Từ "Lưỡi bò" sang "Tứ sa"

24 Tháng Chín 20177:55 CH(Xem: 12030)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  HAI  25  SEP  2017


Trung Quốc bị nghi đổi chiến thuật 'đường lưỡi bò' sang 'Tứ Sa'


 22/09/2017


Chính phủ Trung Quốc được cho là chuyển hướng tập trung từ "đường lưỡi bò" sang thủ đoạn mới với khái niệm "Tứ Sa". 


image028

Trung Quốc xây phi pháp đảo nhân tạo trên đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: EPA.


Ma Xinmin, Vụ phó Điều ước và Pháp luật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tháng trước hé lộ cách diễn giải phi lý mới trong cuộc họp kín với các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tại thành phố Boston, theo Washington Free Beacon. 


Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" từ tháng 7/2012, nhằm thâu tóm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam (Trung Quốc gọi lần lượt là quần đảo "Nam Sa" và "Tây Sa"), bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là "Trung Sa"). Nước này mới đây thêm vào vùng thứ 4 ở phía bắc Biển Đông là quần đảo Đông Sa gần Hong Kong.


Ông Mã ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền với cái gọi là "Tứ Sa", cho rằng nó là vùng lãnh hải lịch sử, một phần của thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc. 


Các quan chức Mỹ dự cuộc họp bất ngờ trước chiến thuật mới của Trung Quốc nhằm kiểm soát vùng biển bởi điều này chưa từng được đưa ra thảo luận.


Justin Higgins, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Bộ không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao. Theo ông  Higgins,  Mỹ lâu nay có chính sách không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với các thực thể ở Biển Đông. Nhưng lập trường nhất quán của Washington là các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải tuân thủ luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. 


Trung Quốc được cho là có bước đi mới sau khi Tòa Trọng tài Thường trực hồi tháng 7/2016 bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tòa nhấn mạnh không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc có quyền kiểm soát vùng biển hoặc tài nguyên của chúng trong lịch sử. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện và không công nhận phán quyết của tòa. 


Jim Fanell, đại tá hải quân về hưu, từng là chỉ huy tình báo hạm đội Thái Bình Dương, cho rằng nếu được xác nhận, cái gọi là "Tứ Sa" dường như là "bước đi logic tiếp theo của Bắc Kinh trong việc 'cắt lát salami', nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Biển Đông". 


Ông cho rằng việc Trung Quốc chuyển hướng sang khái niệm mới do tuyên bố "đường lưỡi bò" gây báo động cho toàn khu vực. Mục tiêu cuối cùng vẫn là kiểm soát toàn bộ Biển Đông. 


Ông Fanell khuyên chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tiên nhắc nhở Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016, trong đó xác định tuyên bố chủ quyền của nước này với vùng biển là bất hợp pháp. "Thứ 2, Mỹ cần triển khai tàu sân bay hoặc một nhóm tác chiến viễn chinh thường trực ở Biển Đông nhằm đảm bảo Bắc Kinh biết rằng chúng ta không nói suông", ông nói./
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12541)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14087)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13470)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12733)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16948)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14477)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17691)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14787)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15920)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14169)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13650)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13215)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.