Danh sách các quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới; VN đứng hạng mấy?

20 Tháng Tám 20177:30 CH(Xem: 11039)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  HAI  21  AUGUST  2017


Danh sách các quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới; VN đứng hạng mấy?


Fr: Hao Vu


image030


Năng lực quân sự thể hiện sức mạnh và vị thế của một quốc gia trên thế giới. Nó không chỉ đơn thuần là sức mạnh về quân sự, nó còn thể hiện cả sức mạnh về ngoại giao và kinh tế.

Trang Chỉ số Sức mạnh Quân sự Toàn cầu (Global Fire Power) đã xếp hạng những quân đội mạnh nhất trên thế giới dựa trên rất nhiều yếu tố như ngân sách quốc phòng, số lượng quân chính quy, số lượng tàu chiến, máy bay… Các yếu tố này sẽ được tính thành Chỉ số sức mạnh quân sự (chỉ số càng gần 0 thì càng mạnh).

Có một điểm quan trọng là yếu tố vũ khí hạt nhân không được đưa vào xếp hạng. Dưới đây là danh sách nhưng quân đội mạnh nhất thế giới:

1. Mỹ

Chỉ số sức mạnh: 0,0857
Ngân sách: 587,8 tỷ USD
Số quân chính quy: 1.373.650
Số lượng tàu sân bay: 19
Tàu ngầm: 70
Số lượng tàu chiến: 415
Số lượng máy bay: 13.762
Số lượng xe tăng: 5.884
Số lượng xe bọc thép: 41.062
Đứng đầu danh sách là Mỹ, với ngân sách quốc phòng lên đến 587,8 tỷ USD trong năm 2017. Con số này nhiều hơn tất cả 9 nước đứng sau cộng lại.

Mỹ vượt trội về mặt quân sự ở mọi quân chủng gồm, lục quân, hải quân, không quân, thủ quân lục chiến. Sức mạnh của quân đội Mỹ thể hiện ở hạm đội tàu sân bay với tổng cộng 19 chiếc, nhiều hơn tổng số của tất cả các quốc gia khác. Lực lượng tàu sân bay này giúp Mỹ triển khai quân tới bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Mỹ còn thể hiện sức mạnh vượt trội về công nghệ quân sự như súng bắn laser, bomb thông minh, tên lửa hành trình hay những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại như THAAD hay Aegis, chưa kể số lượng kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.

2. Nga

Chỉ số sức mạnh: 0,0929
Ngân sách: 44,6 tỷ USD
Số quân chính quy: 798.527
Số lượng tàu sân bay: 1
Tàu ngầm: 63
Số lượng tàu chiến: 352
Số lượng máy bay: 3.794
Số lượng xe tăng: 20.216
Số lượng xe bọc thép: 31.298
Đứng thứ 2 trong danh sách này là Nga. Kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô, Nga ngày càng tăng chi tiêu vào quốc phòng để thể hiện vị trí siêu cường của mình. Quân đội Nga có số lượng xe tăng lớn nhất thế giới, số lượng máy bay lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ và số lượng tàu ngầm lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc.

Nga cũng là cường quốc hạt nhân và có hệ thống phòng không hiện đại như hệ thống tên lửa đất đối không S-400 danh tiếng. 

3. Trung Quốc

Chỉ số sức mạnh: 0,0945
Ngân sách: 161,7 tỷ USD
Số quân chính quy: 2.260.000
Số lượng tàu sân bay: 1
Tàu ngầm: 68
Số lượng tàu chiến: 714
Số lượng máy bay: 2.955
Số lượng xe tăng: 6.457
Số lượng xe bọc thép: 4.788
Cùng với nền kinh tế phát triển trong gần 3 thập niên qua, quân đội Trung Quốc cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ sau Mỹ. Họ có lượng tàu ngầm thứ 2 thế giới sau Mỹ. Trung Quốc tự sản xuất được máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Trung Quốc hiện đang đóng tàu sân bay thứ 2 sau khi triển khai tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh.

Tuy vậy, Trung Quốc có một lý lịch đáng xấu hổ về ăn cắp công nghệ quân sự. Gần đây thậm chí họ còn đánh cắp được dữ liệu về cảm biến của máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Mỹ F-35. Ngoài tiếng xấu là ăn cắp công nghệ, Trung Quốc còn có hồ sơ đáng xấu hổ về nhân quyền. Chính quyền Trung Quốc đàn áp những người tu luyện vô tội Pháp Luân Công trong suốt 18 năm qua.

4. Ấn Độ

Chỉ số sức mạnh: 0,1593
Ngân sách: 51 tỷ USD
Số quân chính quy: 1.362.500
Số lượng tàu sân bay: 3
Tàu ngầm: 15
Số lượng tàu chiến: 295
Số lượng máy bay: 2.102
Số lượng xe tăng: 4.426
Số lượng xe bọc thép: 6.704
Với dân số lớn thứ 2 thế giới và cũng là nước có vũ khí hạt nhân, quân đội Ấn Đố có sực mạnh đáng kể với lượng máy bay và xe tăng đứng chỉ sau ba cường quốc ở trên. Sức mạnh này sẽ được duy trì khi Ấn Độ có kế hoạch chi tiêu quốc phòng lớn thứ 4 trên thế giới từ nay cho đến năm 2020. Ấn Độ cũng là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất.

5. Pháp

Chỉ số sức mạnh: 0,1914
Ngân sách: 35 tỷ USD
Số quân chính quy: 204.000
Số lượng tàu sân bay: 4
Tàu ngầm: 10
Số lượng tàu chiến: 118
Số lượng máy bay: 1.305
Số lượng xe tăng: 406
Số lượng xe bọc thép: 6.863
Mặc dù quân đội Pháp nhỏ nhưng được huấn luyện tốt, tính chuyên nghiệp cao. Pháp còn có lượng tàu sân bay khá. Tàu sân bay mới nhất Charles de Gaulle thường giúp Pháp triển khai quân gìn giữ hòa bình ở châu Phi. 

6. Anh

Chỉ số sức mạnh: 0,2131
Ngân sách: 45,7 tỷ USD
Số quân chính quy: 151.175
Số lượng tàu sân bay: 2
Tàu ngầm: 11
Số lượng tàu chiến: 76
Số lượng máy bay: 856
Số lượng xe tăng: 249
Số lượng xe bọc thép: 5.948
Là một cường quốc về quân sự và cũng là nước có sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng hiện nay Vương quốc Anh có kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng khoảng 20%. Tuy vậy ngân sách hàng năm vẫn khá lớn, hơn 45 tỷ USD. Vương quốc Anh vừa hạ thủy tàu sân bay hiện đại HMS Queen Elizabeth có thể chở được 40 máy bay F-35B. 

7. Nhật Bản

Chỉ số sức mạnh: 0,2137
Ngân sách: 43,8 tỷ USD
Số quân chính quy: 248.575
Số lượng tàu sân bay: 4
Tàu ngầm: 17
Số lượng tàu chiến: 131
Số lượng máy bay: 1.594
Số lượng xe tăng: 700
Số lượng xe bọc thép: 2.850
Do đặc thù địa lý, Nhật Bản có lực lượng hải quân rất mạnh thể hiện qua số lượng tàu sân bay, cho dù đây chỉ là tàu sân bay trực thăng. Họ còn có hạm đội tàu ngầm với 17 chiếc, đứng thứ 4 trên thế giới chỉ sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản tập trung vào phát triển kinh tế, chức năng của quân đội bị hạn chế vào phòng vệ là chủ yếu. Tuy vậy gần đây họ đã tăng chi phí quốc phòng và đang có kế hoạch sửa đổi hiến pháp để có thể chủ động gửi quân đội làm nhiệm vụ hòa bình.

Không quân của Nhật Bản cũng rất mạnh với số lượng 1.594 chiếc, nhiều thứ 5 trên thế giới. Nhật Bản cũng đang có kế hoạch tự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

8. Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ số sức mạnh: 0,2491
Ngân sách: 8,21 tỷ USD
Số quân chính quy: 382.850
Số lượng tàu sân bay: 0
Tàu ngầm: 12
Số lượng tàu chiến: 194
Số lượng máy bay: 1.018
Số lượng xe tăng: 2.445
Số lượng xe bọc thép: 7.550
Với vị trí địa lý quan trọng, cầu nối giữa châu Á và châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội vào thuộc loại mạnh nhất vùng Địa Trung Hải. Mặc dù không có tàu sân bay nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng xe tăng rất mạnh cũng như không quân mạnh với hơn 1.000 máy bay. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên trong chương trình chung về máy bay chiến đấu F-35 do Hoa Kỳ đứng đầu.

9. Đức

Chỉ số sức mạnh: 0,2609
Ngân sách: 39,2 tỷ USD
Số quân chính quy: 180.000
Số lượng tàu sân bay: 0
Tàu ngầm: 6
Số lượng tàu chiến: 81
Số lượng máy bay: 698
Số lượng xe tăng: 453
Số lượng xe bọc thép: 5.869
Quân đội Đức có ngân sách quốc phòng khá lớn. Gần đây quân đội Đức hỗ trợ các thành viên NATO. Đức cũng là nơi có căn cứ quân sự của Mỹ tại châu Âu.

10. Ai Cập

Chỉ số sức mạnh: 0,2676
Ngân sách: 4,4 tỷ USD
Số quân chính quy: 454.250
Số lượng tàu sân bay: 2
Tàu ngầm: 5
Số lượng tàu chiến: 319
Số lượng máy bay: 1.132
Số lượng xe tăng: 4.110
Số lượng xe bọc thép: 13.949
Quân đội Ai Cập là một trong những quân đội thuộc loại mạnh nhất ở Trung Đông. Họ có lượng xe tăng lớn thứ 5 thế giới. Họ cũng có lượng bay bay tương đối lớn với hơn 1.000 chiếc. Ngoài ra Ai Cập còn có 2 tàu sân bay nên lực lượng hải quân của họ cũng khá mạnh. Họ cũng nhận được hỗ trợ quân sự từ Mỹ.

… Và tiếp theo…

16. Việt Nam

Theo xếp hạng của Global Fire Power, quân đội Việt Nam được xếp thứ 16 trên tổng số 113 quốc gia với chỉ số sức mạnh 0,3587, ngay sau quân đội Israel. Việt Nam còn đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, sau Indonesia.

Lý do Việt Nam có thứ hạng cao như vậy là sở hữu lượng tàu ngầm gồm 6 chiếc Kilo được mua từ Nga, giúp gia tăng sức mạnh đáng kể cho quân đội Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam có số lượng máy bay cũng tương đối so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đặc biệt, Việt Nam có số lượng nhiều xe tăng cỡ lớn. Tuy vậy những xe tăng này đa phần đã cũ từ thời chiến tranh Việt Nam. Việt Nam cũng được trang bị hệ thống phòng không hiện đại S-300 mua từ Nga. Đây là phiên bản đời trước của S-400.

Dưới đây là danh sách:


image031

19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15266)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15144)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14837)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15344)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 16253)
Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệukm2 nằm trong khu vực 5 đoạn gạch đỏ. Hiện đang có dư luận tiên đoán Trung Quốc sẽ phỏng theo mô hình “Nhận dạng Phòng không Hoa Đông” lấn tới việc “Nhận dạng Phòng không biển Đông” (!) gây lo ngại cho các nước đang tranh chấp khu vực này trong đó bao gồm con đường hải lộ quốc tế là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ từ eo Malacca tới eo biển Cao Hùng-Luzon. Minh họa và phụ chú của Văn Hóa Magazine dựa theo hải đồ của Vũ Hữu San.
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 14987)
Biển Đông và lưỡi bò từng đoạn của Trung Quốc tự vẽ ra từ năm 1949. Đừơng vạch đỏ là đường đi giả thuyết của Mẫu hạm Liêu Ninh từ quân cảng Đại Liên Thanh Đảo vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông. Chấm đỏ trên hải đồ là bãi cạn Scarborough vùng tranh chấp giữa VN+Phi+Tầu, nay đã bị Tầu chiếm giữ từ năm 2012. MINH HỌA PHỤ CHÚ CỦA VĂN HÓA MAGAZINE.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15376)
Ba chấm tròn đen trên hải chiến đồ cho thấy vị trí của các chiến hạm Mỹ, Nhật, Trung Quốc đã hiện diện ở Subic Manila, Oyster Palawan và Scarborough Trường Sa. Oyster là căn cứ hải quân của Mỹ và Phi ở mạn tây đảo Palawan quan sát trực tiếp quần đảo Trường Sa.
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15834)
Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ. Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
31 Tháng Mười 2013(Xem: 16488)
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 16887)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
21 Tháng Mười 2013(Xem: 17841)
Ngày 7 tháng 10, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc dẫn tờ "Mainichi Shimbun" Nhật Bản ngày 5 tháng 10 đưa tin, trong bối cảnh Trung Quốc vươn ra đại dương, các nước châu Á đang tăng cường hải quân. Để chống lại nước có chi tiêu quốc phòng khổng lồ Trung Quốc, các nước xung quanh đang triển khai hợp tác quân sự với các "lực lượng bảo hộ" như Mỹ.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 15494)
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường từ 13/10 khép lại vòng công du Đông Nam Á nhằm thúc đẩy quan hệ của Trung Quốc với các nước Asean. Trước khi sang Hà Nội vào đúng ngày chính quyền sớm chấm dứt lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Lý đã thăm Thái Lan và Brunei.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16775)
Hôm nay là ngày Thứ Ba 23 tháng 9 năm 2008 tại Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi đại diện cho báo Văn Hóa Magazine xuất bản tại California qua sự dàn xếp của các thông tín viên báo chí thân hữu, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, ông Lê Công Phụng.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 16928)
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã vừa kết thúc một chuyến đi châu Âu đưa ông đến các nước Đức, Áo, Cộng hòa Séc và Pháp để tiếp tục công việc mà ông vẫn làm từ mấy năm gần đây, đó là trình bày những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho người Việt khắp nơi, cũng như cho người nước ngoài.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19417)
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được ký năm 1999 Vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh cãi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 19576)
Là nước đóng vai trò điều phối quan hệ Asean-Trung Quốc trong giai đoạn 2012-15 và cũng là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Thái Lan đang được xem là bên đóng vai trò môi giới cho nỗ lực hòa giải.
23 Tháng Chín 2013(Xem: 20045)
Giới hạn của bài này là nói về âm mưu bành trướng Bắc Kinh tại Á Châu. Biển Đông và một phần Thái Bình Dương là trọng điểm của âm mưu đó. Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp gì để duy trì hoà bình và ổn cố trong toàn thể khu vực và thế giới trước các thái độ hung hãn của Bắc Kinh để thực hiện các âm mưu này sẽ được đề cập ở phần sau.
11 Tháng Chín 2013(Xem: 17561)
Vừa qua, Philippines tố cáo Trung Quốc xây nhiều khối bê tông ở bãi đá Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Manila và Bắc Kinh.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 17383)
Bức không ảnh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc chạy cạnh tàu tuần duyên của Nhật Bản gần khu vực đảo đang tranh chấp