Biển Đông: Mỹ lơ COC, TQ rung đùi; Việt+Phi "Mạnh ai nấy chiếm-Hồn ai nấy giữ"

23 Tháng Mười Một 20177:40 CH(Xem: 10073)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  SÁU 24  NOV  2017


Biển Đông: Mỹ lơ COC, TQ rung đùi; Việt+Phi "Mạnh ai nấy chiếm-Hồn ai nấy giữ"


19 Tháng Mười Một 20175:01 CH(Xem: 130)


Biển Đông: Mỹ lơ COC, TQ rung đùi;  Việt+Phi "Mạnh ai nấy chiếm-Hồn ai nấy giữ"


VĂN HÓA


20/11/17


10/11/17 Bắc Kinh: Mỹ + Hoa ký hơn 250 tỷ đô la hiệp định thương mại


image048image049

Lễ ký kết các hiệp định thương mại Mỹ-Trung với sự chứng kiến của tổng thống Trump và chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/11/2017.Reuters


Nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Trung Quốc, ngày 09/11/2017 lãnh đạo hai nước thông báo một loạt thỏa thuận thương mại, tổng trị giá 253,4 tỷ đô la, trong rất nhiều lĩnh vực, từ điện lực đến xe hơi, hàng không, lương thực. Tổng thống Trump hài lòng, coi đây là bước đầu để "lấy lại cân bằng" trong cán cân thương mại Mỹ-Trung, vốn bất lợi cho phía Hoa Kỳ.


image050Vợ chồng Tổng thống Trump dạo chơi Tử Cấm Thành cùng gia đình Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: REUTERS


12/11/17 Mỹ: TT Trump đề nghị làm người hòa giải


image051

Trump + Quang tại Đà Nẵng thứ Bẩy 11/11/2017


image052

Tổng thống Mỹ Donald Trump 10/11/17 Apec Đà Nẵng.(Ảnh: AFP)


TT Trump đề cập tới khái niệm "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" trong bài phát biểu tại APEC CEO Summit 2017 ở Đà Nẵng được cho là chỉ dấu về chính sách đối ngoại của Mỹ tại châu Á.


image053TT Trump và CT Quang tại Hà Nội sáng Chủ Nhật 12/11/2017


Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội ngày 12-11, ông Trump đã đưa ra lời đề nghị trong cuộc họp báo chung: "Nếu tôi có thể giúp, hãy vui lòng cho tôi biết. Tôi là một nhà hòa giải, và là một trọng tài rất giỏi".


13/11/17 Philippines: Các anh muốn kiểm soát các tuyến đường biển?


image054

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) bắt tay Tổng thống Duterte tại Manila ngày 13-11 khi ông sang chuẩn bị dự Hội nghị Đông Á - Ảnh: REUTERS


Các anh muốn kiểm soát các tuyến đường biển, hay chúng tôi được phép đi lại tự do? Không bị giới hạn, không bị quấy rầy, không bị khiêu khích?


Phát biểu trước báo giới ở Manila ngày 12-11, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano bày tỏ: "Chúng tôi hoan nghênh đề xuất (của ông Trump). Chúng ta hãy chờ xem mọi người sẽ phản hồi ra sao. Trong những trường hợp thế này, cần phải có một phản hồi chung của tất cả".


Ông Cayetano muốn nói rằng "cần phải có một tuyên bố chung của ASEAN" nếu mọi người thực sự ủng hộ vai trò hòa giải của Tổng thống Trump.


13/11/17: Việt Nam: tiến hành đàm phán thực chất COC mang tính khả thi và ràng buộc pháp lý


Trong bài phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc hai bên đã thông qua khung COC và đề nghị sớm tiến hành đàm phán thực chất COC mang tính khả thi và ràng buộc pháp lý 


image055Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 tổ chức tai Manila: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Philippines Duterte tại mục chụp ảnh chung sau Hội nghị ASEAN - Mỹ chiều 13-11 - Ảnh: REUTERS


13/11/17: Chủ thuyết Trump: Ấn Độ - Thái Bình Dương "cởi mở và tự do". 


image056

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm hồi tháng 10/2017. (Ảnh: Reuters)


image057

Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: Reuters)


Cụm từ “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” bắt nguồn từ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cách đây hơn 1 thập niên, Tổng thống Trump đã “mượn” cụm từ đó để kêu gọi các quốc gia có chung lý tưởng hợp tác với nhau trên nguyên tắc “có đi có lại” cũng như hợp tác về an ninh kinh tế, quân sự.


Phát biểu tại cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Trump cam kết thúc đẩy tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "cởi mở và tự do". 


Ngày 18/10, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington.


Kể từ đó trở đi, chính quyền Mỹ bắt đầu sử dụng cách nói “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” để thay thế cho chiến lược “châu Á-Thái Bình Dương” của cựu tổng thống Barack Obama.


Chiến lược này trở thành điểm nhấn khi Tổng thống Trump có bài phát biểu tại APEC CEO Summit 2017 vào ngày 10/11 ở Đà Nẵng. Trong đó, “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đã trở thành một trong những từ khóa quan trọng nhất trong bài phát biểu của Trump tại Đà Nẵng.


Người đứng đầu Nhà Trắng nói: “Hôm nay tôi có mặt ở đây để đề nghị làm mới mối quan hệ đối tác với Mỹ, cùng nhau hành động nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị và thương mại giữa tất cả các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng nhau thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta… Ở trung tâm của mối quan hệ đối tác này, chúng tôi đang tìm kiếm mối quan hệ thương mại vững chắc dựa trên cơ sở công bằng và có đi có lại”.


Tổng thống Trump còn cho biết sẵn sàng ký kết hiệp định thương mại song phương với các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mong muốn trở thành đối tác của Mỹ, muốn tuân thủ nguyên tắc thương mại công bằng và cùng có lợi.


Jia Wenshan, chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và quốc tế hóa, cho rằng: “Trung Quốc không nên coi nhẹ chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Trump bởi Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã ở một liên minh khác với chiến lược phát triển của Trung Quốc ở khu vực”./


Nguồn: Minh Phương, VOA, Dân Trí, TT, RFI, AFP, Reuters
23 Tháng Ba 2023(Xem: 2188)
19 Tháng Giêng 2023(Xem: 2498)