Biển Đông chờ thượng đỉnh Mỹ - Hoa?

26 Tháng Ba 20178:02 CH(Xem: 11005)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  27  MAR  2017


Biển Đông chờ thượng đỉnh Mỹ - Hoa?


image035

Biển Đông chờ thượng đỉnh Mỹ - Hoa?

23 Tháng Ba 20176:21 CH(Xem: 184)


"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  MAR  2017


Quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton:  'Chấm dứt xoay trục'


image036

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tới Đông Á và châu Á diễn ra 'khá lặng lẽ và được chuẩn bị hơi chậm', theo chuyên gia chiến lược ngoại giao từ Việt Nam.


Gần đây, trong các cánh hành pháp và lập pháp của Hoa Kỳ đã có một số động thái về chính sách của Mỹ liên quan châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt ở khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.


Xoay trục, tái cân bằng, đó là từ ngữ được dùng mô tả chính sách với châu Á của chính quyền trước. Tôi nghĩ các bạn có thể kỳ vọng chính quyền hiện tại sẽ có chiến lược riêng. Chúng tôi chưa đi vào chi tiết chiến lược mớiTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton


Hôm 14/3, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ Susan Thornton cho hay chính sách tái cân bằng ở châu Á, còn được gọi là xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama "chính thức chấm dứt" và tân chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ có chính sách mới thay thế.


Bà Thornton được truyền thông quốc tế dẫn lời nói:


"Xoay trục, tái cân bằng, đó là từ ngữ được dùng mô tả chính sách với châu Á của chính quyền trước. Tôi nghĩ các bạn có thể kỳ vọng chính quyền hiện tại sẽ có chiến lược riêng. Chúng tôi chưa đi vào chi tiết chiến lược mới."


Tuy nhiên, quan chức ngoại giao này nói thêm:


"Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia tích cực ở châu Á. Nền kinh tế châu Á rất quan trọng với sự thịnh vượng và phát triển của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục với các vấn đề như thương mại công bằng, thương mại tự do và các thách thức an ninh như Triều Tiên. Mỹ cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định ở châu Á", phát biểu của bà Thornton được đưa ra ngay trước thềm chuyến thăm châu Á vào trung tuần tháng này của Ngoại trưởng Tillerson.


Từ cánh lập pháp, mới đây, hai thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Ben Cardin hôm 15/3 đã đệ trình một Dự luật về Trừng phạt ở Biển Đông và biển Hoa Đông được nhắm vào những cá nhân, tổ chức Trung Quốc tham gia các hoạt động của Trung Quốc mà Hoa Kỳ cho là 'phi pháp' tại hai vùng biển này.


Theo Thượng nghị sỹ Rubio những vụ 'vi phạm trắng trợn' các chuẩn mực quốc tế 'đang diễn ra và không thể bỏ qua' ở hai khu vực trên.


Các biện pháp trừng phạt mà mà các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng được đưa ra trong Dự luật trên được cho là 'lời cảnh báo' với chính quyền Trung Quốc rằng Hoa Kỳ "nghiêm túc và có ý định buộc những người vi phạm phải chịu trách nhiệm," vẫn theo truyền thông quốc tế. ( theo BBC 17/3/17)


XEM THÊM:


Sau phán quyết của La Haye - VN sẽ còn giữ được bao nhiêu biển - đảo?


11 Tháng Bảy 201612:43 SA(Xem: 1038)


"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI  11  JULY 2016


Sau phán quyết của La Haye - VN sẽ còn giữ được bao nhiêu biển- đảo?


Tòa Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa vào ngày thứ Ba 12/7/2016 về đơn kiện của chính phủ Philippines. Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tuần và không công khai.


Tòa cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản cử phái đoàn đến tham dự với tư cách là quan sát viên.


NHỮNG THỰC THỂ VIỆT NAM KIỂM SOÁT


Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô / cồn / 14 rạn san hô


1. Đảo An Bang; 2. Đảo Nam Yết; 3. Đảo Sinh Tồn; 4. Đảo Sinh Tồn Đông; 5. Đảo Sơn Ca; 6. Đảo Trường Sa Lớn; 7. Đảo Song Tử Tây; 8. Đảo Trường Sa Đông; 9. Đảo Phan Vĩnh; 10. Đá Cô Lin; 11. Đá Đông; 12. Đá Lát; 13. Đá Len Đao; 14. Đá Lớn; 15. Đá Nam; 16. Đá Núi Thị; 17. Đá Núi Le; 18. Đá Tây; 19. Đá Tiên Nữ; 20. Đá Tốc Tan; 21. Đá/Bãi Thuyền Chài;


Quần đảo Trường Sa với gồm khoảng từ 100 đến 230 hòn đảo lớn nhỏ, các đảo san hô, rặng san hô và các mỏm đá ngầm trải rộng trên một diện tích hơn 250,000 kilometers vuông (Con số này chưa được thẩm định chính xác).


Vị trí trọng yếu của quần đảo Trường Sa nằm giữa biển Đông và biển Tây Philippines. Phía Bắc quần đảo Trường Sa là khu vực biển đảo Hoàng Sa, phía Nam giáp ranh vùng biển Malaysia, cực Nam quần đảo Trường Sa la vùng biển đảo Natuna của Indonesia; trung tâm quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình - Đài Loan chiến dóng từ năm 1956; ngay bên cạnh Ba Bình cách khoảng 6-10 km là đảo Sơn Ca do Hải quân VNCH chiếm đóng năm 1956, sau 1975, Việt Nam tiếp tục đóng giữ chủ quyền. Sơn Ca giữ vị trí rất quan trọng đối với khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. 


Quần đảo Trường Sa là khu vực biển đảo mà  Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei cùng tuyên bố có chủ quyền tạo ra cuộc tranh chấp kéo dài hàng chục năm nay, nhưng mấu chốt tranh chấp vẫn là giữa 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Philippines. 


Năm 1974, sau khi chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa, năm 1988 Trung Quốc xua quân chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của VN; liên tiếp từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chiếm một loạt 7 rạn đá san hô chìm của VN bồi đắp thành 7 đảo nổi nhân tạo, biến thành các căn cứ hỏa lực nhằm khống chế an ninh quân sự toàn bộ khu vực, kiểm soát con đưởng hàng hải qua lại từ Malacca qua Cao Hùng.


 Nguy hiểm nhất là Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn (bao trùm khoảng 2 triệu rưỡi km2) tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông (khoảng 3 triệu km2).    


 Trữ lượng dự trữ tiềm năng về dầu mỏ, khí gas và các tài nguyên khoáng sản khác hầu như còn nguyên vẹn dưới lòng biển Đông đã khiến khu vực biển đảo Trường Sa trở thành đầu mối cho các cuộc tranh chấp, nhưng nếu tiềm năng kinh tế là yếu tố thèm khát năng lượng hàng đầu của TQ mà bỏ quên tham vọng độc chiếm biển Đông để nơi này trở thành cái ao cho hải quân TQ vùng vẫy trước khi tiến ra biển lớn Thái bình dương là một thiếu sót lớn.


 Hoa Kỳ có khoanh tay nhìn Trung Quốc múa may quay cuồng làm ông chủ lớn ở biển Đông hay không? Phiên tòa sắp tới diễn ra tại La Haye có khả năng cho thấy "Canh bạc lớn" ở biển Đông có thể ngã ngũ và có thể mở ra diện mạo mới cho khu vực này.


 Đứng trước bối cảnh phức tạp ở biển Đông, sau phiên tòa La Haye (chưa chắc sẽ giải quyết rốt ráo), Việt Nam sẽ còn giữ được bao nhiêu thực thể địa lý trong khu vực này và sẽ được hưởng những gì ở các khu vực chủ quyền?   


 Phân loại tổng quát: đảo nổi tự nhiên trên mặt nước biển; đảo nửa nổi nửa chìm khi thủy triều lên xuống; rạn đá ngầm - rạn san hô (hầu hết đều ngầm); đụn cát (nửa nổi nửa chìm).


- Quần dảo Truờng Sa duợc chia thành 8 nhóm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Truờng Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.


- Các đảo Trường Sa thấp hơn các đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khỏng 3 - 5 mét.


- Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống);


- Đảo Trường Sa Lớn cách vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý; cách điểm gần nhất đảo Hải Nam 600 hải lý; cách Đài Loan 960 hải lý.


- Ba Bình là đảo nguyên thủy rộng nhất (0,6 km2), nhưng tương lai xếp hàng sau các đảo bồi đắp của TQ.


- Đảo Chữ Thập - TQ chiếm nằm phía Bắc Trường Sa Lớn khoảng vài chục hải lý, cách Cam Ranh khoảng 250 hải lý.


Sau đây là một số hình ảnh và sinh hoạt ở 10 thực thể đảo, đá, nhà giàn DK1/18 do bổn báo LKT ghi nhận trong dịp ông được mời đi quan sát quần đảo Trường Sa vào ngày 18/4/2014.


1. Đảo Song Tử Tây:


image037image038image039

Bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây. Ảnh VH


image040Bổn báo Lý Kiến Trúc dứng bên cạnh  bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do VNCH xây năm 1956.


image041

2/ Đá Nam


image042image043image044image045image046image047

3/ Đảo Sinh Tồn:

image048image049image050image051image052image053image054

4. Đá Tây:

image055image056image057image058image043

5/ Đảo Sơn Ca:


image059
Ca nô xuất phát từ Hải vận hạm HQ-571 tiến vào đảo Sơn Ca.


image060
Đảo Sơn Ca nhìn từ trên đỉnh tháp hải đăng.

image061

Bổn báo Lý Kiến Trúc được viên sĩ quan chỉ huy đảo Sơn Ca tặng kỷ niệm con sò 6 càng - đặc sản của Trường Sa. Sức nóng Sơn Ca vào thời điểm này xấp sỉ 40 độ C.

image062

Ông Đặng Thái Hùng phó Chủ tịch Ủy ban Người Việt nước ngoài bắt tay các sĩ quan binh sĩ hải quân VN trong lễ thượng kỳ trên đảo Sơn Ca.


 
image063

Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Thứ trưởng bộ Ngoại giao (áo nâu đứng giữa) chụp hình kỷ niệm với các sĩ quan binh sĩ và khách Việt nước ngoài trước bia chủ quyền đảo Sơn Ca.


6/ Đá Len Đao:


image064image065image066image067image068

7/ Đảo Trường Sa Đông:


image069image070image071image072image073

8/ Đá Lát:

 

9/ Đảo Trường Sa Lớn:

 image074image075image076image077image078image079image080image081image082 

10/ Nhà Giàn DK1/18:


image083image084image085image086image087image088image089


Lý Kiến Trúc


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Nixon 1972


image090

Buổi lễ đón tiếp Richard Nixon


Ngày 17/2/1972, Tổng thống đến phi trường bằng trực thăng. Khi chuẩn bị bước lên chuyên cơ Air Force One, một nhà báo đưa cho ông tấm bản đồ Trung Quốc, đóng dấu của CIA. Nixon nói đùa: "Anh có tin rằng họ cho phép tôi vào với cái này không?".


Chiếc Air Force One cất cánh, nhắm hướng Hawaii, nơi nó nghỉ lại hai ngày. Sau đó nó tiếp tục bay đi Guam, thuộc quần đảo Mariannes rồi đi thẳng tới Thượng Hải. Trong máy bay, Nixon cố đọc những tư liệu mà các cố vấn đưa cho mình, truy sát ông Cố vấn Kissinger bằng nhiều câu hỏi hóc búa và tập ăn bằng đũa.


image091

Thủ tướng Chu Ân LaiTổng thống Hoa Kỳ Nixon


Ngày 21/2, Air Force One đáp xuống Thượng Hải. Sau khi các phi công Trung Quốc thay phi công Mỹ thì chuyên cơ đi tiếp đến Bắc Kinh. 11g20, máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường ở Bắc Kinh. Lúc đó là 22g20 ở bờ biển phía đông Mỹ và 19g20 trên bờ biển phía tây: tất cả các đài truyền hình Mỹ có thể loan báo tổng thống vừa đặt chân đến đất Trung Hoa. Một bản tin gây chấn động loan đi khắp thế giới.[10]


Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai mặc áo khoác màu xanh đen và bộ đồ đại cán kiểu Mao màu xám, xuất hiện với gần 20 quan chức trong một buổi sáng lạnh lẽo và xám xịt. Họ đứng giữa một đoàn quân danh dự lẫn lộn màu áo xanh lá của quân giải phóng và màu xanh dương của hải quân. Ngôi sao đỏ rực sáng trên mọi chiếc mũ. Tại phi trường vắng tanh, nhân chứng duy nhất là những nhà báo Mỹ, họ đã có mặt tại chỗ từ trước đó mấy hôm để ghi lại sự kiện này. Còn đối với một số nhà ngoại giao phương Tây tỏ ý muốn tham dự lễ đón tiếp này, Chính phủ Trung Quốc không cấp giấy phép cho ai cả.


Sau buổi lễ chỉ kéo dài chừng 15 phút, các nhà báo quay trở lại xe buýt và các quan chức chui vào những chiếc Limousine màu đen. Trong xe, Chu Ân Lai quay qua nói với Nixon:


Bàn tay của ngài đã vượt qua đại dương lớn nhất thế giới: 25 năm vắng bóng đối thoại.


Cả Tổng thống Nixon lẫn Cố vấn của ông là Henry Kissinger đều biết tại Hội nghị Genèva năm 1954 để giải quyết vấn đề Đông Dươngchiến tranh Triều Tiên không có kết quả thuận lợi thì phía Mỹ bỏ hội nghị ra về và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã không bắt tay Chu Ân Lai mà đối với Chu, đó là 1 sự thóa mạ. Rút kinh nghiệm, Nixon ngay khi bước xuống đường băng lập tức nắm tay Chu Ân Lai. Cả 2 bên đều hiểu rõ tính chất tượng trưng này. Đối với Tổng thống Nixon, nó đánh dấu "1 thời đại đã chấm dứt và 1 thời đại khác bắt đầu".[11]


Đoàn xe đi về hướng phía bắc thành phố, đến Điếu Ngư Đài - nơi được canh giữ cẩn mật mà người Trung Quốc quen dành cho khách nước ngoài trú ngụ. Trước Tổng thống Nixon, Kim Nhật Thành, Nikita Khrushchyov, Che Guevara và thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng từng cư trú ở đây. Ba ngày trước khi tổng thống Mỹ đến là ông hoàng Sihanouk của xứ Campuchia. Mao và vợ ông ta mỗi người cũng đều có một biệt thự ở đây.[10]


Ngày 21-2-1972, Mark Frankel của tờ New York Times viết:


Cả hai bên đều đã "nhúc nhích" ra khỏi các lập trường cố hữu của mình, những nhượng bộ của họ lại tùy thuộc nơi những hành động trong tương lai.


Trong một lần nâng ly chúc mừng, Tổng thống Nixon tuyên bố rằng những thỏa thuận ở đây ngày hôm nay cùng những bước đi tới trong tương lai của hai nước còn quan trọng hơn cả nội dung bản thông cáo chung (Thượng Hải).


Mỹ trong vị thế siêu cường, Trung Quốc trong thân phận một cường quốc giàu về dân số (hơn 900 triệu dân) nhưng lại là một nước yếu kém về kinh tế. Năm đó, GDP của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tính bằng Nhân dân tệ qui theo thời giá hiện nay, mới chỉ là 251,8 tỉ, tính đầu người mới chỉ được 292 Nhân dân tệ.[12]


Gặp gỡ Mao Trạch Đông


Kết quả của chuyến đi


Thông cáo Thượng Hải


Trong tuyên bố chung Trung-Mỹ đưa ra vào cuối tuần Nixon ở thăm Trung Quốc, nguyên nhân khiến 2 nước xích lại gần nhau là vì họ cùng phải chống lại những người Xô Viết Nga. Phản đối bá quyền của Liên Xô ở châu ÁThái Bình Dương rõ ràng ám chỉ việc làm suy yếu ảnh hưởng của Moskva ở khu vực. Người Mỹ thừa nhận việc Bắc Kinh khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nhưng cũng tái khẳng định lợi ích của họ trong việc giải quyết hòa bình vấn đề này. Trước yêu cầu của Trung Quốc đòi lực lượng Mỹ rút khỏi Đài Loan, Nixon đã cam kết Mỹ sẽ rút hết quân và hứa sẽ rút quân từ từ khi căng thẳng trong vùng (Việt Nam) giảm bớt. Đồng thời ông và Kissinger cũng tìm cách loại bỏ nỗi lo sợ của Trung Quốc rằng lực lượng Nhật sẽ thay thế quân Mỹ trên đảo này. Tổng thống còn trấn an các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ không ủng hộ Đài Loan độc lập và hứa sẽ thực hiện những bước đi mà người Trung Quốc mong muốn sau dự tính ông sẽ được tái đắc cử vào năm 1972.


Nội dung bản thông cáo:


 Đề cập đến tình hình Đông Dương, Chính phủ Hoa Kỳ khẳng định lại mục đích của mình là tìm cách giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng, giữ vững quan hệ chặt chẽ với Nam Triều TiênNhật Bản.


  1. Chính phủ Trung Quốc khẳng định "sự ủng hộ vững chắc" nhân dân Đông Dương, mong muốn thấy Triều Tiên thống nhất, phản đối việc phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
  2. Trong vấn đề Đài Loan, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, nhưng phản đối việc dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan; Trung Quốc không đặt việc rút ngay quân đội Hoa Kỳ khỏi Đài Loan và chấm dứt quan hệ với Đài Loan là điều kiện để phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.
  3. Thoả thuận cùng phối hợp hành động để phát triển sự hợp tác và trao đổi khoa học kĩ thuật, văn hoá, thể thao, thương mại giữa hai nước.

Trong bản thông cáo, lần đầu tiên trong mối quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện đại, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng, chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và khẳng định Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ phù hợp với lợi ích của tất cả các nước khác.


Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon và việc ký kết thông cáo chung Thượng Hải đánh dấu bước khởi đầu bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở đường cho quan hệ song phương phát triển, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Trung - Mỹ.[1]


Ảnh hưởng của quan hệ Trung-Mỹ tới cuộc chiến tại Việt Nam


Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Theo ý kiến của tác giả Hà Minh Hồng trong bài viết Năm 1972 trong lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì "mưu toan" của Mỹ trong chính sách ngoại giao nước lớn là: buộc Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam (tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta (tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) ở miền Nam.


Năm ngày sau khi đoàn Mỹ rời Bắc Kinh, Chu Ân Lai bay đi Hà Nội. Ông cam đoan với người Việt Nam là ông ta không bán rẻ họ trong cuộc họp cấp cao với Nixon.[13]


Trên thực tế, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo dõi những cuộc gặp gỡ thân tình ở Bắc Kinh giữa Mao-Chu với Nixon với lòng lo ngại và cảnh giác. Dù vẫn nhận được viện trợ to lớn từ Bắc Kinh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chắc chắn rằng Trung Quốc hay Liên Xô sẽ không thể đặt họ lên trên lợi ích quốc gia của mình. Cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lẫn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đều không hề muốn số phận của họ được quyết định ở Bắc Kinh hay Moskva.


 


Để làm mọi thứ mập mờ Ngoại giao này trở nên rõ ràng hơn, không lâu sau khi Chu về nước, Hà Nội tiến hành 1 cuộc tiến quân vào miền Nam và đưa các lực lượng quy ước của nó vào chiến đấu, lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Đạo quân này ồ ạt tràn qua khu Phi quân sự ngăn cách 2 miền Nam - Bắc ngày 30 tháng 3.


Những người cộng sản Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình nhân dịp Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tham dự Hội nghị Phong trào Không Liên kết năm 1973 (Hội nghị Cấp cao 4 Alger, Algérie 1973) - Tại Hội nghị này, Cộng hòa miền Nam Việt Nam trở thành Thành viên Chính thức của Phong trào Không Liên kết; từ năm 1970 đến năm 1973, Cộng hòa miền Nam Việt Nam là Quan sát viên của Phong trào Không Liên kết. Nhân sự kiện này, Báo Nhân dân đã ra Bài Xã luận quan trọng "Thắng lợi của Xu thế Cách mạng" - Bài Xã luận này được các nước lớn trên Thế giới (Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...) quan tâm đặc biệt - Bài Xã luận tỏ rõ Quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam là "Thời kỳ của các nước lớn tập trung lại để đè bẹp các nước nhỏ đã vĩnh viễn qua rồi". Qua Bài Xã luận này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn thể hiện thái độ của mình với Cuộc gặp giữa Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai với Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon ngày 17 tháng 2 năm 1972 tại Thượng Hải, Trung Quốc.[15]


Đối với Việt Nam Cộng hòa


Từ khi hay tin ông Nixon đi Bắc Kinh, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hết sức e ngại. Ông biết rằng Mỹ vào miền Nam Việt Nam là để ngăn chặn Làn sóng Đỏ từ "Trung Cộng" lan tràn tới các nước khác". Đó là theo Học thuyết Domino từ thời Tổng thống Mỹ Eisenhower:


Nếu để miền Nam sụp đổ thì những quốc gia khác tại Đông Nam Á cũng đổ theo như những con bài domino


Khi ông Nixon sắp đi Bắc Kinh bắt tay với Mao Trạch Đông thì miền Nam không còn là "tiền đồn của Thế giới Tự Do" nữa khiến ông Nguyễn Văn Thiệu thông báo sự lo ngại của Việt Nam Cộng Hoà cho phía Mỹ. Và Tổng thống Nixon đã trấn an ông Thiệu bằng một bức thư đề ngày 31 tháng 12, 1971:


"Ngài có thể chắc chắn tuyệt đối rằng tôi sẽ không đi tới một thoả thuận nào tại Bắc Kinh nếu nó phương hại tời các quốc gia khác, hoặc về những vấn đề có liên hệ tới các nước khác…


Ngài có thể tiếp tục tin cậy vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ trong những nỗ lực của Ngài hầu đem lạ hoà bình cho Việt Nam và xây dựng nền thịnh vượng mới cho nhân dân Việt Nam.[16]


Thế nhưng theo chính Tổng thống Nixon viết lại trong hồi ký của mình thì trong những ngày viếng thăm Trung Quốc từ 21 tới 28 tháng 2, 1972, ông đã nói với Chu Ân Lai:


Giả sử như tôi có thể ngồi đối diện với bất cứ ai là người lãnh đạo Bắc Việt Nam, và giá như hai bên có thể thương thuyết một cuộc ngưng bắn và trả lại tù binh cho chúng tôi, thì tất cả quân đội Mỹ sẽ được triệt thoái khỏi Việt Nam trong vòng sáu tháng kể từ ngày đó.(wikipedia)
26 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8543)