Đến Đà Nẵng xong, USS Carl Vinson "tập trận" cùng với Hải quân Nhật

13 Tháng Ba 20188:05 CH(Xem: 9953)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 14 MAR 2018


Biển Đông: USS Carl Vinson thao dượt cùng với Hải Quân Nhật


Thanh Phương 13-03-2018

image055

Ảnh minh họa: Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson (CVN 70) trên đường đi qua vùng Biển Hoa Đông ngày 09/03/2017 cùng với khu trục hạm Nhật JS Samidare (DD 106).AFP/US Navy/MC2 Sean M. Castellano


Theo thông báo của hải quân Mỹ ngày 13/03/2018, được tờ báo Nhật The Japan Times trích dẫn, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson vừa bắt đầu các cuộc thao dượt chung với các chiến hạm của hải quân Nhật Bản ở Biển Đông, trong đó có một trong những chiếc lớn nhất của hạm đội Nhật, chiếc khu trục hạm Ise, chở theo 3 trực thăng.


Hải quân Mỹ thông báo là cuộc thao dượt chung này là nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân của hai nước đồng minh lâu đời này. Cuộc diễn tập đã bắt đầu từ hôm Chủ nhật, khi chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và chiếc khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi ngang qua vùng Biển Đông.


Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hai chiến hạm này sẽ ở cùng một nơi trong thời gian thao dượt chung với hải quân Nhật, theo lời của phát ngôn viên cụm tàu sân bay tấn công Carl Vinson. Phát ngôn viên này cho biết là thời gian của cuộc diễn tập sẽ được thông báo sau, nhưng chắc chắn là sẽ kéo dài nhiều ngày.


Hải quân Nhật và hàng không mẫu hạm Carl Vinson đã từng thao dượt chung tại vùng tây Thái Bình Dương vào tháng 4 vừa qua và ở vùng Biển Hoa Đông tháng 3.


Cụm tàu sân bay Carl Vinson mở cuộc thao dượt chung với hải quân Nhật Bản ngay sau khi vừa kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử tại Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ghé thăm một cảng của Việt Nam./


++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Quân đội Nhật Bản duyệt binh, nhận nhiệm vụ mới từ Thủ tướng


Dân trí Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (GSDF) ngày 23/10 đã tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều phương tiện quân sự. Cũng tại sự kiện, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố giao phó cho SDF những nhiệm vụ mới ở nước ngoài trong khuôn khổ luật an ninh.


Theo Japan Today, phát biểu tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố: “Các bạn sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới theo luật. Đó là những nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình quý giá”. Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF).


Theo luật an ninh mới có hiệu lực từ tháng 3 năm nay, các nhiệm vụ của lực lượng SDF được mở rộng, bao gồm nhiệm vụ trợ giúp nhân viên Liên Hợp Quốc bị các nhóm vũ trang tấn công khi tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình.


Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF, khoảng 280 phương tiện quân sự gồm xe tăng, thiết giáp và khoảng 50 máy bay.


Chính phủ Nhật Bản đang xem xét liệu có giao nhiệm vụ mở rộng này cho đơn vị GSDF tiếp theo của nước này tới Nam Sudan để thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay không.


Một số hình ảnh trong lễ duyệt binh hôm 23/10 của GSDF:


image056

Thủ tướng Shinzo Abe tham dự lễ duyệt binh của lực lượng SDF Nhật Bản.


image057

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (áo trắng) tham dự lễ duyệt binh hôm 23/10.


image058

Thủ tướng Abe cũng đồng thời là Tổng tư lệnh Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.


image059

Thủ tướng Abe phát biểu và giao nhiệm vụ mới cho các thành viên của SDF.


image060

Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản trình diễn tại lễ duyệt binh.


image061

Khoảng 50 máy bay cùng tham gia lễ duyệt binh của SDF hôm 23/10.


image054

Các binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản diễu hành qua lễ đài.


image062

Các phương tiện quân sự phô diễn sức mạnh tại lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka hôm 23/10.


image063

Lính bộ binh thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia duyệt binh.


image064

Lực lượng không vận tham gia lễ duyệt binh thường niên ở căn cứ Asaka.


image065

Lực lượng thiết giáp tham gia duyệt binh hôm 23/10.


image066

Lực lượng nữ quân nhân của SDF duyệt binh qua lễ đài.


image067

Nhiều quan chức cấp cao, các cựu chiến binh và người dân Nhật Bản đã tới dự lễ duyệt binh ở căn cứ Asaka.


image068

Lễ duyệt binh năm nay có sự tham gia của gần 4.000 thành viên của SDF và 280 phương tiện quân sự./ Thành Đạt Ảnh & video: Reuters & CCTV


image069

Theo đặc phái viên TTXVN, vào hồi 18 giờ chiều 06/6/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì lễ đón Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trọng thị tại Nhà khách Quốc gia Akasaka (Nhà khách Chính phủ), thủ đô Tokyo - địa điểm thường được dành để đón tiếp nguyên thủ quốc gia của Chính phủ Nhật Bản.


image070

Duyệt hàng quân danh dự.


image071

Theo TTXVN, bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, tối 11/11/2017, tại Quảng trường Sông Hoài, Khu phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới, Thủ tướng Chính phủVN  Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến thăm phố cổ HỘi An và khai trương Không gian văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.


image072

Mẫu hạm trực thăng IZUMO Nhật Bản. (Vũ khí thích hợp với mặt trận Biển Đông?)
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14337)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13139)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12824)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15565)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12208)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15308)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 12951)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11580)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.