Vũ khí của VN hiện nay có đủ khả năng đối đầu ở biển Đông?

02 Tháng Tư 20177:42 CH(Xem: 12092)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  03  APRIL  2017


Vũ khí của VN hiện nay có đủ khả năng đối đầu ở biển Đông?


31/03/2017


Lữ đoàn Tàu ngầm Việt Nam gồm 6 tàu ngầm lớp Kilo-636


Hiện nay ông Phạm Hoài Nam Chuẩn Đô đốc là Tư lệnh Hải quân.


image031

Tầu ngầm lớp Kilo-636.


image032

Tầu ngầm lới Kilo-636 Hà Nội.


image033

Tầu ngầm lới Kilo-636 Hải Phòng.


image034

Tầu ngầm lới Kilo-636 Đà Nẵng.


image035

Tầu ngầm lới Kilo-636 Khánh Hòa.


image036

Tầu ngầm lới Kilo-636 Vũng Tàu.


image037

Tầu ngầm lới Kilo-636 Saigon.


(An ninh quốc phòng) - Với khả năng tấn công từ trên như tên lửa Delilah, máy bay Việt Nam chỉ cần xuất kích cách đất liền 150 dặm và phát động đòn tấn công tên lửa vào mục tiêu ở tiền đồn của kẻ địch tiềm tàng trên Biển Đông. Loại tên lửa đáng sợ này có thể vươn tới căn cứ chính tại đảo lớn của đối phương…, báo Mỹ The Drive phân tích.


image038

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của Không quân Việt Nam


Theo Drive, trước những thách thức an ninh hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực nâng cấp hệ thống vũ khí cho quân đội. Một số nguồn tin nước ngoài phỏng đoán rằng Việt Nam triển khai hệ thống phóng tên lửa Extra GPS dẫn đường của Israel đến một đảo ở quần đảo Trường Sa (đây chỉ là thông tin đồn thổi nhưng việc này nếu đúng thì cũng hoàn toàn hợp lệ, hợp pháp vì quần đảo này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam). Hệ thống vũ khí trên có thể phóng tên lửa liên tục vào tiền đồn của kẻ thù tiềm năng mà không có cảnh báo trước.


Drive nói hiện nay Việt Nam được cho là lại đang tìm đến Israel để mua một số loại vũ khí tối tân, lần này là tên lửa hành trình đa nhiệm có thể tấn công mục tiêu ở cách xa 150 dặm một cách cực kỳ chính xác.


Trang Fightglobal.com cho biết, hệ thống tên lửa Delilah của Israel từng là đề tài chính trong cuộc thảo luận giữa phía Việt Nam và ông Yitzhak Aharonovitch- Chủ tịch tập đoàn Israel Military Industries (IMI – tập đoàn chuyên sản xuất vũ khí quân sự của Israel).


Tên lửa hành trình phóng từ trên không Delilah của IMI trong thập kỷ vừa qua đã được nâng cấp và trở nên đáng tin cậy hơn, cực kỳ linh hoạt và là một vũ khí tấn công chính xác. Delilah là loại khá nhỏ trong số tên lửa hành trình, chỉ nặng trên 400 pound. Nó có thể mang nhiều loại đầu đạn nặng từ 50-75 pound và bay tới mục tiêu ở tốc độ cận âm và với nhiều độ cao khác nhau.


Tên lửa này phát triển từ một loại vũ khí phóng từ trên không, ra đời từ vài thập kỷ trước nhưng lần đầu tiên đưa vào sử dụng là năm 2006, khi Israel tấn công các mục tiêu ở Li-băng. Kể từ đó, vũ khí này đã trở thành lựa chọn hàng đầu của Israel và sẽ được sử dụng để Israel tấn công vào các vị trí phòng không và hạt nhân của Iran nếu chiến dịch đó được triển khai.


Tên lửa Delilah sử dụng hệ thống định hướng quán tính với GPS, cùng với bộ phận lái tự động cho việc điều hướng, sau đó có thể chuyển sang hình ảnh hồng ngoại hoặc hình ảnh CCD trong pha cuối tiếp cận mục tiêu. Delilah thực hiện điều này thông qua liên kết dữ liệu cho phép con người kiểm soát tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này có nghĩa là sĩ quan kiểm soát hệ thống vũ khí ở trên một máy bay chiến đấu cách xa 150 dặm vẫn có thể điều hướng tên lửa linh hoạt, khiến độ chính xác của tên lửa này cực kỳ cao.


image039

Tên lửa Delilah trang bị trên chiến đấu cơ có uy lực chiến đấu rất lớn


Chẳng hạn, thay vì tấn công một tòa nhà mục tiêu đã định trước, sĩ quan kiểm soát có thể cho tên lửa Delilah bay qua đường ống thông hơi hoặc vào cửa sổ của tòa nhà đó. Delilah cũng có thể tấn công một phương tiện đang di chuyển, do đó có thể được dùng làm tên lửa chống tàu.


Israel từ lâu đã chọn lựa chọn kiểm soát bằng con người đối với các tên lửa không đối đất mạnh nhất. Một tên lửa lớn hơn nhiều là AGM-142 Have Nap/Popeye và loại nhỏ hơn là tên lửa chống thiết giáp Spike/Tammuz cũng sử dụng hệ kiểm soát tương tự.


Điểm đặc biệt là Delilah cũng có thể bay lảng vảng quanh khu vực có mục tiêu, giảm tốc độ động cơ để tiết kiệm nhiên liệu và sau đó xác định lại mục tiêu. Tên lửa này cũng có thể “hạ cánh” nếu người điều khiển chưa xác định rõ ràng được mục tiêu.


Cho dù đây là một đặc điểm quan trọng trong thiết kế của tên lửa này, hệ thống kiểm soát bằng bằng con người này cũng không thực sự quá cần thiết. Delilah có thể tấn công nhiều mục tiêu tự động chỉ với sự dẫn đường của GPS và INS. Delilah cũng có thể được dùng để đàn áp hoặc phá hoại hệ thống phòng không của kẻ thù nếu bay ở khu vực tên lửa này đi qua trong một thời gian nhất định. Một khi Delilah phát hiện ra radar của kẻ thù, ngay lập tức nó sẽ tấn công mục tiêu.


Cho dù Delilah được biết tới là tên lửa đa nhiệm tầm trung được phóng từ máy bay chiến đấu, nhưng với kích thước nhỏ và nhẹ nên Delilah cũng được trang bị cho máy bay trực thăng và triển khai trên nhiều bệ phóng mặt đất.


IMI đã và đang chế tạo các phiên bản nâng cấp của Delilah với mục đích xuất khẩu, những phiên bản này có thể đa dạng về tầm bắn và đầu đạn, có khả năng tránh hoặc tấn công các hệ thống phòng không một cách tự động.


Ngoài ra, việc nhận dạng mục tiêu tự động và khả năng lập bản đồ tọa độ có thể thay thế sự can thiệp của con người trong một số nhiệm vụ cụ thể. Các khả năng tương tự sẽ được tích hợp vào tên lửa hành trình Tomahawk cũng như tên lửa tàng hình chống hạm tầm xa đầy hứa hẹn Lockheed.


Tóm lại Delilah là một tên lửa rất mạnh, chỉ cần duy nhất một tên lửa có thể hoàn thành nhiệm vụ vốn cần rất nhiều tên lửa mới thực hiện được. Tầm bắn và kích cỡ của tên lửa này hoàn toàn phù hợp với một đất nước cần năng lực tên lửa tấn công đa dạng nhưng ngân sách lại có hạn, Drive kết luận.


Với khả năng tấn công từ trên như tên lửa Delilah, máy bay Việt Nam chỉ cần xuất kích cách đất liền 150 dặm và phát động đòn tấn công tên lửa vào mục tiêu ở tiền đồn của kẻ địch tiềm tàng trên Biển Đông. Loại tên lửa đáng sợ này có thể vươn tới căn cứ chính tại đảo lớn của đối phương mà không cần tới máy bay mang phóng, thay vào đó nó có thể được phóng đi từ bờ biển Việt Nam. Như vậy, hệ thống này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và khả năng chống hạm của tên lửa này càng khiến Delilah trở nên hấp dẫn hơn.


Theo Drive, Việt Nam chắc chắn sẽ sử dụng tên lửa này vào mục đích như vậy nếu trong trường hợp buộc phải tự vệ. Các chiến đấu cơ đa nhiệm Su-30MK2 Flankers của Việt Nam có thể dễ dàng cải tiến để tích hợp loại tên lửa này. Và đây sẽ không phải là lần đầu tiên tên lửa của Israel được sử dụng trên chiến đấu cơ của Nga. Những máy bay trực thăng xuất xứ từ Nga của Việt Nam cũng có thể được tích hợp để phóng tên lửa này, nhưng đó không phải là cách làm lý tưởng nhất.


image040

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân nhân dân Việt Nam phóng tên lửa trong cuộc diễn tập


Tờ báo Mỹ khuyên vượt qua nền tảng máy bay chiến đấu hiện nay, Việt Nam có thể chọn mua máy bay chiến đấu của phương Tây. Đây cũng có thể là một phần trong chiến lược đa dạng nguồn cung vũ khí chủ yếu có xuất xứ từ Nga như hiện nay.


Israel có thể cung cấp máy bay chiến đấu đi kèm với tên lửa. Hơn 40 máy bay chiến đấu F-16A/B của Israel hiện cũng đang được rao bán. Tập đoàn hàng không vũ trụ Israel Aerospace Industries (IAI) có thể tân trang, nâng cấp các chiến đấu cơ này với hệ thống radar đa năng tiên tiến, thiết bị tác chiến điện tử và các hệ thống mới cho buồng lái.


Ngoài ra, IAI cũng có thể nâng cấp kết cấu cho các máy bay đã qua sử dụng để có thể tăng hạn thêm hàng nghìn giờ phục vụ nữa. Cách làm này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam sở hữu các máy bay chiến đấu phương Tây có khả năng tích hợp trang bị tên lửa Delilah, cùng với các loại vũ khí không đối đất và không đối không của Israel.


image041

Israel đang rao bán một lô chiến đấu cơ F-16


Theo Drive, nếu Việt Nam thực hiện chiến lược này, đối thủ sẽ phải suy nghĩ kỹ nếu manh động làm liều ở Biển Đông. Nhưng cân nhắc tình hình địa chính trị và quân sự hiện nay ở Đông Nam Á, Việt Nam cần củng cố khả năng tấn công và phòng thủ của mình. Với hệ thống vũ khí độc đáo của Israel, Việt Nam có thể đối phó với kẻ địch một cách hữu hiệu.


Việt Nam cũng có thể sẽ tiếp tục mua vũ khí từ Israel, đặc biệt là nếu nước này có thể cung cấp các vũ khí tính năng mạnh với mức giá cả tương đối thấp. Hơn nữa, Việt Nam cũng đã mua nhiều loại vũ khí khác của Israel với mục đích chiến đấu, bao gồm cả hệ thống phòng không tối tân SPYDER, việc mua thêm máy bay chiến đấu có thể tích hợp với các hệ thống này cũng là hoàn toàn phù hợp.


Drive kết luận, một điều chắc chắn là nếu sở hữu các phi đội máy bay F-16 đã được nâng cấp được trang bị tên lửa Delilah sẽ giúp Việt Nam tăng cường khả năng triển khai sức mạnh, và sẽ là một bước đi quan trọng trong việc phòng thủ, đối phó hiệu quả với tình hình phức tạp trên Biển Đông.


(Theo Viettimes)
26 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8543)