Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn khoan, Repsol "đóng băng" tạm khoan lô 136/03 sẽ khoan lỗ khác

04 Tháng Tám 20171:39 SA(Xem: 14783)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG  - THỨ  SÁU  04  AUGUST  2017


Mỹ, Nga, Ấn Độ vẫn khoan, Repsol "đóng băng" tạm khoan lô 136/03 sẽ khoan lỗ khác


image009


Chuyện tạm ngừng khoan thăm dò này không liên quan gì tới phía Trung Quốc và đã được Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha xác nhận.


- Trong thời điểm hiện tại, Việt Nam và ExxonMobill Mỹ vẫn đang tiến hành khai thác hợp tác khoan thăm dò tại mỏ Cá Voi Xanh - lô 118 (nằm trong khu vực mà phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên bản đồ 9 đoạn với việc kiểm soát tới 80% biển Đông).


- Tập đoàn dầu khí Rosneft Nga thăm dò địa chất và khai thác tại các lô 112 và 129-132 trên thềm lục địa Việt Nam.


- Gia tăng giấy phép cho tập đoàn ONGC Videsh-Ấn Độ thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam sau khi gia hạn vào đầu tháng 07 vừa qua.


- Theo nhận định của ông Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), việc đình chỉ thăm dò và khai thác dầu ở đây không có nghĩa Repsol phải từ bỏ khai thác tại Biển Đông. Ông nói thêm: "Hà nội có thể bật đèn xanh để tập đoàn Repsol khai thác một giếng dầu khác, nhưng quả thực như vậy cũng sẽ rất tốn kém." (RFI)


Dưới đây là bản tin của BBC và RFI


Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN


BBC 03/8/17


image010Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra gần giếng khoan dầu của Trung Quốc năm 2014


Công ty khai thác dầu Repsol của Tây Ban Nha xác nhận chính thức đã ngừng việc khoan dầu ở một khu vực ngoài khơi Việt Nam.


Giám đốc tài chính của Repsol, Miguel Martinez, cho biết hoạt động khai thác tại Việt Nam đã tạm ngừng, theo nguyên bản cuộc họp báo với các nhà phân tích vào hôm 27/7.


"Chúng tôi đang làm việc với PetroVietnam và với các nhà chức trách Việt Nam và bình luận duy nhất là ngay bây giờ, các hoạt động đã tạm ngừng," ông Martinez nói.


"Chúng tôi sẽ phải xem đầu ra là gì, nhưng như đã đề cập, 27 triệu đôla là những gì chúng tôi đã chi tiêu cho đến bây giờ cho giếng khoan này."


image011

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Đến nay, Repsol đã chi 27 triệu cho giếng khoan tại Khu 136/3 của Việt Nam


Hôm 2/8 một viên chức của Repsol xác nhận việc đình chỉ, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết.


'Việt Nam không muốn gây gổ với Trung Quốc'


Việc khoan đầu vào giữa tháng 6 tại Lô 136/3 của Việt Nam, được cấp phép cho công ty dầu quốc doanh của Việt Nam, Repsol của Tây Ban Nha và Công ty Phát triển Mubadala của United Arab Emirates.


Khu này nằm bên trong đường "chín đoạn" hình chữ U, đánh dấu vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Bển Đông.


Trung Quốc đã kêu gọi ngừng hoạt động thăm dò và một nguồn ngoại giao có thông tin trực tiếp về tình hình nói rằng quyết định đình chỉ đã được thực hiện sau khi một phái đoàn Việt Nam tới thăm Bắc Kinh.


image012

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp


"Việt Nam quyết định không muốn gây gổ với Trung Quốc về vấn đề này", nguồn tin cho Reuters hay.


Ngày 3/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết dự án dầu hợp tác giữa Việt Nam và tập đoàn REPSOL có phải đang bị ngừng lại hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:


"Hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với đối tác Tây Ban Nha là hoạt động kinh tế bình thường. Lộ trình, tiến độ triển khai dự án là quyết định của doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan".


image013

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông.


Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy tàu khoan Deepsea Metro I vẫn ở cùng vị trí vào hôm 30/7 kể từ hoạt động khoan bắt đầu từ giữa tháng Sáu.


Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nói việc đình chỉ khoan không có nghĩa là hợp đồng đã bị hủy bỏ.


Ông Hà nói: "Hà Nội có thể bật đèn xanh Repsol khoan một giếng khoan ở gần đó, nhưng chắc chắn là một sự chậm trễ đắt tiền."


image008Dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy tàu khoan Deepsea Metro I vẫn ở cùng vị trí vào hôm 30/7 kể từ hoạt động khoan bắt đầu từ giữa tháng Sáu.


Repsol xác nhận đã ngừng thăm dò dầu khí tại Biển Đông


Gia Hưng RFI 03-08-2017


image014Cờ của của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol trước trụ sở hội nghị thường niên các cổ đông tại Madrid. Ảnh ngày 19/05/2017Reuters


Reuters đưa tin tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol hôm qua, 02/08/2017, xác nhận việc ngưng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Biển Đông.


Theo nội dung cuộc nói chuyện qua điện thoại với giới phân tích, vào tuần trước, giám đốc tài chính tập đoàn Repsol Miguel Martinez cho biết: "Chúng tôi đang làm việc với tập đoàn PetroVietnam và chính quyền Việt Nam, nhưng hiện tại tôi chỉ có thể nói: hoạt động thăm dò dầu khí tại Biển Đông đã bị hoãn lại." Ông cho biết thêm: "Tuy chưa biết hiệu suất tại đây, nhưng chúng tôi đã đầu tư 27 triệu đôla vào dự án này."
Hôm qua, một quan chức của Repsol xác nhận thông tin này nhưng không cho biết thêm chi tiết.


Vào hồi giữa tháng 6, công ty Repsol, với sự đồng ý của Hà Nội, đã bắt đầu hoạt động thăm dò dầu khí tại lô 136/03 ở Biển Đông. Điều này đã gây trở ngại cho mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Bắc Kinh cho rằng lô dầu này thuộc chủ quyền Trung Quốc, gọi vùng này là Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei) và cũng cấp phép cho một công ty thăm dò.


Theo thông tin từ tạp chí Foreign Policy, Trung Quốc đã gây sức ép lên Việt Nam, bắt ngưng dự án dầu và nếu Hà Nội không chấp thuận, Bắc Kinh sẽ dùng biện pháp quân sự để đáp trả.


Việt Nam không khẳng định thông tin về việc ngừng thăm dò, nhưng tuần trước, Hà Nội nhấn mạnh là có quyền thăm dò khai thác dầu khí trong khu vực này.


Cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear cho rằng thất bại của Việt Nam trên mặt trận này có phần do sự thờ ơ từ chính quyền tân tổng thống Mỹ Donald Trump.


Theo nhận định của ông Greg Poling, giám đốc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (Asia Maritime Transparency Initiative) thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (Center for Strategic and International Studies), việc đình chỉ thăm dò và khai thác dầu ở đây không có nghĩa Repsol phải từ bỏ khai thác tại Biển Đông. Ông nói thêm: "Hà nội có thể bật đèn xanh để tập đoàn Repsol khai thác một giếng dầu khác, nhưng quả thực như vậy cũng sẽ rất tốn kém."
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16557)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18104)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16653)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17360)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17002)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17631)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17197)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17778)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17529)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17424)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16876)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19365)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23791)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19299)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18114)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24850)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18877)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18477)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25068)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18372)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.