Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?

21 Tháng Ba 20176:26 CH(Xem: 9935)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  22  MAR  2017


Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?


image011Các tàu đánh cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển ở bãi Scarborough ở cách đảo Luzon của Philippines 124 hải lý, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham. Ảnh chụp ngày 10/04/2012.REUTERS/Philippine Army Handout


« Chúng tôi không thể ngăn chận được những việc làm của Trung Quốc ». Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát biểu như thế hôm Chủ nhật 19/03/2017. Vị tổng thống ăn sóng nói gió của Philippines bỗng nhu mì hẳn khi nói về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một « trạm quan trắc môi trường » trên bãi cạn Panatag của nước mình tại Biển Đông.


Panatag, được biết đến nhiều hơn với tên Scarborough, đơn thuần là một tập hợp những hòn đá chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Có vẻ như không đáng chú ý, nhưng theo tạp chí Forbes của Mỹ, thực thể này là nơi mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải vạch ra những giới hạn, để có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chận đứng sự xâm lăng của Trung Quốc.


Thứ Hai tuần trước, tờ báo chính thức Hải Nam nhật báo đã dẫn lời Tiêu Kiệt (Xiao Jie), bí thư thành ủy Tam Sa (Sansha), nói rằng trong năm nay Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị xây dựng các trạm quan trắc trên sáu thực thể ở Biển Đông, gồm năm trạm ở quần đảo Hoàng Sa và một trên bãi cạn Scarborough.


Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý và cách đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 550 hải lý. Trung Quốc xâm lăng Scarborough của Manila vào năm 2012, dùng các tàu lao lên chiếm bãi cạn này và đuổi ngư dân Philippines đi. Nay Bắc Kinh đã cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh cá, nhưng duy trì việc kiểm soát khu vực.


Thái độ có vẻ « hào hiệp » này của Bắc Kinh tại Scarborough rõ ràng do phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/06/2016. Tòa án chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã tuyên bố Bắc Kinh vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines xung quanh Scarborough.


Hơn nữa, tòa án La Haye dù không quyết định về vấn đề chủ quyền, nhưng đã tuyên vô hiệu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, không chỉ tại Scarborough mà còn hầu như trên toàn Biển Đông. Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ với đường lưỡi bò chín đoạn bao trùm lên 85% vùng biển chiến lược này, và Bắc Kinh duy trì đòi hỏi chủ quyền trên mỗi hòn đảo, bãi cạn, đá ngầm và rạn san hô trong đó, kể cả Scarborough.


Phán quyết của Tòa Trọng tài khẳng định vùng biển xung quanh Scarborough không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc (EEZ, là vùng biển cách thểm lục địa của một quốc gia từ 12 đến 200 hải lý, là nơi nước đó có đặc quyền đánh cá và khai thác khoáng sản).


Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa xâm chiếm vĩnh viễn bãi cạn Scarborough với việc đổ cát và xi-măng bồi đắp, như họ đã làm trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa.


Việc xây dựng một trạm quan trắc trên bãi cạn Scarborough, dưới cái nhìn của các nhà phân tích quân sự, có thể là khúc dạo đầu cho yêu sách chủ quyền toàn bộ thực thể này.


Tổng thống Mỹ Obama đã từng có ít nhất một cơ hội, hồi tháng Ba năm ngoái, cảnh cáo người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình là sẽ gặp phải « những hậu quả nghiêm trọng » nếu bồi đắp Scarborough. Trước cảnh báo này, Bắc Kinh đành cho rút đi các tàu cuốc.


Bài báo trên tờ Hải Nam nhật báo tuần trước cho thấy với sự ra đi của ông Barack Obama, Bắc Kinh đang thử dò xét phản ứng của tân tổng thống Donald Trump về vấn đề này.


Hồ sơ Scarborough mang tính chiến lược. Hồi tháng 6/2012, ông Obama đã yêu cầu cả Trung Quốc lẫn Philippines rút các tàu khỏi khu vực bãi cạn này. Nhưng chỉ có Manila nghe theo, khiến Bắc Kinh sau đó kiểm soát được toàn bộ thực thể.


Washington đã quyết định không phản ứng trước việc Trung Quốc chiếm Scarborough, cho rằng vấn đề này không đáng để đối đầu. Đó là một sai lầm, và ít lâu sau đã thấy ngay. Các nhân tố hiếu chiến nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc, sau khi thấy hành động hung hăng có kết quả, càng leo thang thêm.


Trong nhiều tháng sau khi chiếm được Scarborough, Bắc Kinh nhanh chóng gia tăng các vụ xâm nhập quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông, bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nhưng đang do Nhật Bản quản lý. Đồng thời Bắc Kinh tăng cường áp lực lên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang do Manila kiểm soát.


Nếu Trung Quốc chiếm hẳn Scarborough, họ có thể thống trị Biển Đông. Ông Antonio Carpio, chuyên gia tư pháp Philippines tuần trước khẳng định : « Một trạm radar đặt trên Scarborough sẽ giúp hoàn chỉnh ngay lập tức hệ thống radar Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông. Bắc Kinh nhờ đó có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông ».


Và đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nếu không có nước nào phản ứng trước yêu sách này, Bắc Kinh hầu như chắc chắn gây áp lực được với Nhật Bản phải trả lại đảo Okinawa và phần còn lại của chuỗi đảo Ryukyu (Cửu Châu). Các định chế nhà nước Trung Quốc, được báo chí chính thức hỗ trợ, đã kêu gọi Bắc Kinh lên tiếng đòi hỏi chủ quyền tại các hòn đảo chiến lược này của Nhật Bản.


Tác giả Gordon G. Chang nhận định, đáng buồn thay, tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh càng lúc càng tăng lên. Mức độ bành trướng trên biển của Trung Quốc hiện nay cũng tương đương với quân Nhật hay quân Đức trong thập niên 30. Nói như vậy không có nghĩa là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đế quốc Nhật hay Đệ tam Quốc xã Đức, nhưng cung cách xâm lược ngày nay của Bắc Kinh cũng giống với những sự kiện đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trước đây.


Tuy vậy người Mỹ dường như đã quên mất bài học quan trọng. « Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ để cho nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột chỉ vì cá và vài hòn đá » - một quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đã nói với tờ Washington Post như thế, vào lúc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. « Không cho phép các đồng minh mà chúng tôi có ký hiệp ước hỗ tương kéo chúng tôi vào tình thế tranh chấp các đá ngầm, là điều mà tôi nghĩ là khá đồng thuận ».


Hoa Kỳ, như lời bình luận trên cho thấy, không muốn thực hiện hiệp ước hỗ tương với Philippines, nhưng theo tác giả, không thể tránh được một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Washington chỉ hoãn cuộc xung đột được một thời gian. Bắc Kinh sẽ không dừng lại cho tới khi nào bị chận đứng.


Forbes kết luận, Trung Quốc sẽ phải bị chận lại ở nơi nào đó. Nơi đấy chính là Scarborough, và bây giờ là lúc phải hành động! (theo Thụy My 20-03-2017)
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24248)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19817)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15795)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14672)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15829)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14877)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15181)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17602)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15202)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15839)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14966)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17275)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 16007)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16145)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16771)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17645)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16907)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18179)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16778)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22283)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà