tế.


 


Luận thuyết của tờ Văn Hóa đã đưa ra từ lâu với chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ " đã nói lên bối cảnh - tình hình thực tế ở biển Nam Trung Hoa/ biển Đông VN/biển Tây Philippines ...


Đã không chiếm được, giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ thì không nên nói càn ./  (lkt)

01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15420)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 13073)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11684)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12676)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14237)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13614)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12876)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 17133)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14643)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17895)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14968)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 16078)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14347)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"