ExxonMobil với hơn 100 năm vươn tới "ngôi vương" ngành dầu mỏ

06 Tháng Bảy 201711:53 CH(Xem: 10648)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  SÁU 07 JULY  2017


ExxonMobil với hơn 100 năm vươn tới "ngôi vương" ngành dầu mỏ


image012

Ngoại trưởng Rex Tillerson, nguyên Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Exxon và Mobil.


Kim Dung


(Tổng hợp)


03/07/2017


ExxonMobil ra đời là kết quả của thương vụ sáp nhập giữa Exxon và Mobil vào ngày 30/11/1999, đóng trụ sở tại Irving, Texas.


Cả hai công ty này đều là "hậu duệ" của Standard Oil (Mỹ) thành lập vào năm 1870 bởi John Davison Rockefeller.


Rockefeller sinh ngày 8/7/1839 tại Richford, New York. Ngay từ nhỏ, ông đã biết cách kiếm tiền bằng việc nuôi gà tây, bán kẹo và làm việc cho các nhà hàng xóm.


Năm 1853, gia đình Rockefeller chuyển đến vùng Cleveland, Ohio. Vào năm 1855, ở tuổi 16, ông ứng tuyển vào vị trí văn phòng tại một công ty chuyên mua, bán và vận chuyển ngũ cốc, than và các loại hàng hóa khác.


Bốn năm sau, Rockefeller cùng một đối tác lập nên cơ ngơi riêng của mình. Đây cũng là năm giếng dầu đầu tiên của Mỹ được khoan tại Titusville, Pennsylvania. Năm 1863, Rockefeller cùng một số đối tác đã tham gia vào ngành công nghiệp dầu đang trong giai đoạn bùng nổ với việc rót tiền vào một nhà máy lọc dầu ở Cleveland.


Năm 1865, Rockefeller đã đi vay để mua lại cổ phần của một số đối tác và trở thành người nắm quyền kiểm soát nhà máy này – khi đó đã trở thành nhà máy lọc dầu lớn nhất Cleveland. Năm 1870 đánh dấu sự kiện Rockefeller cùng một vài cộng sự lập nên công ty Standard Oil do chính ông nắm quyền Chủ tịch và là cổ đông lớn nhất.


Standard Oil đã giành được thế độc quyền trong ngành công nghiệp dầu mỏ thông qua chiến lược mua lại các đối thủ trong lĩnh vực lọc dầu, phát triển các công ty phân phối và tiếp thị sản phẩm của mình trên toàn cầu.


Năm 1882, các công ty này đã hợp nhất thành Standard Oil Trust. “Con cưng” này của Rockefeller đã kiểm soát tới 90% số nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn dầu của Mỹ.


Standard Oil tự tay làm mọi việc, từ sản xuất thùng đựng dầu cho tới thuê các nhà khoa học nghiên cứu cách thức mới trong sử dụng sản phẩm phụ từ dầu mỏ.


Nếu công khai sinh thuộc về “cha đẻ” Rockefeller thì một phần không nhỏ công "nuôi dưỡng" ExxonMobil thuộc về nguyên Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Rex Tillerson (nhiệm kỳ 2006-2016). Dưới “triều đại” của Tillerson, ExxonMobil ký kết nhiều thỏa thuận sinh lợi lớn với nhiều chính phủ tại châu Phi, xây dựng mối quan hệ mật thiết với Nga...


Ông Tillerson cũng đã thành công trong việc dẫn dắt tập đoàn vượt qua cửa ải chính trị nhiều trắc trở tại “xứ sở bạch dương”. Tại Tây Phi, ExxonMobil đã giao dịch thành công nhiều thỏa thuận với Chính phủ Guinea Xích đạo.


Kinh nghiệm đàm phán các thỏa thuận tại khắp các quốc gia trên thế giới của “thuyền trưởng” Tillerson được giới chuyên gia đánh giá là nhân tố hỗ trợ ông với vai trò là một nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ.


“Một xu hướng rõ ràng chạy xuyên suốt chính sách ngoại giao của Exxon là tất cả đều thực sự hướng về kinh doanh và hoạt động trên cơ sở mang về lợi ích tốt nhất cho các cổ đông”, theo ông Ben Van Heuvelen - phụ trách "Báo cáo Dầu mỏ Iraq".


Hoạt động tại sáu lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất Mỹ.


Chuyển giao về tay tân CEO Darren W. Woods từ tháng 1/2017, ExxonMobil thu về 4,1 tỷ USD lợi nhuận ròng trong quý I/2017, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của tập đoàn tăng 29,9% lên 63,3 tỷ USD, phản ánh xu hướng đi lên của giá dầu trong quý đầu của năm nay.


ExxonMobil hiện "sở hữu" đội ngũ 72.700 nhân viên trên toàn cầu. ExxonMobil hoạt động dưới ba thương hiệu Exxon, Esso và Mobil, bên cạnh đó còn sở hữu nhiều công ty con mà nổi bật phải kể đến SeaRiver Maritime hay Imperial Oil Limited.


Theo CEO Woods, ExxonMobil hiện đang chuyển hướng khoảng 1/3 ngân sách dành cho hoạt động khoan dầu trong năm 2017 vào các khu vực dầu đá phiến. Các mỏ đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ "ngốn" 50% ngân sách dành cho hoạt động khoan dầu của Exxon trong năm sau./ (Nguồn: BNEWS)
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13829)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13403)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14575)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14189)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15773)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14797)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14696)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15482)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19729)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14432)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18033)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.