Thái Lan và vai trò hòa giải Biển Đông

23 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 19422)

image016

Thái Lan hợp tác nhiều với Trung Quốc về kinh tế.

Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.

Đó là nhận định của giáo sư Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan trong Bấm bài viết trên Bangkok Post.

Các bài liên quan

 “Nếu một Bộ Qui tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) chi tiết không được thống nhất vào năm 2015, triển vọng để có giải pháp hòa bình sẽ xấu đi sau đó”, tác giả nhận định.

Thái Lan, theo tác giả, có thể được xem là bên môi giới và hòa giải khả dĩ đối với các quốc gia tại Asean có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như như Brunei, Malaysia và Philippines.

Trong khi Singapore và Indonesia là các quốc gia nằm trong khối Asean, hai nước này cũng như ba nước Campuchia, Lào và Myanmar đều có nhưng hạn chế trong nỗ lực đóng vai trò môi giới.

“Không có quốc gia nào tại Asean ngoài Thái Lan có bề dày quan hệ lâu và sâu rộng với Bắc Kinh bằng Bangkok.

“Là một trong những nước thành viên sáng lập Asean, Thái Lan là nước đóng vai trò môi giới để giải quyết mâu thuẫn giữa Malaysia và Indonesia để rồi năm quốc gia thành viên đầu tiên của khối đi tới đồng thuận chung.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn của Thái Lan trong chính sách đối ngoại những năm qua được xem là có nguyên nhân từ bất ổn chính trị nội địa.

Với tranh chấp chính trị trong nước được xem là có phần bớt các thẳng, tác giả cho rằng nay là lúc Thái Lan cần theo đuổi nghị trình đối ngoại mà một thời họ đã đóng vai trò then chốt trong vùng.

'Đường lưỡi bò'

image017

Việt Nam cân nhắc chọn Thái Lan làm đối tác chiến lược.

“Trong khi Trung Quốc tỏ ra linh hoạt hơn trong nỗ lực thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới việc hình thành COC, vấn đề lớn nhất, là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn (lưỡi bò) mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không”, giáo sư từ Viện nghiên cứu Các chủ đề Quốc tế và An ninh thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định.

Bình luận của tác giả được đưa ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera mới thảo luận về chủ đề an ninh với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra tại Bangkok vào tuần qua.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan được hãng thông tấn Bấm Kyodo dẫn lời nói hai phía bày tỏ hy vọng đạt được tiến bộ cụ thể về việc thực hiện DOC để tiến tới hội đàm nhằm đạt được COC.

Người phát ngôn cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khen ngợi vai trò của Thái Lan trong các cuộc đối thoại giữa Asean và Trung Quốc.

"Vấn đề lớn nhất là liệu Bắc Kinh có đơn phương bỏ bản đồ với đường chín đoạn mà họ tuyên bố chủ quyền tại toàn vùng Biển Đông hay không"

GS Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn

Hội nghị hẹp ngoại trưởng Asean họp tại Thái Lan vào trung tuần tháng Tám năm nay đã nhất trí lập trường về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Ông Surapong Tovichakchaikul, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của nước chủ nhà Thái Lan, người chủ trì cuộc họp nói "Asean sẽ đồng lòng và đoàn kết. Điều này không có nghĩa là chúng tôi cùng chống lại ai đó.

“Bộ Quy tắc ứng xử sẽ nhằm để thúc đẩy lòng tin giữa Asean và Trung Quốc... và ngăn chặn bất kỳ sự cố đáng tiếc nào xảy ra trên Biển Đông.”

Thái Lan tiếp quản vai trò điều phối quan hệ của Asean với Trung Quốc từ tháng 8/2012.

Ngoại trưởng Thái Lan hồi cuối tháng 7/2012 tuyên bố nước này sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Ông Surapong Tovichakchaikul lúc đó nói với người đồng nhiệm Dương Khiết Trì rằng "Thái Lan, trong vai trò điều phối Asean - Trung Quốc, muốn Trung Quốc có niềm tin rằng trong nhiệm kỳ ba năm của chúng tôi, vương quốc chúng tôi sẽ đóng vai trò giúp Trung Quốc hài lòng".

18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6752)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6952)