Reuters: Tàu khoan thăm dò dầu khí của Việt Nam và Tây Ban Nha vẫn ở biển Đông

30 Tháng Bảy 20177:01 CH(Xem: 11195)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  - THỨ  HAI 31 JULY  2017


Reuters: Tàu khoan thăm dò dầu khí của Việt Nam và Tây Ban Nha vẫn ở biển Đông


26/07/2017


Theo bản tin của hãng thông tấn Reuters vừa cho hay, tàu khoan thăm dò dầu khí Deepsea Metro I vẫn ở vị trí khoan thăm dò tại lô 136-03 trên biển Đông từ giữa tháng 06/2017 đến nay. Thông tin này đã phản bác lại việc mới đây BBC đưa tin, Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí trên biển Đông.


Tàu thăm dò dầu khí Deepsea Metro I đã bắt đầu hoạt động tại lô mang ký hiệu 136-03 từ ngày 21/06. Đây là một chiếc tàu được hãng Talisman-Việt Nam – công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol – thuê mướn để thực hiện công việc khoan dò. Một tàu hải quân Indonesia cũng xác nhận khi đi qua khu vực này ngày 22/07, có ba tàu Cảnh sát biển và hai tàu cá Việt Nam đang ở gần đó và không có dấu hiệu rắc rối nào.


image016

Tàu khoan dò Deepsea Metro I của hãng Talisman-Việt Nam.


Một số nguồn tin đáng tin khẳng định rằng, có khoảng 15 chiếc gồm các tàu của Cảnh sát biển vùng III xuất phát từ Vũng Tàu vào ngày 22/7 và hiện vẫn còn ở quanh bãi Tư Chính; cùng với các tàu chấp pháp, Kiểm ngư và cứu hộ. (PV)


Về việc đưa tin Việt Nam ngừng khoan sau khi bị Trung Quốc gây áp lực, Reuters cũng cho rằng không có sự xác nhận độc lập và cũng như không có quan chức Việt Nam hay Repsol nào đưa ra bình luận gì.


Bill Hayton – tác giả bài viết trên BBC việc Repsol ngừng khoan, đã lấp liếm trên Twitter sau khi Reuters phản bác thông tin, rằng: “Lý do tại sao các giàn khoan vẫn còn đó, bởi vì họ phải lấp giếng dầu trước khi rời đi! Việc khoan dầu đã ngừng. Tàu chuyên dụng bơm xi măng xuống mệng giếng dầu để ngăn ngừa sự phun trào dầu khí”.


Hãng Reuters cũng đưa tin tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh ngày 25/7, người phát ngôn của BNG Trung Quốc – ông Lục Khảng đã kêu gọi các bên liên quan ngừng những hoạt động vi phạm đơn phương tại khu vực này. Và khi được hỏi liệu Trung Quốc có gây áp lực lên Việt Nam hoặc công ty Repsol Tây Ban Nha về việc ngừng khoan tại Lô 136-3 Bãi Tư Chính hay không, thì người phát ngôn này lấp lửng bỏ qua.


Reuters còn khẳng định, hiện nay, việc xây dựng hải quân của Trung Quốc và lập trường ngày càng tham vọng về lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông đã khiến các nước láng giềng lo lắng. Hoa Kỳ đã chỉ trích việc xây dựng đảo và các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở đó, họ có thể sử dụng quân sự để hạn chế vận động tự do và mở rộng phạm vi chiến lược của Bắc Kinh.


Hạ Băng (Theo Reuters)


Trước đó, đã có thông tin của bạn đọc về việc Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha cho biết, liên doanh PVN – Repsol có kế hoạch tạm ngừng khoan thăm dò tại Lô 136/03. Lý do được đưa ra là thời gian này bắt đầu mùa mưa bão nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và sự an toàn của dự án. Công việc sẽ được nối lại vào tháng 11/2017 hoặc sớm hơn. (Thông tin sẽ tiếp tục cập nhật)./
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14337)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13139)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12823)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15565)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12208)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15307)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 12950)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11578)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.