Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?

11 Tháng Mười Hai 20165:40 CH(Xem: 21724)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  12   DEC  2016


Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ


Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?


image023

Lý Kiến Trúc

12/12/2016


image024


Ảnh trên: vị trí bãi đá ngầm Đá Lát bên cạnh đảo Trường Sa Lớn, VĂN HÓA MAP. Ảnh dưới: vệ tinh Mỹ chụp Đá Lát ngày 30/11/2016.


1.


Kể từ khi họ Tập lên nắm quyền Trung Nam Hải năm 2013, bất chấp các luật lệ và quy ước quốc tế về Biển, họ Tập đã cho tiến hành đại chiến dịch cải tạo, bồi đắp 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa.


Thế giới lên tiếng phản đối, Asean phản đối, Mỹ phản đối, nhưng xem ra những phản đối đó dường như chỉ có tính cách chiếu lệ, kể cả những hoạt động hải quân của Mỹ được cho là tích cực nhất hay Phán quyết PCA của tòa thường trực La Haye được cho là "bộ luật ngoài luật" cuối cùng càng kích hoạt cho họ Tập gia tăng, củng cố, kiện toàn 7 đảo nhân tạo vững chắc, đường lưỡi bò vẫn đâu vào đó.


Tính nguyên trạng của các thực thể biển đảo ở biển nam Trung Hoa, biển Đông, biển Tây Philippines hầu như biến mất nhường chỗ cho các thực thể hiện trạng. Điều đó cho thấy bàn chuyện về tính "nguyên trạng" hay "hiện trạng" : thừa. Tất nhiên, không thể không chú ý tới "nguyên trạng hay hiện trạng", bởi nó thay đổi diện mạo kinh tế, chính trị, quân sự, và thế trận liệt ở vùng biển - con đường lưu thông quốc tế Đông Nam Châu Á mỗi năm mang lại hàng chục tỉ đô la.  


Vài ngày gần đây, dư luận bàn về chuyện ở biển nam Trung Hoa nổi cộm lên vụ Đá Lát-Việt Nam. Theo " ảnh vệ tinh của Planet Labs, một công ty vệ tinh trụ sở tại Mỹ, người ta có thể thấy một vài chiếc tàu nhỏ trên một kênh mới đào cắt ngang viền san hô của bãi Đá Lát, nối phần bên trong của bãi với biển khơi. Hai bên con kênh đều có bờ kè".


Hoạt động bồi đắp kéo dài phi trường trên đảo Trường Sa Lớn nay tiếp theo là bãi đá ngầm Đá Lát bỗng được một công ty vệ tinh tư nhân Mỹ "phát hiện", thật ra không có gì đáng ngạc nhiên, bởi, việc bồi đắp một hòn đảo chìm "nguyên trạng", một hòn đảo nổi "nguyên trạng"  nay cho là "hiện trạng" cũng không thể so sánh cấp độ quy mô việc Trung Nam Hải bồi đắp hàng ngàn hécta 7 hòn đảo nhân tạo, đó là chưa nói tới yếu tố thời gian.


Câu hỏi đặt ra là khởi động của Việt Nam trong việc bồi đắp 2 thực thể kia để làm gì? Và vì sao bây giờ mới khởi động?


Dư luận sẽ tự trả lời: Khi Trung Nam Hải bồi đắp (đã hoàn thành), tại sao Việt Nam không có quyền bồi đắp(dù mới bắt đầu) trên những đảo, bãi đá thuộc chủ quyền kiểm soát của VN? Và ai có quyền cấm VN thực hiện công việc này khi các nguyên tắc luật lệ đặc trưng dành riêng cho biển nam Trung Hoa / biển Đông Việt Nam / biển Tây philippines chưa tới hồi ngã ngũ, ngay cả việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế EEZ theo công ước UNCLOS 1982 cũng chưa rõ ràng.


Trên bản đồ thế giới, thực tế biển nam Trung Hoa (South China Sea) bao gồm các vùng biển: biển Đông Việt Nam, biển Tây Philippines, biển Bắc Malaysia và Brunei, biển cực nam Indonesia, tính chung rộng khoảng 3 triệu rưỡi km2. Với hệ thống định vị đo lường chính xác của vệ tinh, việc phân định ranh giới EEZ cho các quốc gia ven biển không lấy gì làm khó khăn. 


Nói cho cùng, sự "phát hiện" của vệ tinh cho thấy công việc bồi đắp của Việt Nam mới lộ ra kể ra quá muộn so với Trung Nam Hải. Nó cho thấy sự rụt rè hay sự "tôn trọng vượt mức" của Việt Nam đối với quốc tế: thừa; nhưng thà muộn còn hơn không.


Giới phân tích chính trị, địa chính trị chưa thể kết luận hay đưa ra tính pháp lý ở khu vực biển Đông Nam Á ngay từ thời đảng Dân Chủ Mỹ do Tổng thống Omama điều hành huống chi quyền lực Nhân dân và Quốc hội Mỹ đã và đang rơi vào tay đảng Cộng Hòa với tân tổng thống Donald Trump.


Trung Nam Hải từng tố cáo Việt Nam "bành trướng" từ 5 hòn đảo chủ quyền VNCH ở quần đảo Trường Sa nay lên tới mấy chục điểm đảo, lô cốt dựng lên ở các bãi đá nửa nổi nửa chìm. Lời tố cáo này dường như cũng chiếu lệ.


Dưới mắt các nhà quan sát quân sự , các hải điểm mà Việt Nam chiếm giữ không nghĩa lý gì đối với áp lực hỏa lực của 7 đảo nhân tạo do Trung Nam Hải xây dựng.


Già sử có cuộc chiến đối đầu giữa Trung Nam Hải và Việt Nam ở Trường Sa, Việt Nam khó thể giữ nổi các vị trí của mình. Lực lượng hải quân Trung Nam Hải hiện đang đứng ở vị trí cường quốc biển, cứ xem vụ HD-981 đến và đi như chỗ không người.


Điều đó nói lên việc bồi đắp nhỏ nhặt của Việt Nam chẳng làm cho Trung Nam Hải căng thẳng đến độ "nhức đầu vừa phải", có hay chăng là do quốc tế "thổi phồng" lên cho đa sự.


2.


Trong cụm đảo Trường Sa nằm về phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, đảo Đá Lát (Ladd Reef, Riji jiao, 8o358 vĩ B, 111o55 kinh Đ) là một bãi đá ngầm liền lạc nằm cách đảo Trường Sa Lớn về phía Tây khoảng 14 hải lý và được coi là gần Vũng Tầu nhất.


Đá Lát nằm theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 6 km, rộng gần 2 km, diện tích khoảng 10 km2. Với diện tích và hình thể "đẹp", bãi ngầm Đá Lát lý tưởng, quá lý tưởng.


Đá Lát nguyên thủy là một rạn san hô khép kín, tức là không có rạch nước thông thủy vào bên trong, nhưng trong bụng  rạn san hô này có hồ nước mỗi khi thủy triều rút xuống.  Hồ nước lộ ra các bãi san hô và đá mồ côi nhô lên lởm chởm; ngược lại, khi thủy triều lên, toàn bộ đảo san hô Đá Lát ngập chìm dưới nước. (Tác giả chưa biết rõ thủy triều biển vùng này lên xuống cao bao nhiêu so với bề mặt bãi ngầm Đá Lát).


Tính từ năm 1995 đến nay, Đá Lát là một trong 21 thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam hoàn toàn kiểm soát.  Thông tin cho biết từ năm 1988, Hải quân Việt Nam đã chiếm giữ rạn san hô Đá Lát và xây trên đó tòa lô cốt bằng bê tông giao cho một đơn vị nhỏ hải quân đồn trú. Hầu nhưa chưa có một vụ "chạm súng" nào ở đây. Lính chỉ có gác, ăn và ngủ. Cũng chưa có vị khách "việt kiều" nào đến thăm.


Về mặt thời tiết, đảo Đá Lát là một tụ điểm cho vòng xoáy của các cơn bão Trường Sa hoành hành.  Người Pháp khi khám phá ra khu vực biển đảo này họ gọi là "khu vực đảo bão tố". 


Đá Lát trở nên một hải cứ tiền tiêu nguy hiểm và rất quan trọng trong việc bảo vệ mặt tiền cho đảo Trường Sa Lớn và là cái vọng gác con đường hàng hải quốc tế. Chiếm giữ Đá Lát có nghĩa là biến Đá Lát thành cái khiên che chở cho Trường Sa Lớn.


Trường Sa Lớn hiện đang tân tạo hóa sân bay, hải cảng, cảnh quan ... để trở thành trung tâm du lịch tương lai đúng nghĩa là thủ phủ của quần đảo Trường Sa. Trong việc tân tạo và bảo vệ cho Trường Sa Lớn, yếu tố phòng thủ quân sự không thể loại trừ, cho nên các tin tức phao tin VN đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn là việc người viết bài này cho là rất tự nhiên trong việc phòng thủ, tôn tạo để bảo vệ tài nguyên. 


Cũng cần nói thêm, việc đưa giàn tên lửa ra Trường Sa Lớn (nếu có thật) không hẳn là để uy hiếp hay tấn công một "đối thủ" nào mà trong bối cảnh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ hiện nay, nhân tố kinh tế và quân sự phải là sự tương tác hiệp đồng nhuần nhuyễn.   


Đứng về địa hình chiến thuật, Đá Lát và Trường Sa Lớn là một tổ hợp tiến công về phía Đông Bắc và cực nam; đồng thời, tọa độ này còn làm hàng rào phòng thủ cho bờ biển Vũng Tàu và liên hiệp tác chiến với tổ hợp nhà giàn "chốt" ở thềm lục địa Nam - Tây Nam gồm bãi Phúc Tần, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính và Ba Kè.


(Trong dịp đi thăm Trường Sa và các nhà giàn ở thềm lục địa phía Nam DK1tháng 4/2014, một sĩ quan hải quân VN nói với bổn báo chỉ cần chục triệu đô la là có thể dựng được một nhà giàn kiên cố. Theo ước tính của bổn báo, khoảng 1 tỷ đô la có thể thiết kế hệ thống nhà giàn khắp thềm lục địa VN từ Cồn Cỏ cho đến Cà Mau - Hà Tiên; đặc tính của thềm lục địa VN có độ sâu thoai thoải xa bờ, có chỗ chỉ sâu từ 30 - 100 mét, đó cũng là đặc tính chung của vùng EEZ Việt Nam). 



image026
Hải đăng trên đảo Trường Sa Lớn.

 

image028
Từ trên đỉnh Hải đăng đảo Sơn Ca nhìn xuống. Ảnh VH

Đứng về mặt kinh tế và độ dẫn đường an toàn cho tầu bè khi có bão tố, biển động; "đèn biển (hải đăng) ở Đá Lát được xây dựng từ năm 1994, là cây đèn cao nhất trong số 9 cây đèn biển VN đã xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Tâm sáng của cây đèn này ở độ cao 40m, hiệu lực ánh sáng là 15 hải lý vào ban ngày và 18 hải lý vào ban đêm."


 Đá Lát và Trường Sa Lớn cách Vũng Tàu khoảng 350 hải lý tức khoảng 650km; cách bờ biển Malaysia khoảng 300 hải lý; cách đảo Natuna Bắc Indonesia khoảng 230 hải lý; cách ranh giới vịnh Thái Lan khoảng 500 hải lý.



image030

Vị trí bãi đá ngầm Đá Lát tỏa về phía Nam Trường Sa. VĂN HÓA MAP

 

Bồi đắp hay nạo vét để khai thông một con rạch thông thủy vào bên trong rạn san hô Đá Lát là việc Việt Nam buộc phải làm dùng cho việc tiếp liệu hải quân, nhiệm vụ này có thể bao gồm cả việc xây dựng "bến cảng cá" cho tàu cá ngư dân đi đánh bắt cá ở nam Trường Sa sinh hoạt. Nếu Việt Nam có đầy đủ điều kiện, Đá Lát có thể trở nên một đảo nhân tạo. (Ai cấm VN bồi đắp đảo nhân tạo?)


Rất tiếc trong chục năm qua, số tiền tham những và lãng phí đầu tư ở các công trình "phiêu lưu" lãnh đạo bởi các nhà kinh bang tế thế hạng bét  - nếu dùng vào việc đầu tư cho quần đảo Trường Sa và thềm lục địa thì VN có thể có cả hàng trăm nhà giàn, chục phi đạo cho chiến đấu cơ sử dụng.  


Theo như các thông tin quốc tế cho biết, việc "nạo vét" hay tôn tạo rạn san hô Đá Lát đang thuộc vùng tranh chấp với Trung Quốc hay Đài Loan là hoàn toàn không đúng. Đá Lát không có tranh chấp với quốc gia nào. Không phải cứ nghe nước này hay nước nọ đòi tranh chấp là cứ cho đó là khu vực tranh chấp, hay cứ nhìn thấy các nước khác tôn tạo là to mồm phản đối.


Đấy là chưa nói đến việc “xây đảo nhân tạo không giản dị như người ta tưởng; đây là một công trình cực kỳ phức tạp, thể hiện quyền lực quốc gia của một nước”.

Đấy là chưa nói đến thuyết "đa phương hóa - đa diện hóa" đang đứng ở ngã ba đường  "lợi ích cốt lõi" đối với các quốc gia ven biển đang đối đầu lẫn nhau và với "quyền lợi quốc gia" của các thế lực quốc tế.


Luận thuyết của tờ Văn Hóa đã đưa ra từ lâu với chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm; Hồn ai nấy giữ " đã nói lên bối cảnh - tình hình thực tế ở biển Nam Trung Hoa/ biển Đông VN/biển Tây Philippines .../ (lkt)

26 Tháng Hai 2015(Xem: 15961)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16013)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31058)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16008)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17466)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14241)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14101)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15665)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14839)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17473)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19639)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15847)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21141)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17812)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16301)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16691)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16704)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17372)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23926)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18211)
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo lớn, 20 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”