Philippines tiết lộ 2 vùng khai thác chung với Trung Quốc

05 Tháng Ba 201812:54 SA(Xem: 11080)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ  HAI 05 MAR 2018


Biển Đông: Philippines tiết lộ 2 vùng khai thác chung với Trung Quốc


image041

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: CNN Philippines.


image040

Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), thuộc vùng đặc quyền kinh tế Philippines.wikipedia


Sau khi loan báo quyết định đàm phán với một công ty Trung Quốc để cùng khai thác dầu khí với Trung Quốc, Philippines ngày 02/03/2018 đã tiết lộ vị trí hai vùng được chọn, trong đó có một vùng là nơi tranh chấp từ lâu giữa hai nước.


Phát ngôn viên của tổng thống Duterte, ông Harry Roque, xác định rằng khu vực được đề nghị đồng khai thác là hai lô mang ký hiệu SC-57 và SC-72, giấy phép thăm dò do bộ Năng Lượng Philippines ban hành. Cả hai nơi này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.


Giới quan sát đặc biệt chú ý đến lô SC-72 ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), một nơi tranh chấp từng được Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye công nhận vào năm 2016 là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, trong phán quyết bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc theo bản đồ "đường Lưỡi Bò".


Khu vực này từng được chính quyền Manila giao cho tập đoàn Philippines PXP Energy thăm dò khai thác, nhưng tàu khảo sát của tập đoàn này đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi.


Theo chính quyền Manila, hai nước vừa đồng ý lập một ủy ban đặc biệt để tìm giải pháp cho việc hai bên có thể cùng khai thác một vùng tranh chấp mà không cần phải giải quyết vấn đề chủ quyền.


Riêng về lô SC-57, theo hãng Reuters, vào tháng 9 năm ngoái, Manila đã cho biết có một dự án thăm dò dầu khí với sự cộng tác của tập đoàn dầu khí hải ngoại Trung Quốc CNOOC và một công ty Canada.


Vùng này nằm ngoài vùng biển tranh chấp, và gần các mỏ dầu và khí đốt chính của Philippines, bao gồm các mỏ Malampaya, Nido, Cadlao và Matinloc./ (theoTrọng Nghĩa 03-03-2018)
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12136)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14478)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13273)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12996)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15738)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12332)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn